Giá dầu tăng do cháy rừng ở Canada và xung đột tại Libya
Phiên 5/5, giá dầu Mỹ có lúc lên mức cao nhất kể từ đầu năm nay khi cháy rừng tại Canada ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất dầu thô của nước này
Cháy rừng tại Canada và căng thẳng mới tại Libya làm lu mờ lo ngại về lượng dầu lưu kho của Mỹ.
Phiên 5/5, giá dầu Mỹ có lúc lên mức cao nhất kể từ đầu năm nay khi cháy rừng tại Canada ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất dầu thô của nước này, nhưng đà tăng chững lại khi giới đầu tư vẫn lo ngại về việc lượng dầu lưu kho tăng cao.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 6/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 54 cent, tương ứng 1,2%, lên 44,32 USD/thùng. Trong phiên giao dịch, có lúc giá lên đến 46,07 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 39 cent, tương đương 0,9%, lên 45,01 USD/thùng, chấm dứt mạch giảm 4 phiên liên tiếp.
Năm nay, giá dầu Mỹ đã 4 lần phá vỡ ngưỡng 46 USD/thùng, nhưng giới phân tích và các nhà đầu tư vẫn cảnh báo về tình trạng thừa cung - vốn đã cản trở đà tăng của giá dầu trong suất tuần qua.
Giá dầu tăng chủ yếu do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung tại 2 khu vực. Bất đồng chính trị giữa các đảng tại miền đông và miền tây Libya có thể dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ được Liên Hợp Quốc công nhận tại đây và đe dọa kéo giảm sản lượng dầu thô của nước này. Bên cạnh đó, nhiều công ty dầu cát của Canada đã phải đóng cửa hoặc giảm hoạt động sản xuất do cháy rừng tại Alberta.
Cháy rừng đã khiến nhà chức trách Canada phải sơ tán gần 80.000 người, tàn phá thị trấn tại trung tâm vùng công nghiệp dầu cát của nước này. Canada sản xuất khoảng 4,5 triệu thùng dầu/ngay, trong đó sản lượng dầu cát chiếm 2,3 triệu thùng.
Sản lượng dầu của Canada đã giảm 500.000 thùng và mức giảm có thể lên đến 1 triệu thùng, phần nào xoa dịu tình trạng thừa cung toàn cầu.
Tại Libya, bất đồng về doanh thu dầu mỏ đã thổi bùng lên cuộc khủng hoảng chính trị tại nước này. Giới chức kiểm soát khu vực phía đông Libya tuần này đã phong tỏa hoạt động xuất khẩu dầu thô, kể cả từ cảng Marsa El-Hariga với hơn 150.000 thùng/ngày. Sản lượng dầu thô tại khu vực này cũng đang giảm so với 1,4 triệu thùng/ngày trước khi nội chiến xảy ra.
Tuy vậy, nhiều nhà phân tích, kể cả hãng tư vấn Wood Mackenzie, đều cho rằng sản lượng dầu của Canada giảm chỉ mang tính tạm thời. Lượng dầu lưu kho của Mỹ đang ở mức kỷ lục và đủ để cung cấp cho các nhà máy lọc dầu nếu các nhà máy này không thể tiếp cận được 3,5 triệu thùng/ngày mà Mỹ nhập khẩu từ Canada.(NCĐT)
Giá vàng giảm phiên thứ 4 liên tiếp khi USD tiếp tục tăng
Giá vàng ngày 5/5 giảm phiên thứ 4 liên tiếp khi USD mạnh lên trước thềm báo cáo việc làm, thêm manh mối liệu Fed có sớm nâng lãi suất hay không.
Lúc 14h07 giờ New York (1h47 sáng ngày 6/5 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.272,23 USD/ounce.
Giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex giảm 2,1 USD, tương đương 0,2%, xuống 1.272,3 USD/ounce.
USD tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ khi giới đầu tư đặt cược đồng bạc xanh tăng trước thềm số liệu việc làm phi nông nghiệp, trong khi chứng khoán Mỹ và châu Âu cũng tăng.
Đầu phiên, đà tăng của giá vàng chững lại sau khi số liệu cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tại Mỹ tăng mạnh hơn dự đoán. Theo đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần qua tại Mỹ tăng 17.000 đơn lên 274.000 đơn, mức tăng lớn nhất trong một năm qua, theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ.
Giá vàng đã giảm kể từ khi đạt đỉnh 15 tháng ở 1.303,6 USD/ounce hôm thứ Hai 2/5 khi USD giảm giá so với yên sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) giữ nguyên chính sách tiền tệ.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 20% do đồn đoán Fed sẽ giảm lộ trình nâng lãi suất.
Mức quan tâm của giới đầu tư đến vàng vẫn rất lớn. Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Tư 4/5 tăng 0,07% lên 825,54 tấn, cao nhất trong hơn 2 năm qua.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,5% xuống 17,28 USD/ounce, trong khi đó, giá bạch kim tăng 0,2% lên 1.056,46 USD/ounce và giá palladium tăng 0,1% lên 595,93 USD/ounce.(NCĐT)
Giá xuất khẩu CRC Trung Quốc sụt giảm do thị trường trong nước suy yếu
Sau khi đà tăng liên tiếp được chứng kiến suốt tháng 4 thì giá CRC xuất khẩu của Trung Quốc đã sụt giảm từ tuần trước nhờ giá trong nước đang suy yếu. Platts định giá CRC SPCC 1.0mm ở mức 495-505 USD/tấn FOB hôm thứ Ba, mức trung bình 500 USD/tấn FOB là thấp hơn 5 USD/tấn so với tuần trước đó. Giá trong nước cho loại thép này là 3.550-3.630 NDT/tấn (548-560 USD/tấn), giảm 95 NDT/tấn so với tuần trước.
