Giá dầu thế giới giảm trở lại 1% trong sáng nay (28/1/2016 - giờ Việt Nam) sau khi đã tăng tới 3% trong phiên hôm qua sau khi Nga nhóm họp với các nước OPEC để bàn giải pháp kiểm soát tình trạng dư cung hiện nay.
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 11-05-2016
- Cập nhật : 11/05/2016
Giá dầu tăng khi lo ngại về thừa cung lắng dịu
Giá dầu phiên 10/5 tăng do đồn đoán sự gián đoạn nguồn cung từ Canada đến Nigeria sẽ giúp kéo giảm tình trạng thừa cung toàn cầu.
Giá dầu phiên 10/5 tăng do đồn đoán sự gián đoạn nguồn cung từ Canada đến Nigeria sẽ giúp kéo giảm tình trạng thừa cung toàn cầu.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 6/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 1,22 USD, tương ứng 2,8%, lên 44,66 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,89 USD, tương đương 4,3%, lên 45,52 USD/thùng.
Cháy rừng tại tỉnh Alberta của Canada đã khiến sản lượng dầu thô của nước này giảm 1,6 triệu thùng/ngày - tương đương 1% nguồn cung toàn cầu, theo số liệu của hãng tư vẫn Energy Aspects.
Sự gián đoạn nguồn cung tại một số khu vực đã giúp kéo giảm sản lượng dầu thô, làm tăng đồn đoán tình trạng thừa cung toàn cầu có thể giảm.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng những sự gián đoạn này chỉ mang tính nhất thời và nguồn cung sẽ sớm tăng trở lại. Hơn nữa, Công ty Dầu mỏ Quốc gia Arab Saudi (Aramco) hôm thứ Ba 10/3 cho biết đang có kế hoạch tăng sản lượng trong năm nay khi cho rằng nhu cầu dầu thô toàn cầu sẽ tăng thêm 1,2 triệu thùng/ngày.
Các nhà phân tích và giới đầu tư cũng dự đoán lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới.
Hôm thứ Ba 10/5, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho biết, theo số liệu của Viện, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 6/5 tăng 3,4 triệu thùng, nguồn cung xăng tăng 271.000 thùng trong khi dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 1,4 triệu thùng.
Trong khi đó, trong báo cáo ra hôm thứ Ba 10/5, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã nâng dự báo giá dầu WTI lên 50,65 USD/thùng, tăng 25% so với dự báo trước đó.
EIA cũng nâng dự báo về sản lượng dầu thô của Mỹ lên 8,19 triệu thùng/ngày trong năm 2017, tăng so với 8,04 triệu thùng/ngày dự báo trước đó, nhưng giữ nguyên dự báo sản lượng năm 2016 ở 8,6 triệu thùng/ngày.(NCĐT)
Giá vàng bắt đáy 2 tuần do USD mạnh lên
Giá vàng phiên 10/5 xuống thấp nhất 2 tuần sau khi giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2016 phiên trước đó khi USD mạnh lên làm giảm tính hấp dẫn của vàng.
Giá vàng phiên 10/5 xuống thấp nhất 2 tuần sau khi giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2016 phiên trước đó khi USD mạnh lên làm giảm tính hấp dẫn của vàng.
Tuy nhiên, giá vàng lặng lẽ hồi phục vào cuối phiên sau khi giảm 5 trong 6 phiên vừa qua và không thể hưởng lợi dù số liệu cho thấy số việc làm mới nền kinh tế Mỹ tạo ra trong tháng 4/2016 ở mức thấp nhất 7 tháng qua.
Lúc 15h03 giờ New York (2h03 sáng ngày 11/5 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.267,3 USD/ounce, trước đó, trong phiên có lúc giá rơi xuống 1.257,25 USD/ounce, thấp nhất kể từ 28/4.
Trong khi đó, giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex giảm 1,8 USD, tương ứng 0,1%, xuống 1.264,8 USD/ounce, thấp nhất kể từ 27/4.
Chỉ số đôla tăng 0,2%, lên cao nhất gần 2 tuần trong phiên giao dịch tại châu Á và nối dài đà tăng sau khi xuống thấp nhất 15 tháng qua hôm 3/5.
Thị trường chứng khoán toàn cầu cũng tăng khi giá dầu đi lên và các công ty công bố báo cáo lợi nhuận tích cực trong khi yên Nhật giảm so với USD.
ICBC Standard Bank dự đoán, giá vàng - đã chạm mức đỉnh 15 tháng ở 1.303,6 USD/ounce hồi tuần trước - sẽ khó thử thách ngưỡng 1.300 USD/ounce do các khoản đầu tư như trước đây sẽ khó lặp lại trong bối cảnh nhu cầu vật chất vẫn ảm đạm.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,7% lên 17,12 USD/ounce, giá bạch kim tăng 1,2% lên 1.050,5 USD/ounce và giá palladium tăng 1,6% lên 592,75 USD/ounce.(NCĐT)
Giá phôi thanh Trung Quốc quay đầu giảm ở Đông Á
Thị trường nhập khẩu phôi thanh Đông Á suy yếu đáng kể trong tuần trước, kết thúc những đợt tăng giá chóng vánh. Sự giảm tốc này là do nguồn cung xuất khẩu tăng và niềm tin suy yếu hơn ở Trung Quốc.
Platts đã hạ giá phôi thanh 120/130mm xuống 380-390 USD/tấn CFR hôm thứ Sáu, giảm từ 400-415 USD/tấn CFR của tuần trước đó. Mức trung bình 385 USD/tấn CFR, thấp hơn 22,5 USD/tấn so với tuần trước đó.
