Tập đoàn nghiên cứu chì và kẽm quốc tế (ILZSG) cho biết trong tháng 10/2015, nguồn cung trên thị trường kẽm thế giới thiếu hụt 15.000 tấn. Sau khi điều chỉnh, nguồn cung cấp kẽm toàn cầu dư thừa 39.400 tấn.
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 15-04-2016
- Cập nhật : 15/04/2016
Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên giao dịch đầy biến động
Các nước sản xuất sẽ thảo luận về việc đóng băng sản lượng, nhưng giới đầu tư cho rằng việc này sẽ không giải quyết được tình trạng thừa cung.
Giá dầu ngày 14/4 giảm vào cuối phiên sau khi khá ổn định trong suốt phiên giao dịch trong bối cảnh có nhiều ý kiến khác nhau về lượng dầu lưu kho của Mỹ và phiên họp vào cuối tuần này của các nước sản xuất dầu thô chủ chốt tại Doha, Qatar.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 5/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 26 cent, tương ứng 0,6%, xuống 41,50 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 6/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 34 cent, tương đương 0,8%, xuống 43,84 USD/thùng.
Giá dầu liên tục biến động từ hôm thứ Tư 13/4 khi số liệu cho thấy những kết quả trái chiều về lượng dầu lưu kho của Mỹ. Trong khi lượng dầu lưu kho tăng mạnh, nguồn cung xăng lại giảm đáng kể và lượng dầu lưu kho tại điểm giao nhận Cushing, Oklahoma cũng giảm.
Giá dầu đã có một trong những đợt tăng giá mạnh nhất trong nhiều năm qua khi các nước ản xuất dầu thô lớn nhất thế giới bắt đầu hợp tác trong một nỗ lực thúc đẩy giá. Nhưng nhiều chuyên gia có lý do để tin rằng những nỗ lực này không mang lại kết quả và các ý kiến khá khác nhau về cách phản ứng của giá dầu trước việc này.
Arap Saudi, Nga và một số nước khác sẽ nhóm họp tại Doha, Qatar vào Chủ nhật tuần này để thảo luận về việc đóng băng sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu. Nhưng ngay cả khi thành công, thỏa thuận này có thể vẫn chưa đủ mạnh để giải quyết tình trạng thừa cung dầu thô toàn cầu khi mà nhiều nước đã đẩy sản lượng dầu lên mức cao kỷ lục và luôn giữ ổn định ở mức này trong nhiều tháng gần đây.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, thị trường dầu thô toàn cầu dự kiến sẽ dần cân bằng trong nửa cuối năm nay trong bối cảnh tăng trưởng nhu cầu dầu ổn định và nguồn cung tại một số khu vực giảm.
Tuy nhiên, cuộc hội đàm về việc đóng băng sản lượng đã giúp cải thiện tâm lý của giới đầu tư trong những tuần gần đây. Giá dầu đã tăng hơn 1/3 nhưng chủ yếu do sự biến động trong bối cảnh không rõ phiên họp của các nước sản xuất tại Doha sẽ được được những gì. Iran đã khẳng định sẽ không tham gia vào bất kỳ thỏa thuận nào khi nước này đang tìm cách tăng sản lượng lên bằng mức trước khi các lệnh trừng phạt được áp đặt.(NCĐT)
Giá vàng giảm phiên thứ 2 liên tiếp
Giá vàng phiên 14/4 giảm hơn 1% khi USD tăng ngày thứ 3 và chứng khoán toàn cầu lên cao nhất kể từ đầu năm.
Giá vàng phiên 14/4 giảm hơn 1% khi USD tăng ngày thứ 3 và chứng khoán toàn cầu lên cao nhất kể từ đầu năm.
Lúc 14h32 giờ New York (1h32 sáng ngày 15/4 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay giảm 1,3% xuống 1.226,06 USD/ounce.
Giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex giảm 1,7% xuống 1.226,5 USD/ounce.
Chủ tịch Fed Atlanta Dennis Lockhart cho biết, khả năng Anh rời khỏi EU (Brexit) sẽ là “sự kiện lớn” mặc dù việc này sẽ không cản trở được việc Fed sẽ nâng lãi suất vào tháng 6 tới.
USD tăng 0,5% so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ khi tâm lý ưa chuộng rủi ro khiến giới đầu tư giảm vị thế đối với các đồng tiền có lợi tức thấp, nhưng đà tăng của USD phần nào chững lại sau số liệu về giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 3/2016 thấp hơn dự kiến.
Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Tư 13/4 giảm 5,05 tấn xuống mức thấp nhất trong một tháng qua.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,4% xuống 16,13 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,6% xuống 989,03 USD/ounce trong khi đó giá palladium tăng 3,4% lên 561,02 USD/ounce.
Giá đồng giảm từ mức cao hai tuần
Giá đồng giảm vào ngày 14/4, nhưng giá không vượt xa khỏi gần mức cao trong hai tuần dựa vào số liệu thương mại của Trung Quốc tốt hơn dự kiến trong tuần này, trong đó dấy lên hy vọng rằng nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới chưa ổn định.
