tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 04-05-2016

  • Cập nhật : 04/05/2016

Giá dầu tiếp tục giảm do đồn đoán dầu lưu kho Mỹ tăng mạnh

gia dau ngay 3/5 giam phien thu 3 lien tiep truoc don doan luong dau luu kho cua my trong tuan qua lap ky luc moi.

Giá dầu ngày 3/5 giảm phiên thứ 3 liên tiếp trước đồn đoán lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần qua lập kỷ lục mới.


Giá dầu ngày 3/5 giảm phiên thứ 3 liên tiếp trước đồn đoán lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần qua lập kỷ lục mới.

Bên cạnh đó, lo ngại nhu cầu của Trung Quốc giảm và nguồn cung dầu toàn cầu tăng lên cũng gây áp lực lên giá dầu.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 6/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,13 USD, tương ứng 2,5%, xuống 43,65 USD/thùng.

Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 86 cent, tương đương 1,9%, xuống 44,97 USD/thùng.

Giá dầu đã giảm hơn 5% kể từ đạt mức đỉnh của năm 2016 hồi tuần trước khi giới đầu tư đặt câu hỏi liệu đà tăng vừa qua có đi quá xa và quá nhanh.

Giá dầu lên cao nhất 5 tháng trong những tuần gần đây do sự gián đoạn nguồn cung tại một số khu vực và đồn đoán sản lượng dầu thô của Mỹ giảm. Tuy nhiên, số liệu về sản lượng và lượng dầu lưu kho cho thấy, sản lượng dầu thô của các nước sản xuất vẫn ở mức cao, xua tan hy vọng của giới đầu tư rằng tình trạng thừa cung toàn cầu bắt đầu giảm. Các nhà phân tích cũng cảnh báo rằng nếu giá dầu tiếp tục tăng, các nhà sản xuất tại Mỹ có thể sẽ tăng cường các hoạt động thăm dò và khai thác, làm trầm trọng thêm tình trạng thừa cung.

Lượng dầu lưu kho toàn cầu tiếp tục đứng ở mức cao với lượng dầu lưu kho của Mỹ đang ở mức cao nhất 80 năm qua. Thứ Tư 4/5, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ công bố số liệu về lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 29/4.

Các nhà phân tích trong khảo sát Wall Street Journal dự đoán lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua tăng 1,2 triệu thùng, lập kỷ lục mới, trong khi nguồn cung xăng giảm và dự trữ sản phẩm chưng cất không đổi.

Trong khi đó, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) hôm thứ Ba cho biết, theo số liệu của Viện, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 29/4 tăng 1,3 triệu thùng, nguồn cung xăng giảm 1,2 triệu thùng và dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 2,6 triệu thùng.

Trong một diễn biến khác, chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc trong tháng 4/2016 do Caxin Media và Markit Economics công bố tiếp tục giảm, ghi nhận 14 tháng giảm liên tiếp.

Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ, và lo ngại tăng trường kinh tế Trung Quốc giảm tốc có thể kéo giảm nhu cầu dầu thô - từng khiến giá dầu rơi xuống mức thấp nhất 13 năm hồi đầu năm nay.

Ngoài ra, thị trường cũng tỏ ra lo ngại về tình trạng thừa cung khi các nhà phân tích dự đoán sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng 4 tăng lên và Nga công bố sản lượng dầu thô của nước này trong tháng 4/2016 đạt 10,84 triệu thùng/ngày, sát mức kỷ lục 30 năm ở 10,91 triệu thùng ghi nhận hồi tháng 3.

Giá dầu cũng chịu áp lực khi USD hồi phục. Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, tăng 0,8% lên 85,29 điểm, khi USD tăng giá so với euro, đôla Úc và các đồng tiền thị trường mới nổi.


Giá vàng quay đầu giảm khi USD mạnh lên

gia vang phien 3/5 giam khi usd tang lan dau tien trong 7 phien vua qua va fed phat tin hieu co the nang lai suat 2 lan trong nam nay.

Giá vàng phiên 3/5 giảm khi USD tăng lần đầu tiên trong 7 phiên vừa qua và Fed phát tín hiệu có thể nâng lãi suất 2 lần trong năm nay.


Giá vàng phiên 3/5 giảm khi USD tăng lần đầu tiên trong 7 phiên vừa qua và Fed phát tín hiệu có thể nâng lãi suất 2 lần trong năm nay.

Lúc 14h33 giờ New York (1h33 sáng ngày 4/5 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 1.285,69 USD/ounce. Hôm thứ Hai 2/5, giá vàng lên cao nhất kể từ tháng 1/2015 ở 1.303,6 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex giảm 0,3% xuống 1.295,8 USD/ounce.

Giá vàng chịu áp lực khi USD tăng giá so với các đồng tiền trong giỏ tiền tệ lần đầu tiên trong 7 phiên vừa qua.

Đầu phiên giao dịch, Chủ tịch Fed Atlanta Dennis Lockhart cho biết: “Khả năng nâng lãi suất 2 lần trong năm nay là hoàn toàn có thể. Chúng tôi vẫn còn đủ các phiên họp chính sách nhưng việc nâng lãi suất hoàn toàn phụ thuộc vào đà tăng trưởng của nền kinh tế”.

