Giá cà phê các tỉnh Tây Nguyên tăng trở lại lên 33,4-33,8 triệu đồng/tấn. Giá Robusta sàn ICE Futures Europe London và giá Arabica sàn New York đồng loạt tăng.
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 14-04-2016
- Cập nhật : 14/04/2016
Giá dầu quay đầu giảm do hoài nghi về khả năng cắt giảm sản lượng
Phiên 13/4, cả giá dầu Brent và dầu Mỹ đều giảm sau số liệu đáng thất vọng về nguồn cung dầu thô của Mỹ
Tâm lý bi quan đang bao trùm lên triển vọng về thỏa thuận kiềm chế sản lượng của các nước sản xuất dầu thô chủ chốt.
Phiên 13/4, cả giá dầu Brent và dầu Mỹ đều giảm sau số liệu đáng thất vọng về nguồn cung dầu thô của Mỹ và thị trường lo ngại nhiều hơn về triển vọng các nước sản xuất chủ chốt đạt được thỏa thuận kiềm chế sản lượng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 5/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 41 cent, tương ứng 1%, xuống 41,76 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 6/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 51 cent, tương đương 1,1%, xuống 44,18 USD/thùng.
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, lượng dầu lưu kho của nước này trong tuần kết thúc vào 8/4 tăng 6,6 triệu thùng, cao hơn nhiều so với dự đoán tăng 1,8 triệu thùng của các nhà phân tích. Báo cáo cũng cho biết, nhập khẩu dầu thô của Mỹ tuần qua tăng trong khi nhu cầu lọc dầu giảm.
Sau khi chạm mức thấp nhất nhiều năm qua hồi đầu năm nay, giá dầu thô đã tăng trở lại do đồn đóa các nước sản xuất sẽ bắt đầu kiềm chế sản lượng nhằm giải quyết tình trạng thừa cung toàn cầu và phục hồi giá. Bằng chứng rốt cuộc cũng đã xuất hiện tại châu Mỹ Latin, châu Á và thậm chí cả Mỹ với số liệu công bố hôm thứ Tư 13/3 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy sản lượng dầu thô của nước này lần đầu tiên kể từ tháng 9/2014 giảm xuống dưới 9 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, đã xuất hiện những yếu tố không mấy lạc quan. Lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua bất ngờ tăng mạnh lên 536 triệu thùng, lập kỷ lục mới và giới đầu tư cũng hoài nghi nhiều hơn về khả năng đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng trong phiên họp ngày 17/4 tại Doha của các nước sản xuất dầu thô chủ chốt cũng như tác động tích cực của thỏa thuận này đối với giá dầu.
Iran tuyên bố sẽ không tham gia thỏa thuận cho đến khi đạt được sản lượng bằng mức trước khi các lệnh trừng phạt được áp đặt trong khi sản lượng dầu thô của Iraq và Nga trong tháng 3 lập kỷ lục mới.
Morgan Stanley cho biết, phiên họp tại Doha vào ngày 17/4 tới đây đang chi phí tâm lý thị trường và sẽ tiếp tục kéo dài đến hết tuần này. Nhưng ngay cả khi đạt được thỏa thuận, tác động đến giá dầu cũng rất hạn chế.
Trong khi đó, theo báo cáo hàng tháng của OPEC, sản lượng dầu thô của khối này trong tháng 3/2016 tăng 15.000 thùng lên 32,25 triệu thùng, chủ yếu do sản lượng của Iran tăng mạnh, trong khi sản lượng dầu thô toàn cầu dường như đang giảm nhanh hơn dự đoán do giá dầu lao dốc trong 2 năm qua.
Giá vàng rơi khỏi đỉnh 3 tuần do USD, chứng khoán mạnh lên
Giá vàng phiên 13/4 giảm khi USD lên cao nhất 2 tuần so với euro và thị trường chứng khoán tăng điểm khi lo ngại về kinh tế Trung Quốc lắng dịu.
Giá vàng phiên 13/4 giảm khi USD lên cao nhất 2 tuần so với euro và thị trường chứng khoán tăng điểm khi lo ngại về kinh tế Trung Quốc lắng dịu.
Lúc 13h58 giờ New York (12h58 ngày 14/4 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay giảm 0,7% xuống 1.246,9 USD/ounce.
Giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex giảm 1% xuống 1.248,3 USD/ounce.
USD tăng 0,9% so với các đồng tiền trong giỏ tiền tệ trong khi thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm sau số liệu thương mại tích cực khiến giới đầu tư bớt lo ngại về nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,9% lên 16,31 USD/ounce, cao nhất nhất 5 tháng rưỡi qua.
Việc các quỹ ETF bạc ồ ạt mua vào cho thấy nhu cầu của giới đầu tư đối với kim loại này đang lên cao. Lượng bạc nắm giữ của các quỹ ETF mà Reuters theo dõi tăng thêm 946 tấn kể từ đầu năm đến nay.
Giá bạch kim cũng tăng 0,3% lên 999,01 USD/ounce trong khi giá palladium giảm 0,4% xuống 542,15 USD/ounce.
Trung Quốc thúc giục EU điều chỉnh sai phạm trong các cuộc điều tra AD
Trung Quốc đã hối thúc Ủy Ban Châu Âu điều chỉnh những lỗi sai trong cuộc điều tra chống bán phá giá của mình, sau quyết định của Tòa án Châu Âu hôm 7/4 rằng thuế chống bán phá giá áp lên nhà sản xuất ống đúc Hubei Xinyegang Steel Co là bất hợp pháp.
Một thông báo được công bố hôm 11/4 bởi Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) nói rằng Ủy ban Châu Âu đã lạm dùng quyền được tự do làm theo ý mình và áp dụng sai luật trong suốt các cuộc điều tra của cơ quan này, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của các doanh nghiệp Trung Quốc.
MOC trích dẫn vụ kiện mới nhất đối với HRC của Trung Quốc, và phát biểu rằng “như một thành viên quan trọng của WTO, EU nên tông trọng nghiêm ngặt những quy định thương mại thế giới, và rút ra bài học từ quyết định tòa án này”. Như Platts đã đưa tin, hồi tháng 2, Ủy ban Châu Âu đã mở các cuộc điều tra chống bán phá giá nhắm tới thép tấm dày, HRC và ống đúc nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tòa án Châu Âu đã ra quyết định hôm 7/4 rằng các cuộc điều tra chống bán phá giá của EU đối với ống đúc từ nhà máy Hubei Xinyegang Steel là không đủ và do đó các biện pháp thương mại kế tiếp là bất hợp pháp. “EU nên tuân thủ các quy định của WTO và tránh những vi phạm như vậy trong tương lai”, MOC phát biểu hôm thứ Hai.
Hầu hết các đối tác Trung Quốc của nhà máy Xinyegang đã bị ảnh hưởng bởi vụ kiện chống bán phá giá của EU với mức thuế lên tới 39.2% kể từ năm 2009. Hồi năm 2015, EU đã quyết định sẽ gia hạn thuế thêm 5 năm nữa cho ống đúc có đường kính lên tới 406.4mm từ Trung Quốc.
ISA: Sản lượng thép thô của Trung Quốc giảm 1,87% vào cuối tháng 3
Sản lượng thép thô tại 94 nhà máy thép được khảo sát bởi Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc đạt trung bình 1,63 triệu tấn/ngày trong 10 ngày cuối tháng 3, giảm 1,87% so với mức bình quân của giữa tháng. Hiệp hội cũng ước tính tổng sản lượng hàng ngày từ tất cả các nhà máy trên cả nước đạt 2,12 triệu tấn/ngày từ ngày 21-31/3, giảm 1,91% so với giữa tháng 3.
Tính thêm sản lượng hàng ngày của 10 nhà máy thành viên khác mà không thể nộp số liệu đúng hẹn, CISA báo cáo sản lượng cho tất cả 104 thành viên đạt trung bình 1,69 triệu tấn/ngày trong thời gian đó, giảm 1,73% so với giữa tháng 3.
Các chuyên gia thị trường hoài nghi về khả năng sản lượng sụt giảm hồi cuối tháng 3 vì nhiều nhà máy hơn tham gia vào làn sóng này nhằm tăng cường sản lượng nhờ sự phục hồi mạnh của giá suốt tháng 3 và một số đã tăng công suất hoạt động. Một nhà phân tích ở Thượng Hải cho rằng có lẽ CISA đã ước tính quá cao sản lượng hồi đầu và giữa tháng 3 nên sau đó phải điều chỉnh giảm bớt cho cuối tháng để giữ số liệu phù hợp với Tổng Cục Thống kê quốc gia.