Giá đồng kỳ hạn ba tháng trên Sở giao dịch London giảm 0,1% lên 4,824 USD/tấn, sau khi tăng 1,4% trong phiên trước và chạm mức cao nhất trước đó kể từ ngày 1/ 4 tại 4.855 USD.
Giá đồng trên Sở giao dịch Thượng Hải tăng 0,8% lên 36.970 NDT/tấn (5.7001 USD/tấn).
Giá kẽm trên ShFE tăng hơn 3%, tăng thêm 5% trong phiên trước khi đặt cược rằng việc cải thiện nhu cầu sẽ vượt quá nguồn cung bấp bênh.
Doanh số bán lẻ của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 3 do các hộ gia đình cắt giảm mua xe ô tô và các mặt hàng khác, bằng chứng nữa cho thấy tăng trưởng kinh tế vấp trong quý đầu tiên.
JPMorgan Chase & Co JPM.N, ngân hàng số 1 ở Hoa Kỳ bằng tài sản, báo cáo lợi nhuận hàng quý mà kỳ vọng đứng đầu thị trường khi chi phí thấp hơn và doanh số giao dịch tốt hơn so với dự kiến đã giúp giảm bớt sự tổn thất từ mức giảm trong chi phí đầu tư của ngân hàng.
CME Group Inc CME.O sẽ đóng cửa sàn giao dịch New York của mình vào cuối năm do giao dịch máy tính tuyên bố một nạn nhân khác từ hệ thống tài chính cũ của thế giới.
Báo cáo xuất khẩu Trung Quốc tăng 11,5% tháng ba so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên tăng kể từ tháng 6 và cao hơn mức dự báo của thị trường
Giá ống đúc giao ngay của Trung Quốc tăng do các nhà máy nâng giá
Giá giao ngay của ống thép đúc cacbon trên thị trường bán lẻ Thượng Hải tiếp tục tăng trong tuần này, do giá xuất xưởng của các nhà máy đều đã cao hơn. Ngoài ra, thép tròn đặc- nguyên liệu đầu vào để sản xuất ống thép cũng lên giá.
Hôm thứ Ba, chào giá trên thị trường Thượng Hải cho ống thép loại 20# 219x6mm (GB/T 8163) từ các nhà máy ở miền đông là khoảng 3.000-3.100 NDT/tấn (463-478 USD/tấn) xuất xưởng gồm 17% VAT, so với mức giá phổ biến 2.950 NDT/tấn của tuần trước.
Các thương nhân bị buộc phải nâng chào giá để phản ánh chi phí thu mua cao hơn từ các nhà máy. Các nhà máy ống thép ở tỉnh Sơn Đông đã nâng giá xuất xưởng của họ lên thêm khoảng 100-150 NDT/tấn kể từ thứ ba tuần trước. Nhưng người mua vẫn đang đuổi theo giá giao ngay một cách chậm chạp, khi mà giá đã lên quá nhanh gần đây.
Niềm tin thị trường đã được củng cố bởi thông báo từ một vài nhà sản xuất thép tròn đặc hàng đầu ở miền đông hôm 11/4 rằng họ sẽ tăng thêm 100 NDT/tấn (15 USD/tấn) cho giá bán trong nước từ ngày 11-20/4. Giá thép tròn đặc 20# 50-130mm được sản xuất từ hai nhà máy lớn ở tỉnh Giang Tô là Zenith Steel Group và Changqiang Iron & Steel sẽ tăng thêm 100 NDT/tấn lên lần lượt 2.670 NDT/tấn và 2.620 NDT/tấn cho giữa tháng 4, xuất xưởng gồm VAT.
Cũng trong ngày thứ Hai, Huaigang Special Steel cho biết công ty có ý định sẽ tăng giá xuất xưởng thêm 100 NDT/tấn lên 2.760 NDT/tấn gồm VAT cho các sản phẩm tương tự và có hiệu lực ngay.
Theo đó, những nhà máy này đã nâng giá xuất xưởng lên tổng cộng 150-180 NDT/tấn trong tháng này, sau khi tăng 350-360 NDT/tấn hồi tháng 3 trong bối cảnh thị trường thép Trung Quốc phục hồi.
Trung Quốc cản trở giá thép thế giới hồi phục
Giá thép tại Trung Quốc gần đây hồi phục là tín hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang ổn định trở lại.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích nhận định rằng, nhu cầu tổng thể của Trung Quốc sụt giảm sẽ cản trở đà hồi phục trên thị trường thép, bởi triển vọng đầu tư mới trong những lĩnh vực tiêu thụ nhiều thép ở Trung Quốc vẫn rất mờ nhạt.
Việc các hãng sản xuất thép Trung Quốc sẽ hành động ra sao là yếu tố sống còn đối với thị trường toàn cầu – thị trường năm qua đã chật vật trong tình trạng dư thừa khi Trung Quốc tăng 20% xuất khẩu thép với giá rất rẻ.
