Giá cà phê các tỉnh Tây Nguyên giảm xuống 34-34,6 triệu đồng/tấn. Giá Robusta sàn ICE Futures Europe London và giá Arabica sàn New York đồng loạt giảm.
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 30-07-2016
- Cập nhật : 30/07/2016
Giá dầu Mỹ hồi phục sau khi chạm thị trường giá xuống
Thừa cung xăng, sản lượng dầu của OPEC đi lên và dấu hiệu cho thấy sản lượng dầu của Mỹ tăng trở lại đang gây áp lực lên thị trường.
Giá dầu Mỹ phiên 29/7 hồi phục sau khi rơi xuống thị trường giá giảm, nhưng giá dầu Brent vẫn giảm khi thị trường bị phân chia bởi người săn tìm hàng giảm giá và mối lo ngại về tình trạng thừa cung.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 9/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 46 cent, tương ứng 1,1%, lên 41,60 USD/thùng.
Trong khi đó, vào ngày đáo hạn, giá dầu Brent giao tháng 9/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 24 cent, tương đương 0,6%, xuống 42,46 USD/thùng, ghi nhận mức giảm lớn nhất kể từ tháng 12/2015.
Giá dầu Brent giao tháng 10/2016 tăng 30 cent lên 43,53 USD/thùng, sau khi chạm 42,52 USD/thùng, thấp nhất kể từ 19/4.
USD phiên 29/7 giảm - Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, mất 1,3%, phần nào hỗ trợ giá dầu. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư cũng dừng đặt cược giá dầu giảm bằng cách mua vào, chốt lời sau đợt giảm gần đây đồng thời rút khỏi thị trường để nghỉ cuối tuần, theo các nhà phân tích và giới thương nhân.
Thị trường dầu thô liên tục giảm trong thời gian gần đây do tình trạng thừa cung xăng toàn cầu, dấu hiệu cho thấy sản lượng dầu thô của Mỹ tăng và sản lượng dầu của OPEC đi lên. Cả thị trường dầu Brent và WTI chốt tháng 7 đều ghi nhận tháng tồi tệ nhất kể từ năm ngoái.
Giá dầu Mỹ giảm 6,73 USD/thùng, hay 14%, ghi nhận tháng hoạt động yếu kém nhất kể từ tháng 7/2015 trong khi giá dầu Brent giảm 7,22 USD/thùng, tương ứng 15%, đánh dấu tháng yếu kém nhất kể từ tháng 12/2015.
Thị trường dầu thô chịu tác động mạnh khi nguồn cung xăng của Mỹ trong tuần kết thúc vào 22/7 bất ngờ tăng 452.000 thùng lên 241,5 triệu thùng.
Bên cạnh đó, giá dầu cũng mất sự hỗ trợ từ việc gián đoạn nguồn cung, kể cả từ Canada do cháy rừng, cuộc đình công của công nhân dầu khí tại Kuwait và các cuộc tấn công quân sự vào cơ sở dầu mỏ tại Nigeria, khi các sự kiện này hoặc hồi phục hoặc được giải quyết.
Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ có thể tăng trong những tháng tới. Theo số liệu của Baker Hughes, số giàn khoan của Mỹ trong tuần kết thúc vào 29/7 tăng 3 giàn lên 374 giàn, ghi nhận 8 tuần tăng trong 9 tuần vừa qua.
Trong một diễn biến khác, sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng 6/2016 tăng 264.000 thùng/ngày lên 32,86 triệu thùng/ngày. Đà tăng sản lượng dầu toàn cầu có thể khiến giá dầu rơi xuống mức 35 USD/thùng vào cuối năm nay, theo dự đoán của giới đầu tư.(NCĐT)
Giá vàng lên đỉnh 3 tuần sau số liệu GDP của Mỹ gây thất vọng
Giá vàng phiên 29/7 lên cao nhất 3 tuần khi kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm hơn dự đoán, gây áp lực lên USD.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết, tăng trưởng GDP của nước này trong quý II/2016 chỉ đạt 1,2%, thấp hơn nhiều so với ước tính 2,6% của các nhà kinh tế học.