Sự phục hồi mạnh về giá ở cả trong và ngoài nước sẽ thúc giục nhiều nhà máy hơn khôi phục hoạt động trong tương lai và sản lượng có thể sẽ tiếp tục tăng trong tháng này. Tuy nhiên, những nhà máy mà không thể có được tính dụng thì đành phải ngưng hoạt động.
Giá tăng đã giúp thúc đẩy nhu cầu và tồn kho giảm tại các nhà máy. Tính đến cuối tháng 3, tồn kho thép tại 94 nhà máy thành viên thuộc CISA còn tổng cộng 12,1 triệu tấn, giảm 12,67% so với ngày 20/3.
Giá thép tại Thượng Hải ngày 12/4 tăng lên mức cao nhất 10 tháng
Giá quặng sắt giao ngay tăng gần 5%, lên mức cao nhất 3 tuần; Nhu cầu quặng sắt từ các nhà máy thép Trung Quốc hồi phục mạnh mẽ.
Giá thép kỳ hạn tại Thượng Hải tăng lên mức cao mới 10 tháng hôm thứ ba (12/4), do nguồn cung thắt chặt, bởi nhu cầu mùa vụ tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – tăng mạnh.
Sự gia tăng giá thép đã thúc đẩy lợi nhuận của các nhà sản xuất thép Trung Quốc, khiến họ mua nhiều nguyên vật liệu. Giá quặng sắt tăng gần 5%, lên mức cao đỉnh điểm 3 tuần hôm thứ hai (11/4) và có thể tăng kéo dài,
“Nhu cầu quặng sắt từ các nhà máy thép hồi phục mạnh mẽ, do lợi nhuận được cải thiện đáng kể”, nhà phân tích tại ngân hàng ANZ cho biết.
Giá thanh cốt thép giao kỳ hạn tháng 10 tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đạt mức cao 2.328 NDT/tấn trong phiên giao dịch, mức cao nhất kể từ 12/6/2015. Giá thanh cốt thép tăng 1,6%, lên 2.298 NDT/tấn, sau khi tăng 4,8% phiên hôm thứ hai (11/4).
Hoạt động xây dựng tăng mạnh đến tháng 5, đã thúc đẩy nhu cầu thép tại Trung Quốc, khiến các nhà máy thép hồi phục từ mức lỗ đầu năm nay.
Các nhà máy thép Trung Quốc lớn báo cáo mức lỗ 11,4 tỉ NDT trong 2 tháng đầu năm 2016, Hiệp hội sắt và thép Trung Quốc cho biết.
Trong khi đó, các nhà máy thép tại khu vực Đường Sơn Trung Quốc được yêu cầu cắt giảm lượng khí thải ít nhất 50% trong thời gian diễn ra triển lãm làm vườn Đường Sơn, từ 29/4 đến 16/10. Các nhà máy thép đã thúc đẩy sản xuất trước khi bắt buộc cắt giảm sản lượng và thu lợi từ giá thép tăng, nâng nhu cầu đối với quặng sắt, Commonwealth Bank of Australia cho bieets.
Gía quặng sắt giao ngay sang cảng Thiên Tân Trung Quốc tăng 4,9%, lên 55,9 USD/tấn hôm thứ hai (11/4), mức cao nhất kể từ ngày 23/3, The Steel Index (TSI) cho biết.
Trong khi hoạt động thị trường quặng sắt tương đối hạn chế, giá thầu đối với các lô hàng sẵn có tăng do giá thép tăng, TSI cho biết, thêm vào đó là giá quặng sắt dự trữ tại các cảng của Trung Quốc tăng 15 NDT/tấn.
Giá quặng sắt giao ngay, phiếu benchmark tăng 8% từ mức đáy 51,7 USD/tấn hôm 15/3 và có thể tăng cùng với giá quặng sắt kỳ hạn.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên, giá quặng sắt giao kỳ hạn tháng 9 tăng 3,1%, lên 398,5 NDT/tấn.