Các hãng sản xuất thép trên toàn cầu đã rơi vào thua lỗ, trong đó có Tata Steel, hãng mới đây đã phải quyết định bán các nhà máy của mình ở Anh, gây tổn thất lớn cho tương lai của ngành sản xuất thép nước Anh. Hãng sản xuất thép Australia, Arrium mới đây cũng bị kiểm soát sản xuất sau khi liên tiếp thua lỗ, gây nguy cơ hàng ngàn công nhân nhà máy thép Whyalla thuộc bang South Australia bị mất việc làm.
Các nhà máy thép Trung Quốc bắt đầu nâng sản lượng từ tháng 3 khi nhu cầu tăng theo mùa vụ trong bối cảnh giá nhà đất tăng tại những thành phố lớn làm dấy lên hy vọng về sự hồi phục của ngành thép.
Giá trung bình các sản phẩm thép trên toàn quốc trong trong 10 ngày đầu tháng 4 đã tăng lên 2.700 Nhân dân tệ/tấn - ngang bằng mức giá một năm trước đây, trước giai đoạn sụt giảm kéo dài, theo thông tin trên MySteel.com – website báo giá thép tại Trung Quốc. Mức giá này cao hơn rất nhiều so với dưới 1.800 NDT/tấn hồi cuối năm ngoái.
Nhưng chuyên gia Tomas Gutierrez thuộc Kallanish Commodities cho rằng sự hồi phục chưa chắc sẽ kéo dài. Taị hội thảo Steel Home diễn ra tại Thượng Hải mới đây, ông cho biết: “Nguồn cung tới các thương gia bị hạn chế và tồn trữ ở mức thấp đã đẩy giá tăng lên, song nhu cầu chung vẫn không ngừng giảm.”
Những chương trình kích thích của chính phủ dành cho thị trường bất động sản đã thúc đẩy đầu tư gia tăng, song không phải ở khắp mọi nơi mà chỉ tập trung vào việc nâng cấp ở những thành phố cấp 1 – hoạt động sử dụng rất ít thép. Và giá thép sẽ không thể tăng lâu dài “cho đến khi bạn thấy đầu tư tăng ở các thành phố cấp 3 và cấp 4 – nơi tồn trữ thép đang cao nhất, bởi đến khi đó thì nhu cầu thép mới tăng,” ông Gutierrez cho biết.
Nhà phân tích Shao Chen thuộc Macquarie cũng cho rằng nếu các số liệu kinh tế vĩ mô của Trung Quốc công bố vào cuối tuần này tích cực thì chính sách nới lỏng tiền tệ – đã thúc đẩy giá nhà đất hồi phục – có thể sẽ được điều chỉnh chậm lại. Và nếu không có thêm nhiều đầu tư mới vào việc xây dựng nhà thì khả năng giá thép Trung Quốc hồi phục kéo dài là rất thấp.
Trong số những lĩnh vực khác cũng sử dụng thép thì chỉ có lĩnh vực hạ tầng cơ sở và ngành ô tô dự báo sẽ tăng đầu tư mạnh trong năm 2016, nhưng lĩnh vực ô tô vẫn phải sử dụng phần lớn là thép nhập khẩu.
Ngành thép Trung Quốc – những điều cần biết
Nhu cầu thép Trung Quốc giảm đã kéo theo sự sụt giảm giá thép trên toàn cầu trong năm vừa qua, bởi các nhà máy ở Trung Quốc giảm giá và tăng xuất khẩu để giải phóng gần 200 triệu tấn thép dư thừa.
Hậu quả là một làn sóng trượt giá lan toả khắp thế giới bởi các công ty thép trên toàn cầu đều buộc phải tham gia vào cuộc “tự sát về tài chính” khi phải nỗ lực cạnh tranh với giá thép Trung Quốc.
Chuyên gia Peter Marcus thuộc World Steel Dynamics cho biết: “Xuất khẩu thép Trung Quốc đang có dấu hiệu tăng chậm lại nhưng về cơ bản thì thị trường sẽ chứng kiến thêm một năm dư thừa và đầu tư vào sản xuất vẫn yếu,” và theo ông thì việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu là điều kiện tiên quyết để thị trường thép thế giới hồi phục.
Tuy nhiên, ngành thép Trung Quốc có lẽ sẽ không dễ dàng chấp nhận sự thất bại. Bắc Kinh có kế hoạch cắt giảm khoảng 100 triệu đến 150 triệu tấn công suất sản xuất trong vòng 5 năm tới, nhưng trên thực tế thì khối lượng cần cắt giảm phải là 200 triệu tấn.
Như vậy, kể cả thực hiện được mục tiêu trên thì công suất sản xuất thép Trung Quốc vẫn dư thừa nhiều. Ước tính tổng công suất sản xuất thép của Trung Quốc hiện khoảng 1 tỷ – 1,2 tỷ tấn/năm nếu hoạt động hết công suất.
Steel Home ước tính sản lượng thép Trung Quốc năm 2016 sẽ vào khoảng 780 triệu tấn, nhưng trong nước chỉ tiêu thụ 680 triệu tấn, tức là còn dư khoảng 100 triệu tấn cho xuất khẩu.