Lúc 14h59 giờ New York (1h59 sáng ngày 30/7 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 1,4% lên 1.353,44 USD/ounce. Trong phiên có lúc giá chạm 1/353,9 USD/ounce sau khi số liệu GDP của Mỹ được công bố.
Giá vàng giao tháng 8/2016 trên sàn Comex tăng 1,3% lên 1.349 USD/ounce.
Trong phiên họp chính sách tuần này, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất nhưng để ngỏ khả năng nâng lãi suất vào tháng 9 tới.
USD phiên 29/7 giảm 1,2% so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ.
Đồng bạc xanh giảm một phần cũng do yên Nhật tăng giá sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) không gây được ấn tượng với nhà đầu tư khi tăng cường kích thích tiền tệ thông qua mức tăng khiêm tốn việc mua vào của các quỹ ETF.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,9% lên 20,33 USD/ounce, giá bạch kim tăng 2,7% lên 1.157,6 USD/ounce và giá palladium tăng 2,7% lên 713,9 USD/ounce.(NCĐT)
Xuất khẩu CRC tháng 6 của Trung Quốc tăng, nhưng triển vọng mù mịt
Theo số liệu mới nhất từ Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu thép cuộn và tấm cán nguội trong tháng 6 tăng 46% so với tháng 5 và chạm mốc cao thứ 2 tính cho tới năm này sau 430.196 tấn của tháng 1. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu tháng 6 vẫn còn thấp hơn 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thép cuộn và tấm cán nguội đạt tổng cộng 1,84 triệu tấn, giảm 40% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ giảm đã tăng từ 30% của 5 tháng đầu năm.
Xuất khẩu tháng 6 gia tăng không gây ngạc nhiên cho thị trường vì hầu hết đơn hàng được đặt mua trong tháng 4 khi giá Trung Quốc được hỗ trợ mạnh mẽ bởi sức mua ở nước ngoài. Tuy nhiên, không có nhà xuất khẩu nào tin rằng CRC xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian dài. Thực vậy, đa số đều dự báo khối lượng xuất khẩu giảm đáng kể trong tháng 7 và 8 do đơn hàng được ký kết thu hẹp lại trong tháng 5 và 6.
Một số thương nhân cho biết các giao dịch cho CRC Trung Quốc đã cải thiện nhẹ trong tháng này, nhưng than thở sự thật là chào giá của các nhà máy đã và đang tăng một cách đồng nhất trong những ngày này- điều này làm cho các cuộc thương lượng với khách hàng trở nên khó khăn.
Một trong các thương nhân cho biết do mâu thuẫn thương mại toàn cầu gia tăng đối với CRC của Trung Quốc nên việc xuất khẩu các mặt hàng năm nay chắc chắn sẽ giảm so với năm ngoái, dù giá có chuyển biến thế nào.
Theo định giá của Platts, sau khi giảm 127,5 USD/tấn tức 25% trong tháng 5 và 6 thì giá xuất khẩu cho SPCC 1.0mm CRC đã phục hồi 15 USD/tấn tức 4% kể từ đầu tháng 7 và đạt 390-395 USD/tấn FOB tính tới ngày 26/7.(ST)
Giá phôi thanh CIS ổn định do nhà máy không có cơ hội tăng giá
Phôi thanh Biển Đen phôi thép đã đạt đến mức cao trong nửa cuối tháng Bảy, sau nhiều tháng biến động mạnh, trong khi các nhà máy có thể đang âm thầm cân nhắc tăng giá.
Các nhà sản xuất CIS đang muốn tăng giá lên nhưng họ đã không thể xác nhận bất kỳ thành công cho đến nay. "Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ cố gắng để nâng [giá] lên," một nhà máy ở Ukraine cho biết. Một nhà sản xuất Ukraina khác nói rằng gói thầu tiếp theo trong hy vọng một sự cải thiện thị trường đáng kể. Tại Nga, một nhà sản xuất thép cho biết không thấy bất kỳ sự gia tăng giá cả nào, với phôi thép vẫn trong phạm vi 320-325usd/tấn FOB Biển Đen.
