Một cuộc đối đầu quân sự giữa Saudi Arabia và Iran sẽ chắc chắn đẩy giá dầu lên mức rất cao...

Mặc dù so với năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu của nông sản Việt Nam năm 2015 giảm 0,8% nhưng theo ông Trần Công Thắng, không nên có cái nhìn bi quan về con số này.
Việt Nam đã đi qua một năm vô vàn khó khăn đối với ngành Nông nghiệp do cùng lúc bị chi phối bởi 3 yếu tố chính - những yếu tố đều mang đến ảnh hưởng không tốt cho ngành - là hạn hán khắc nghiệt nhất trong vòng 30 năm qua, xuất khẩu chững lại do thị trường quốc tế không thuận lợi và luồng gió hội nhập thổi mạnh với nhiều cam kết thuế quan giảm dần khiến cạnh tranh hàng nông sản trong nước diễn ra gay gắt.
Điều này đã ít nhiều ảnh hưởng đến tổng số kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong năm 2015. Theo thống kê, trong năm qua, 30,14 tỉ USD là kim ngạch xuất khẩu của nông sản Việt Nam và con số này thấp hơn khoảng 0,8% so với năm 2014.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước tính đạt gần 14 tỉ USD, giảm 2,6% so với cùng kỳ. Thâm hụt với giá trị lớn nhất là mặt hàng thủy sản khi giảm tới 16,5%, tức là hơn 1,4 tỉ USD so với năm 2014.
Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu nhiều của năm 2015 có 5 mặt hàng xuống giá, sản lượng xuất khẩu giảm là: gạo, cao su, cà phê, tôm và cá tra. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất siêu hàng nông sản năm 2015 chỉ đạt 10,4 tỉ USD, giảm 1,8 tỉ USD so với năm 2014.
Nếu xét theo con số thì điều rất đáng buồn vì từ trước đến nay, xuất khẩu nông sản hầu như đều tăng trưởng cao qua các năm. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu thị trường và chính sách cũng như trong tương quan với bối cảnh tiêu dùng của thế giới, những con số này không hẳn đáng buồn hay mang đến cái nhìn bi quan.
Ông Trần Công Thắng (Phó Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn) chia sẻ: “Như chúng ta đã biết, năm 2015 có 5 mặt hàng giảm so với năm 2014. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải quay lại năm 2014 một chút vì đây là một năm mà ngành nông nghiệp bội thu. Rất hiếm khi chúng ta vừa được mùa vừa được giá. Như vậy, năm 2014 là năm nông nghiệp có điều kiện cực kỳ thuận lợi”.
“Còn năm 2015, trong tổng kết cuối năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt 30,14 tỉ USD, giảm khoảng 0,8%” - ông Trần Công Thắng nói tiếp - “Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hàng bị giảm, chúng ta cũng thấy rất nhiều điểm sáng và điểm nhấn trong năm 2015. Rau quả tăng trưởng một cách vượt bậc giúp Việt Nam phá được rất nhiều rào cản, đưa rau quả Việt vào thị trường rất nhiều sản phẩm. Chính vì thế, chỉ tính riêng tăng trưởng xuất khẩu của rau quả đã tăng được gần 50%. Chính xác là 47% và đạt con số là 2,2 tỉ USD. Đó là điều rất đáng mừng”.
Ngay sau những điều trên, ông Trần Công Thắng cũng nói thêm: “Bên cạnh đó, các mặt hàng lâm nghiệp cũng tăng trưởng rất mạnh, xuất khẩu cũng tăng khoảng 10%. Đây là những điểm nhấn rất tốt”.
Một cuộc đối đầu quân sự giữa Saudi Arabia và Iran sẽ chắc chắn đẩy giá dầu lên mức rất cao...
Hàng Việt “bay” ra nước ngoài chủ yếu bán cho người Việt, tức dù xuất ngoại nhưng vẫn quanh quẩn trong ao nhà.
Đa số người tiêu dùng Việt đều nói rằng họ không thích xài hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Vậy tại sao hàng hóa Trung Quốc vẫn chiếm lĩnh thị trường VN?
Dù có mức tăng trưởng ấn tượng, song kim ngạch trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó.
Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,7 tỷ USD, giảm 14,3% so với trên 7,8 tỷ USD của năm 2014. Tôm và cá tra vẫn là hai mặt hàng lớn nhất, chiếm đa số kim ngạch xuất khẩu, nên cũng bộc lộ rõ nhất thực trạng yếu kém chuỗi giá trị của ngành.
Nhập siêu Trung Quốc tăng kỷ lục. Năm 2015 lên đến 32,3 tỉ USD, nhập siêu từ Trung Quốc tăng 12,5%, cao nhất từ trước đến nay.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu năm 2015 không đạt mục tiêu Quốc hội đã đề ra, tuy nhiên theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, chúng ta vẫn nên lạc quan vào hoạt động xuất nhập khẩu của năm 2016, năm của các hiệp định thương mại tự do.
Trong khi doanh thu tăng trưởng đều đặn thì tỷ suất lợi nhuận ròng của Thuỷ sản Hùng Vương đang ngày một đi xuống.
Trong 10 năm qua, Việt Nam luôn ở trạng thái nhập siêu trong buôn bán với các nước thành viên ASEAN, tuy nhiên, mức thâm hụt này đang ngày càng được thu hẹp lại và tỷ lệ nhập siêu từ ASEAN giảm dần. Năm 2015, ước nhập siêu từ thị trường này khoảng 5,5 tỷ USD.
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã trải qua hơn 6 năm thực hiện tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp. Thông qua chương trình, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng mạng lưới phân phối giúp người tiêu dùng mua sắm được hàng hóa đảm bảo chất lượng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự