Tổng thống Putin tuyên bố tiếp tục không kích IS ở Syria
Hàng trăm doanh nghiệp Anh phản đối việc rời khỏi EU
Dân Ukraine đã "mất sạch" niềm tin vào chính quyền
Chính trường Nhật Bản biến động mạnh, ông Abe đối mặt thách thức lớn.
Trên 800 người Hồi Giáo từ Đức đổ tới Trung Đông tham chiến
Tin thế giới đọc nhanh trưa 29-09-2015
- Cập nhật : 29/09/2015
Singapore ra mắt nội các mới
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long giới thiệu nội các mới - Ảnh: straitstimes Trong buổi họp báo chiều 28/9 tại Phủ Tổng thống Istana, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã giới thiệu nội các mới.
Nội các mới của Singapore gồm 37 người, tăng so với nội các cũ gồm 33 người, trong đó, 20 người giữ các cương vị bộ trưởng hoặc quyền bộ trưởng.
Thay đổi quan trọng nhất trong nội các Singapore lần này là việc bổ nhiệm 3 bộ trưởng điều phối mới phụ trách điều phối công việc giữa các bộ trong 3 lĩnh vực lớn.
Theo đó, Phó Thủ tướng Teo Chee Hean sẽ phụ trách lĩnh vực an ninh quốc gia, thôi kiêm nhiệm vị trí Bộ trưởng Nội vụ; Phó Thủ tướng Tharman Shanmugaratnam sẽ phụ trách chính sách kinh tế và xã hội, thôi kiêm nhiệm vị trí Bộ trưởng Tài chính; Tân Bộ trưởng Giao thông Khaw Boon Wan sẽ phụ trách điều phối vấn đề cơ sở hạ tầng.
Một điểm đáng chú ý nữa là sẽ có 2 bộ có 2 bộ trưởng là Bộ Thương mại và Công nghiệp và Bộ Giáo dục.
Cũng theo danh sách mới được công bố, vị trí Bộ trưởng Quốc phòng vẫn do ông Ng Eng Hen đảm nhiệm, Bộ Ngoại giao do ông Vivian Balakrishnan đảm trách, còn ông K. Shanmugam chuyển sang làm Bộ trưởng Nội vụ song vẫn kiêm nhiệm Bộ trưởng Tư pháp. Cựu Bộ trưởng Giáo dục Heng Swee Keat trở thành Bộ trưởng Tài chính... Đáng chú ý, bà Grace Fu trở thành nữ bộ trưởng đầy đủ đầu tiên trong nội các khi đảm nhận vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên.
Thủ tướng Lý Hiển Long khẳng định danh sách nội các mới này là một “động thái táo bạo” nhằm đảm bảo có được một đội ngũ lãnh đạo mới sẵn sàng đảm nhận việc lãnh đạo đất nước sau cuộc bầu cử tới vào năm 2020 – thời điểm mà ông Lý Hiển Long nhiều lần tuyên bố sẽ từ nhiệm. Thủ tướng Lý Hiển Long cũng khẳng định người kế nhiệm ông “nhiều khả năng” nằm trong nội các mới này.
Nội các mới sẽ nhậm chức ngày 1/10 tới./.
Bất chấp dư luận, Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các đảo ở Biển Đông
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hiện trạng của đường băng phi pháp trên Đá Chữ Thập - Ảnh: Reuters
Thủ tướng Ấn Độ nói mạng xã hội có sức mạnh chính trị
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg giao lưu với khán giả tại trụ sở Facebook ngày 27.9.2015 - Ảnh: AFP
Indonesia mua tàu ngầm Kilo để tăng cường sức mạnh hải quân
Trả lời phỏng vấn tờ The Jakarta Post, người phát ngôn Hải quân Indonesia, ông Muhammad Zainuddin ngày 25/9 cho biết nước này đã chọn mua hai tàu ngầm lớp Kilo từ Nga, một phần trong kế hoạch chiến lược chuẩn bị cho những năm tới.
Đây cũng là thông tin được Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu xác nhận. Ông khẳng định kế hoạch này hoàn toàn phù hợp với chiến lược mà Tổng thống Joko Widodo đề ra về việc mua các thiết bị vũ khí mới, thay vì những thiết bị đã qua sử dụng.
Giới quan sát cho rằng quyết định chọn mua tàu ngầm lớp Kilo của Indonesia không có gì ngạc nhiên. Đây là loại tàu ngầm được đánh giá có giá thành hợp lý và khả năng phòng vệ hiệu quả, trong khi thương vụ này cũng mở ra cơ hội tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Indonesia và Nga.
Indonesia hiện chỉ có hai tàu ngầm Type-029 do Đức sản xuất. Tuy nhiên, mẫu tàu ngầm được sản xuất từ những năm 1960 bị đánh giá là không còn đáp ứng được những yêu cầu hiện nay.
Trước đây, Indonesia từng được đánh giá là một trong những nước có hải quân mạnh khi Jakarta từng sở hữu 12 tàu ngầm lớp Whisket do Liên Xô cũ sản xuất. Tuy nhiên, loại tàu ngầm này đã không còn được sử dụng từ cuối những năm 1990.
Nếu thương vụ mua hai tàu ngầm lớp Kilo diễn ra suôn sẻ, cùng với ba tàu ngầm Hàn Quốc mà Indonesia đã đặt mua, Jakarta sẽ có 7 tàu ngầm trong thời gian tới.
Thiếu tiền, Saudi Arabia rút hàng chục tỷ USD về nước
Quốc gia nhiều dầu lửa Saudi Arabia đã rút hàng chục tỷ USD khỏi các công ty quản lý quỹ ở nước ngoài. Nguyên nhân chính dẫn tới việc rút vốn này là giá dầu giảm sâu khiến thâm hụt ngân sách của Saudi Arabia ngày càng lớn.
Kể từ khi giá dầu bắt đầu lao dốc vào tháng 6 năm ngoái, dự trữ ngoại hối của Saudi Arabia đến nay đã giảm gần 73 tỷ USD.
Trong lúc nguồn thu từ xuất khẩu dầu giảm sút mạnh, Saudi Arabia vẫn duy trì chi tiêu để bảo vệ tăng trưởng kinh tế, bên cạnh việc rót tiền cho chiến dịch quân sự ở Yemen, dẫn tới việc rút tiền từ dự trữ là điều không thể tránh khỏi.
Theo nguồn tin của tờ Financial Times, tháng này, nhiều công ty quản lý quỹ nước ngoài đã bị Saudi Arabia rút vốn mạnh. Trước đó, trong năm 2015 này, Saudi Arabia đã có một đợt rút vốn từ nước ngoài về nước.
“Đó là ngày thứ Hai đen tối của chúng tôi”, một nhà quản lý quỹ nói khi cho biết về đợt rút vốn lớn của Saudi Arabia khỏi quỹ của ông hồi tuần trước.
Trong suốt nhiều năm qua, các quỹ đầu tư đã tiếp nhận một lượng tài sản lớn từ các quốc gia vùng Vịnh. Tuy nhiên, kể từ khi giá dầu bắt đầu lao dốc vào năm ngoái, các quỹ đầu tư bắt đầu đối mặt thách thức.
Ông Nigel Sillitoe, Giám đốc điều hành công thông tin thị trường tài chính Insight Discovery, cho biết, các nhà quản lý quỹ ước tính Cơ quan Tiền tệ Saudi Arabia (SAMA), tức ngân hàng trung ương nước này, đã rút 50-70 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư ở nước ngoài trong vòng 6 tháng qua.
“Vấn đề lớn lúc này là liệu bao giờ họ sẽ rút tiếp, bởi các công ty quản lý quỹ đã phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn từ SAMA trong những năm gần đây”, ông Sillitoe nói.
Một phần số tiền được Saudi Arabia rút về nước được dùng để bù đắp thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, việc rút vốn này cũng có thể do Saudi Arabia đang trở nên thận trọng hơn trước những biến động mạnh của thị trường chứng khoán toàn cầu thời gian gần đây.
Số liệu của SAMA cho thấy, dự trữ ngoại hối bằng chứng khoán nước ngoài mà cơ quan này nắm giữ đã giảm 71 tỷ USD từ quý 3/2004 đến nay, chiếm gần như toàn bộ mức giảm 73 tỷ USD của tổng dự trữ ngoại hối trong khoảng thời gian trên.
Theo nguồn tin thân cận, các quỹ đầu tư có quan hệ mật thiết với các chính phủ vùng Vịnh như BlackRock, Franklin Templeton, và Legal & General đều đã nhận được thông báo rút vốn từ Saudi Arabia. Trong đó, có những quỹ bị rút hàng tỷ USD một lúc, tương đương với 1/5 số vốn mà quỹ đó quản lý cho Saudi Arabia.
Nhiều quỹ lớn khác như State Street, Northern Trust và BNY Mellon cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống bị Saudi Arabia rút vốn.
Để tránh dự trữ ngoại hối hao nhanh, SAMA đã phát hành trái phiếu bán cho các ngân hàng thương mại trong nước. Theo một số ước tính, Saudi Arabia sẽ phải phát hành khoảng 5 tỷ USD trái phiếu/tháng trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm để bù vào thâm hụt ngân sách.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, thâm hụt ngân sách của Saudi Arabia sẽ lên tới 140 tỷ USD, tương đương 20% GDP, trong năm nay. Thu ngân sách của Chính phủ nước này được dự báo sẽ giảm khoảng 82 tỷ USD, tương đương 8% GDP.
Mới đây, tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard&Poor’s đã hạ triển vọng tín dụng của Saudi Arabia xuống mức “tiêu cực”, đánh giá kinh tế nước này quá phụ thuộc vào dầu mỏ.