Giá vàng đã tăng 21% kể từ đầu năm đến nay trước viễn cảnh Fed giảm tốc độ nâng lãi suất so với dự kiến đưa ra hồi tháng 12/2015.

Trong khi đó, các nhà phân tích Commerzbank cho biết, thị trường vẫn nghĩ rằng chính sách tiền tệ của nhiều ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục được nới lỏng trong thời gian tới và lãi suất của Mỹ vẫn duy trì ở mức thấp.

Đà suy yếu của USD và đà tăng của giá vàng thời gian qua đã khiến lượng vàng mua vào Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR tăng mạnh.

Lượng vàng nắm giữ của SPDR hôm thứ Hai 2/5 tăng 20,8 tấn lên 824,94 tấn, cao nhất kể từ tháng 12/2013.

Thị trường đang theo dõi sát sao báo cáo việc làm phi nông nghiệp, công bố vào thứ Sáu tuần này. Các nhà phân tích dự đoán, tháng 4/2016 Mỹ tạo thêm được 200.000 việc làm mới, giảm nhẹ so với tháng 3.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,6%. Giá bạch kim giảm 1,2% xuống 1.062,12 USD/ounce và giá palladium giảm 3,2% xuống 597,97 USD/ounce.


50% lượng phân bón nhập khẩu là từ Trung Quốc

Bộ NN&PTNT cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc chiếm gần 50% lượng phân bón nhập khẩu của Việt Nam.

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam nhập khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bóncác loại, kim ngạch gần 380 triệu USD, tăng 3,2% về khối lượng nhưng giảm 4,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Riêng tháng 4/2016, Việt Nam nhập khẩu khoảng gần 350 nghìn tấn, giá trị gần 100 triệu USD.

Trong các loại phân bón nhập khẩu, phân đạm tăng mạnh, ước tính đạt 140 nghìn tấn, kim ngạch 35 triệu USD, tăng hơn 3,5 lần về khối lượng và tăng hơn 2,8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, phân bón SA lại giảm 5% về khối lượng và gần 15% về giá trị.

Theo Bộ NN&PTNT, nguồn nhập khẩu phân bón chủ yếu vẫn từ Trung Quốc. Tính đến hết tháng 3, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc đã tăng gần 20% về khối lượng và 23% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam cũng nhập nhiều phân bón từ Malaysia, Hàn Quốc. Thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất là Belarus, giảm tới 36% về khối lượng và 45,2% về giá trị.


Thái Lan: Sản lượng mủ cao su giảm 50%

Báo Bangkok Post dẫn lời ông Pairat Joeychum nói rằng trong bốn tháng qua, nông dân trồng cao su không thu hoạch được nhiều mủ như thường lệ. Ông cho biết riêng tỉnh miền nam Phatthalung, sản lượng mủ cao su giảm 60% và sản lượng cao su tấm xông khói giảm 70%. Ông nói: “Vườn cao su ở nhiều khu vực tại phía nam, phía bắc và đông bắc Thái Lan đã bị tàn phá bởi hạn hán và hỏa hoạn. Cây cao su chết rất nhiều”.

Ông nói các thương lái đang tranh mua mủ cao su, khiến giá tăng mỗi ngày. Ông cho biết giá mủ cao su hiện nay đã lên mức 62 baht/kg(khoảng 39.600 đồng VN) và có thể tăng lên 70 baht (44.700 đồng VN) trong tương lai. So với thời điểm thấp nhất 30 baht (19.200 đồng VN)/kg, giá mủ cao su tại Thái Lan đã tăng hơn gấp đôi.

Thương lái Việt Nam qua Campuchia mua cao su

Cùng ngày, theo báo Phnom Penh Post, các công nhân tại các vườn cao su ở Campuchia đã làm việc trở lại sau khi giá cao su trên thị trường quốc tế phục hồi mạnh mẽ. Giá cao su bắt đầu phục hồi vào tháng 3-2016 và kể từ đầu tháng 4 đến nay, giá cao su đã tăng 16%.

Ông Hang Sreng, Giám đốc Công ty xuất khẩu cao su Long Sreng International cho biết giá cao su thiên nhiên xuất khẩu đã tăng 300-400 đô la Mỹ/tấn tính từ mức đáy 1.050 đô la Mỹ/tấn.

Tại tỉnh Tbong Khmum, sát với biên giới Việt Nam, công nhân cao su bắt đầu đi cạo mủ trở lại sau nhiều tháng tạm ngừng sản xuất do giá cả xuống quá thấp, theo ông Thy Sambo, Chủ tịch Hiệp hội phát triển cao su tỉnh Tbong Khmum.

Ông Seang Sarat, Phó chủ tịch Hiệp hội phát triển cao su huyện Memot (thuộc tỉnh Tbong Khmum) cho biết giá cao su tấm thiên nhiên đã tăng thêm từ 1.000-2.600 riel (5.500-14.300 đồng VN) mỗi ki lô gam trong những tháng gần đây. Ông nói nhiều thương lái Việt Nam đang sang Campuchia để mua cao su. Ông cho biết nông dân thích bán cao su cho thương lái Việt Nam hơn các nhà máy tại địa phương vì họ mua giá cao hơn.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục