tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Thị trường hàng hóa Thế giới tháng 7: Giá dầu giảm, kim loại tăng

  • Cập nhật : 31/07/2016
Tháng 7 chứng kiến sự sụt giảm khá mạnh của giá dầu. Trái lại, cả kim loại quý và kim loại công nghiệp đều tăng giá.

Giá dầu đảo chiều tăng vào phiên cuố tháng khi đồng USD suy giảm, nhưng tính chung cả tháng dầu vẫn giảm giá mạnh do lo ngại kéo dài về tình trạng dư cung dầu và các sản phẩm tinh chế.
Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, mất 1,3% trong phiên cuối tháng đã phần nào hỗ trợ giá dầu. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư cũng dừng đặt cược giá dầu giảm bằng cách mua vào, chốt lời sau đợt giảm gần đây đồng thời rút khỏi thị trường để nghỉ cuối tuần, theo các nhà phân tích và giới thương nhân.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 9 trên sàn New York tăng 46 US cent (tương ứng 1,1%) lên 41,60 USD/thùng. Tuy nhiên tính chung trong tuần qua dầu WTI vẫn mất 5,9% giá trị, còn tính cả tháng 7 giảm 13,9%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2015. Như vậy, dầu WTI đã giảm giá tháng thứ 3 trong 7 tháng đầu năm 2016. Hiện giá dầu WTI đang giảm 19% so với mức cao nhất được thiết lập trong tháng 6/2016 tại 51,23 USD/thùng, qua đó cho thấy giá dầu WTI đang rơi vào xu hướng giảm kéo dài.
Trên thị trường London, dầu Brent kỳ hạn giao tháng 9 phiên giao dịch cuối tháng giảm 24 US cent (tương ứng 0,6%) xuống 42,46 USD/thùng. Hợp đồng kỳ hạn này đáo hạn vào thời điểm khép phiên ngày thứ Sáu. Hợp đồng dầu Brent giao tháng 10 cùng phiên tăng 30 US cent (tương ứng 0,7%) lên 43,53 USD/thùng. Tuy nhiên, tính chung tháng 7, giá dầu Brent đã mất hơn 12%.
Trên thị trường châu Á, giá dầu kết thúc tháng 7 ở mức thấp nhất kể từ tháng 4/2016 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại làm tình trạng dư cung dầu thô và các sản phẩm lọc dầu ngày càng nghiêm trọng hơn.
Chiều 29/7, tại thị trường Singapore, giá dầu thô Brent biển Bắc giao tháng 9/2016 được giao dịch ở mức 42,42 USD/thùng, giảm 28 US cent (tương đương 0,7%) so với mức giá đóng cửa của ngày 28/7, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2016. Trong khi đó, giá dầu WTI giao cùng kỳ hạn cũng giảm 27 US cent (tương đương 0,7%) xuống mức 40,87 USD/thùng, thấp hơn mức 41 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng Tư. Giá dầu thô của tất cả hợp đồng giao dịch tại châu Á hiện giảm khoảng 20% kể từ mức cao hồi tháng Sáu. Do các nhà máy lọc dầu sản xuất quá nhiều nhiên liệu từ dầu thô giá rẻ, lợi nhuận ở thị trường Mỹ, châu Âu và châu Á giảm mạnh trong năm 2016, làm giảm thu nhập của các nhà sản xuất dầu như Royal Dtuch Shell, khiến họ công bố kết quả kinh doanh quý 2gây thất vọng.
Cũng trong phiên giao dịch cuối tháng, hợp đồng xăng giao tháng 8 trên sàn New York tiến 1,5 US cent (tương ứng 1,1%) lên 1,321 USD/gallon, nhưng vẫn sụt 12% trong tháng qua. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 8 tăng gần 0,5 US cent lên 1,276 USD/gallon. Dù vậy hợp đồng này vẫn lao dốc hơn 14% trong tháng 7/2016. Được biết, các hợp đồng tháng 8 đáo hạn vào thời điểm khép phiên ngày thứ Sáu.
Thị trường tiếp tục lo ngại về tình trạng dư cung xăng toàn cầu, cũng như các dấu hiệu cho thấy sản lượng dầu tại Mỹ và các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang tăng cao. Thị trường dầu thô chịu tác động mạnh khi nguồn cung xăng của Mỹ trong tuần kết thúc vào 22/7 bất ngờ tăng 452.000 thùng lên 241,5 triệu thùng. Số liệu từ Baker Hughes cho thấy số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ tăng 3 giàn lên 374 giàn, qua đó đánh dấu 5 tuần leo dốc liên tiếp.
Mặc dù đang có một số yếu tố hỗ trợ giá dầu, như việc gián đoạn nguồn cung ở một số nơi, kể cả từ Canada do cháy rừng, cuộc đình công của công nhân dầu khí tại Kuwait và các cuộc tấn công quân sự vào cơ sở dầu mỏ tại Nigeria, khi các sự kiện này hoặc hồi phục hoặc được giải quyết, song thị trường vẫn đang chịu áp lực từ sự dư cung. Sản lượng dầu thô của Mỹ có thể tăng trong những tháng tới. Theo nhà phân tích Jason Gammel của ngân hàng đầu tư Jefferies, lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất dầu vẫn có xu hướng giảm và đây có vẻ là một tín hiệu cho thấy rõ các thị trường sản phẩm lọc dầu ở khu vực Đại Tây Dương đang trong tình trạng dư cung.
Theo số liệu của Baker Hughes, số giàn khoan của Mỹ trong tuần kết thúc vào 29/7 tăng 3 giàn lên 374 giàn, ghi nhận 8 tuần tăng trong 9 tuần vừa qua. Sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng 6/2016 tăng 264.000 thùng/ngày lên 32,86 triệu thùng/ngày. Đà tăng sản lượng dầu toàn cầu có thể khiến giá dầu rơi xuống mức 35 USD/thùng vào cuối năm nay, theo dự đoán của giới đầu tư.
Với khí thiên nhiên, hợp đồng kỳ hạn giao tháng 9 tăng gần 0,5 US cent lên 2,876 USD/MMBtu trong phiên cuối tháng sau khi leo dốc 8% trong phiên trước đó. Song tính chung cả tháng qua, hợp đồng này đã hạ 1,6%.

Kim loại quý
Phiên giao dịch cuối tháng, giá vàng tăng do USD giảm. Vàng giao ngay giá tăng 1,4% lên 1.353,44 USD/ounce. Trong phiên có lúc giá chạm 1/353,9 USD/ounce sau khi số liệu GDP của Mỹ được công bố. Vàng giao tháng 8/2016 trên sàn Comex (New York) tăng 1,3% lên 1.349 USD/ounce, giao tháng 12 tăng 16,30 USD (tương ứng 1,2%) lên 1.357,50 USD/oz, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 08/07/2016.
Tính chung cả tuần qua, vàng tăng giá 2,6%, còn trong tháng 7 giá tăng 3%. Giá vàng đã tăng tháng thứ 6 trong 7 tháng đầu năm 2016.
Trong phiên họp chính sách tuần này, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất nhưng để ngỏ khả năng nâng lãi suất vào tháng 9 tới. Bộ Thương mại Mỹ cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng ở mức 1,2% trong quý 2/2016, thấp hơn nhiều so với mức thăm dò trước đó là 2,6%. Điều này khiến USD giảm giá mạnh, giảm 1,2% trong phiên vừa qua và giảm 1,8% tính chung trong cả tuần qua.
Quyết định giữ nguyên lãi suất và chương trình mua trái phiếu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) trong ngày thứ Sáu đã làm cả thị trường thất vọng đồng thời làm càng khiến cho đồng bạc xanh giảm so với đồng JPY.
USD phiên 29/7 giảm 1,2% so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ.
Đồng bạc xanh giảm một phần cũng do yên Nhật tăng giá sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) không gây được ấn tượng với nhà đầu tư khi tăng cường kích thích tiền tệ thông qua mức tăng khiêm tốn việc mua vào của các quỹ ETF.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,9% lên 20,33 USD/ounce, giá bạch kim tăng 2,7% lên 1.157,6 USD/ounce và giá palladium tăng 2,7% lên 713,9 USD/ounce.

Kim loại công nghiệp
Giá nickel đã giảm trong phiên cuối tháng nhưng tính chung cả tháng 7 vẫn tăng hơn 11% do Philippinnes đóng cửa một số mỏ trong chiến dịch chống ô nhiễm môi trường, trong khi giá đồng cũng tăng nhẹ 1% trong tháng.
Quặng sắt kết thúc tháng 7 ở mức cao kỷ lục 12 tuần, gần 60 USD/tấn, và đây là tháng tăng giá thứ 2 liên tiếp do thị trường thép Trung Quốc sôi động trở lại.
Quặng sắt giao ngay tại cảng Thiên Tân (Trung Quốc) tăng 9,2% trong tháng 7, đạt 59,20 USD/tấn.
Quặng sắt giao tháng 9 tại Sàn giao dịch Đại Liên (TQ) tăng lên 477 NDT (72 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ 25/4 trước khi kết thúc tháng ở 461 NDT.
Trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giá thép thanh dùng trong xây dựng giảm 2% trong phiên cuối tháng, xuống 2.412 NDT/tấn, từ mức cao nhất 1-1/2 tuần 2.503 NDT phiên 28/7.

Cà phê
Giá cà phê tiếp tục tăng trong phiên giao dịch cuối tháng, với robusta tại London tăng 33-35 USD/tấn so với phiên trước đó, trong khi arabica tại New York tăng 4,05-4,15 US cent/lb, nhưng tính chung cả tháng giá gần như không thay đổi.
Nhà phân tích Brazil Safras & Mercado - từng dự báo sản lượng cà phê của Brazil niên vụ 2016-2017 đạt 54,9 triệu bao, trong đó 42,8 triệu bao Arabica và 12,1 triệu bao Robusta - cho biết, tính đến thứ Ba 26/7, đã có 70% diện tích cà phê của Brazil được thu hoạch.
Như thông báo từ trước, Cơ quan Cung cấp Mùa vụ Brazil Conab đã tiến hành bán đấu giá 67.000 bao cà phê Arabica lưu kho, và thông báo sẽ tổ chức các phiên đấu giá 2 tuần/lần trong thời gian còn lại của năm nhằm bán 827.666 bao trong số 1,37 triệu bao cà phê lưu kho chính phủ.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 30/6

Giá 30/7

Giá 30/7 so với 29/7

Giá 30/7 so với 29/7 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

48,57

41,60

+0,46

+1,12%

Dầu Brent

USD/thùng

49,68

42,46

-0,24

-0,56%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

30.630,00

26.420,00

-180,00

-0,68%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,94

2,88

+0,00

+0,10%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

150,54

132,10

+1,48

+1,13%

Dầu đốt

US cent/gallon

149,78

130,75

+0,83

+0,64%

Dầu khí

USD/tấn

442,75

377,25

-2,50

-0,66%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

43.630,00

38.650,00

-150,00

-0,39%

Vàng New York

USD/ounce

1.328,80

1.357,50

+16,30

+1,22%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.370,00

4.423,00

-2,00

-0,05%

Bạc New York

USD/ounce

18,94

20,39

+0,19

+0,96%

Bạc TOCOM

JPY/g

62,20

66,60

-0,10

-0,15%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

1.026,70

1.148,58

+14,48

+1,28%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

599,70

710,18

+11,68

+1,67%

Đồng New York

US cent/lb

218,65

222,15

+1,25

+0,57%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

4.845,00

4.925,00

+28,50

+0,58%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.649,00

1.644,00

+35,00

+2,18%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.104,50

2.243,00

+38,00

+1,72%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

17.050,00

17.850,00

+75,00

+0,42%

Ngô

US cent/bushel

365,50

342,75

+4,00

+1,18%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

443,00

407,75

-2,50

-0,61%

Lúa mạch

US cent/bushel

201,50

199,25

+2,00

+1,01%

Gạo thô

USD/cwt

10,72

9,94

+0,17

+1,74%

Đậu tương

US cent/bushel

1.151,00

1.003,00

+25,00

+2,56%

Khô đậu tương

USD/tấn

399,80

347,70

+6,90

+2,02%

Dầu đậu tương

US cent/lb

32,22

30,85

+0,87

+2,90%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

495,70

453,90

+2,70

+0,60%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.963,00

2.835,00

-15,00

-0,53%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

145,65

146,20

+4,05

+2,85%

Đường thô

US cent/lb

20,33

19,05

+0,25

+1,33%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

177,20

174,65

-5,15

-2,86%

Bông

US cent/lb

64,63

74,04

+1,00

+1,37%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

307,70

318,40

-7,30

-2,24%

Cao su TOCOM

JPY/kg

155,00

152,70

-0,30

-0,20%

Ethanol CME

USD/gallon

1,60

1,42

0,00

-0,21%

 

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg/Vinanet

Trở về

Bài cùng chuyên mục