Hệ quả là, chênh lệch giá xuất khẩu giữa CRC và HRC xuất xứ Trung Quốc là 66 USD/tấn hôm thứ Ba, tăng 10,5 USD/tấn từ mức 55,5 USD/tấn của đầu tuần trước.
Các nhà xuất khẩu giải thích rằng tuy chào giá của một số nhà máy vẫn ở quanh mức 520-530 USD/tấn FOB, một nhà máy lớn ở miền bắc đang chào giá 500 USD/tấn FOB hôm thứ Ba và bắt đầu thương lượng. Tuy nhiên, một số thương nhân cho biết khả năng cho việc mặc cả như vậy thực sự là bị hạn chế bởi vì lượng CRC phân bổ cho xuất khẩu của nhà máy này không nhiều.
Một thương nhân ở miền đông cho biết một số giao dịch cho CRC full-hard gần đây đã được chốt ở quanh mức 480-485 USD/tấn FOB. Vì giá CRC annealed thường cao hơn khoảng 25 USD/tấn so với loại full-hard, mức giá hợp lý cho thép annealed sẽ quanh mức 505-510 USD/tấn FOB. Thế nhưng, ông thừa nhận thật khó để thuyết phục các khách hàng mua CRC annealed ở mức này.
Một thương nhân khác trao đổi với Platts rằng các đơn hàng mà công ty ông nhận được đã sụt giảm một cách đáng kể sau khi chào giá của các nhà máy nhảy lên hơn 500 USD/tấn FOB, và chỉ có một khối lượng nhỏ hiện nay có thể được chốt ở quanh mức giá 505 USD/tấn FOB.
Các giao dịch ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu đã chậm lại trong tuần này. Nhưng hầu hết các nhà xuất khẩu đều không tin là giá sẽ rớt mạnh ở trong và ngoài nước. Điều này là do các nhà máy sẽ sản xuất và bán nhiều HRC hơn tới thị trường vì hiện tại thép cán nóng có lời hơn so với CRC.
Kardemir tăng giá phôi thanh, thép cây, thép hình, giang thỏi
Nhà sản xuất thép dài tích lợp lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, Kardemir đã tái mởi bán đơn hàng phôi thanh, thép cây, thép hình và thép góc đến thị trường trong nước hôm thứ Ba với mức giá cao hơn đáng kể, trong bối cảnh chào giá phế và phôi thanh nhập khẩu mạnh mẽ cũng như niềm tin lạc quan cho rằng giá sẽ còn tiếp tục đi lên.
Giá bán phôi thanh tiêu chuẩn của Kardemir chốt ở mức 445-450usd/tấn xuất xưởng hôm thứ Ba, tăng 20usd/tấn so với mức giá niêm yết ngày 21/04. Công ty này cũng tăng giá bán thép cây hơn nữa – giá bán mới của nhà máy cho thanh tròn trơn là 1.440TRY (514usd)/tấn xuất xưởng, tăng 53TRY (19usd)/tấn từ mức giá niêm yết trước đó. Giá thép cây của công ty cũng tăng tương tự lên mức 1.423TRY (508usd)/tấn xuất xưởng.
Kardemir tăng giá théo hình tính bằng đồng euro thêm 20euro/tấn hôm thứ Ba. Giá IPE-IPN-UPN 160mm tăng lên mức 455euro/tấn xuất xưởng, trong khi giá thép hình IPE-IPN-UPN 180-300mm tăng lên mức 460euro/tấn. Thép hình IPE-IPN-UPN 320-550mm của công ty này tăng tương tự lên mức 525euro/tấn, trong khi giá cho HEA-HEBs 120-200mm, 220-260mm và 280-300mm cũng tăng thêm 20euro/tấn: lần lượt ở mức 465euro/tấn, 525euro/tấn và 545euro/tấn.
Giá thép góc của Kardemir cũng tăng hôm thứ Ba: thêm 20euro/tấn cho 150x150mm lên mức 495-510euro/tấn; cho 180x180mm lên mức 530euro/tấn và cho 200x16-24mm lên mức 530-550euro/tấn. Giá của Kardemir không bao gồm VAT.
Công ty cũng tăng giá gang thỏi đúc thêm 20usd/tấn lên mức 334-354usd/tấn xuất xưởng, trong khi giang thỏi làm thép tăng tương tự lên mức 300-330usd/tấn xuất xưởng.
Hôm 27/04, nhà sản xuất thép dài lớn nhất, Icdas, cũng đã th6ong báo tăng giá bán thép cây đường kính 12-32mm thêm 30TRY (10.5usd)/tấn lên mức 1.720TRY/tấn xuất xưởng đối với Istanbul và 1.700TRY/tấn xuất xưởng đối với Biga, Canakkale – tương đương 520usd/tấn và 513usd/tấn tương ứng không bao gồm 18% VAT.
Tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ thép cây ổn định trong thị trường nội địa đã bắt đầu chậm lại trong vài tuần gần đây sau các đợt tăng giá mạnh của nhà máy do chi phí đầu vào tăng lên.
(
Tinkinhte
tổng hợp)