Khoảng 20.000 tấn phôi thanh Q275 150mm từ Trung Quốc, giao giữa tháng 6, được đặt mua trước thứ Sáu với giá 385 USD/tấn CFR Philippines.
Chào giá cho phôi thanh Q275 130mm có giá 395 USD/tấn CFR Manila, với loại Q235 130mm được yết giá 390 USD/tấn CFR Thái Lan. Những mức giá này là cho phôi mới giao cuối tháng 6.
Tuy nhiên, các thương nhân ở Đông Nam Á cho biết chào giá tới Manila cho phôi thanh Q275 120/130mm để giao tháng 6 ở mức 380-390 USD/tấn CFR Manila.
Tại Thái Lan, chào giá giao tháng 5 và 6 cho phôi Q275 150mm được nghe nói là 380-390 USD/tấn CFR. Nhưng không có giao dịch nào được nhắc tới trong tuần trước.
Trong khi đó, giá phôi thép tại thành phố Đường Sơn hôm 6/5 đã giảm 60 NDT/tấn (9 USD/tấn) xuống 2.230 NDT/tấn (344 USD/tấn). Như vậy tính tới thứ sáu giá phôi thép đã giảm tổng cộng 260 NDT/tấn (40 USD/tấn) so với 2.490 NDT/tấn của ngày 29/4.
Cũng trong ngày thứ sáu, phiếu thép cây giao kỳ hạn tháng 10 trên sàn Shanghai Futures Exchange tăng 27 NDT/tấn (1,2%) so với ngày trước đó và chốt tại 2.336 NDT/tấn. Nhưng mức tăng này là nhẹ so với 244 NDT/tấn tức 9,5% giá trị đã “bốc hơi”.
Người mua đang tránh xa thị trường bởi vì họ bị mất bình tĩnh trước đà lao dốc liên tục được chứng kiến trên thị trường thép tương lai và giao ngay kể từ ngày lễ Lao động vào đầu tuần trước.
Lượng tiêu thụ thép tháng 4 của Ấn Độ có dấu hiệu phục hồi
Với các số liệu tăng trưởng ấn tượng vừa được công bố, thì tổng lượng thép tiêu thụ của Ấn Độ trong tháng 4 đã tăng 5,2% so với năm ngoái, đạt 5,75 triệu tấn.
Đại diện các nhà máy cho rằng, nguyên nhân khiến nhu cầu tăng trưởng là do các biện pháp bảo hộ nhập khẩu đã làm ngưng tất cả việc đặt hàng kể từ khi chính sách giá nhập khẩu tối thiểu được thông báo hồi tháng 2. Thép nhập khẩu đã giảm 15,5% so với năm ngoái, xuống 654.000 tấn trong tháng 4.
Các cuộc điều tra chống bán phá giá bắt đầu hồi tháng trước, cho HRC và CRC nhập khẩu có thể đã khiến cho lượng thép nhập khẩu sụt giảm thêm. Nhập khẩu đã giảm 34% trong tháng 3.
Nhưng nếu so với tháng 3 thì tiêu thụ trong tháng 4 đã giảm 29%, tuy nhiên đại diện Delhi đã bác bỏ điều này và nhấn mạnh rằng, tháng 4 là tháng đầu tiên của năm tài chính, là tháng thường có doanh số thấp hơn so với tháng 3.
Ngoài ra, tiêu thụ thép có thể sẽ cải thiện trong suốt quý này, vì nhu cầu thép dùng cho xây dựng và mái lợp sẽ tăng trước khi bắt đầu mùa mưa vào tháng 6 tới.
Tuy sản lượng thép tháng 4 tăng so với năm ngoái, nhưng so với tháng 3 thì vẫn không tăng. Cụ thể, sản lượng thép cả tháng 4 tăng nhẹ 3,2% so với 2015 đạt 7,48 triệu tấn, mặc dù vẫn còn thấp hơn 6% so với tháng 3.
Thái Lan nỗ lực hoàn tất việc bán 1 triệu tấn gạo cho Trung Quốc
Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Apiradi Tantraporn dự kiến sẽ có chuyến công tác tới Bắc Kinh vào ngày 13/5 tới để gặp gỡ với các nhà chức trách Trung Quốc nhằm sớm hoàn tất thỏa thuận cấp chính phủ về việc bán 1 triệu tấn gạo cho Trung Quốc.
Các nhà chức trách Thái Lan và Trung Quốc đã ký bản ghi nhớ hợp tác chung vào tháng 12/2015 về việc Trung Quốc mua 1 triệu tấn gạo loại cũ và mới, kèm theo 200.000 tấn mủ cao su.
Bản ghi nhớ này nằm trong thỏa thuận hợp tác dự án tàu cao tốc Trung-Thái và thời điểm giao hàng dự kiến trong năm 2016.
Chính phủ Thái Lan cũng trông đợi sẽ chuyển nốt 100.000 tấn gạo trong bản hợp đồng mua bán 1 triệu tấn gạo giữa chính phủ hai nước đã được ký kết dưới thời của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Tiếp theo sau Trung Quốc, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan sẽ có chuyến công tác tới Nam Phi và Mozambique trong tháng Sáu để xúc tiến những thỏa thuận bán gạo khác cho các quốc gia miền Nam châu Phi này.
Chính phủ Thái Lan hiện đang có 11,4 triệu tấn gạo trong kho dự trữ quốc gia, giảm hơn so với số lượng gạo dự trữ trước đó ở mức 18,7 triệu tấn.
Kể từ tháng 5/2014, tổng cộng đã có 13 phiên đấu thầu với tổng mức giá trị hợp đồng đạt khoảng 53,9 tỷ baht (1,53 tỷ USD).