Một thương nhân cho biết về một tin đồn nói rằngmột nhà máy Ukraine đã thành công khi bán được một lượng không xác định ở mức 326-328usd/tấn FOB. Nhà máy này đã không xác nhận một thỏa thuận như vậy khi được hỏi. Một thương nhân khác cho rằng giá cao hơn đối với phôi nguồn gốc CIS có thể được chấp nhận nếu giá cao hơn của Trung Quốc duy trì. Ông cho hay mức tăng 10usd/ tấn, từ Trung Quốc, lên con số 335usd/tấn CIF Thổ Nhĩ Kỳ, giao tháng Chín, cập cảng tháng Mười.
"Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ trả hơn 5usd/tấn cho CIS", thương nhân này cho biết. Điều đó có nghĩa là người mua Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sẵn sàng chấp nhận 340usd/tấn CIF, hoặc 325-330usd/tấn FOB Biển Đen. Một số nguồn tin khác lập luận tuy nhiên đó phôi thanh Trung Quốc chỉ di chuyển trong phạm vi bình thường của nó là 15usd/tấn và đã giảm xuống lại.
Các nhà máy CIS đang "duy trì với chỉ có một thị trường không lành mạnh: Ai Cập", một thương nhân Ai Cập nhận xét. "Ai Cập đang phải chịu đựng tình trạng thiếu USD tồi tệ nhất trong nhiều tháng", thương nhân này cho biết, nói rằng các thương nhân sẽ bận rộn bán khối lượng lớn các nguồn cung đã được đặt đến người dùng cuối ở Ai Cập chứ không đặt đơn hàng mới. "Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không mua phôi thanh," ông kết luận.
Platts định giá phôi thanh hàng ngày tại 320usd/tấn FOB Biển Đen vào Thứ Tư, ổn định trong ngày.(ST)
Giá thép cuộn trơn Châu Á tăng do thị trường Trung Quốc phục hồi
Giá cuộn trơn giao ngay ở Châu Á phục hồi trong tuần này vì người mua tỏ ra quan tâm hơn tới việc đặt hàng do thị trường Trung Quốc tăng và chào giá cao hơn của các nhà máy. Hôm 27/7, Platts định giá thép dây dạng lưới đường kính 6.5mm ở mức 339-341 USD/tấn FOB, tăng 15 USD/tấn so với 1 tuần trước đó.
Chào giá của nhà máy đã tăng lên khoảng 5 USD/tấn hôm thứ Tư, vì giá thép giao kỳ hạn phục hồi đã hỗ trợ cho thị trường giao ngay. Một số nhà máy xuất khẩu lớn ở miền bắc chào giá 345 USD/tấn FOB.
Một thương nhân đưa ra giá hỏi mua 347 USD/tấn CFR TP.HCM (tương đương 339 USD/tấn FOB phí vận chuyển 8 USD/tấn), thừa nhận rằng việc chốt được giao dịch ở mức giá này hiện nay là không thể trừ phi là bán khống. Nhưng các thương nhân không muốn mạo hiểm bán khống bây giờ trong một thị trường bất ổn như vậy, vì giá trong nước cao hơn đồng nghĩa với khả năng mức lỗ có thể gia tăng.
Một thương nhân khác cho biết giá hỏi mua cao nhất mà ông nghe nói từ người mua Việt Nam là 345 USD/tấn CFR TP.HCM tức 337 USD/tấn FOB. Nhưng không có giá hỏi mua hay giao dịch nào được nghe nói thực hiện trong ngày thứ Tư sau khi các nhà máy đã nâng chào giá lên. Một thương nhân khác ở miền đông cho biết ông đã nâng chào giá lên 355 USD/tấn CFR TP.HCM (tức 347 USD/tấn FOB), mặc dù không có khách hàng nào chấp nhận mức giá cao này vào lúc này.
Cũng trong ngày 27/7, Jiujiang Iron & Steel, một nhà xuất khẩu ở tỉnh Hà Bắc đã nâng giá niêm yết cho thép dây hàng tuần ở trong nước thêm 135 NDT/tấn (20 USD/tấn) lên 2.285 NDT/tấn (342 USD/tấn) xuất xưởng gồm VAT.
Tại thị trường giao ngay Thượng Hải hôm 20/7, cuộn trơn Q195 đường kính 6.5mm được định giá 2.420-2.450 NDT/tấn (363-367 USD/tấn) xuất xưởng gồm VAT, tăng 120-150 NDT/tấn (18-22 USD/tấn) so với tuần trước đó.