tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 22-11-2015

  • Cập nhật : 22/11/2015

Mỹ có thể tuần tra sát đảo nhân tạo ở Biển Đông vào tháng 12

Hải quân Mỹ có thể triển khai một đợt tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông vào cuối năm nay. 
tau uss lassen. anh: reuters.

Tàu USS Lassen. Ảnh: Reuters.

Mỹ tháng trước điều tàu khu trục USS Lassen đi vào sát một trong những đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên quần đảo Trường Sa, thách thức yêu sách chủ quyền của nước này ở Biển Đông, khiến Bắc Kinh tức tối. Một quan chức quốc phòng Mỹ nói họ dự định tuần tra như vậy hai lần hoặc hơn trong một quý.

Reuters dẫn lời một quan chức hải quân Mỹ hôm qua nói đợt tuần tra tiếp theo có thể diễn ra vào tháng 12.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, nơi có lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD vận chuyển qua mỗi năm, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn tiến hành cải tạo đất và xây dựng công trình trên các bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, làm dấy lên lo ngại trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tuyên bố tranh chấp ở khu vực sẽ là vấn đề chính trong cuộc gặp thượng đỉnh của các lãnh đạo thế giới diễn ra cuối tuần này tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Ông cũng yêu cầu Bắc Kinh dừng hoạt động cải tạo đất.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 19/11 dẫn lời Tư lệnh hải quân Ngô Thắng Lợi nói lực lượng này đã "kiềm chế rất nhiều" khi đối mặt với "sự khiêu khích của Mỹ" trên Biển Đông, cảnh bảo sẵn sàng phản ứng nếu "chủ quyền của Bắc Kinh" bị xâm phạm.


Đảng của bà Suu Kyi đại thắng trong bầu cử Myanmar

Ủy ban Bầu cử Liên bang Myanmar hôm qua công bố kết quả cuối cùng trong cuộc tổng tuyển cử tại nước này với chiến thắng thuộc về đảng đối lập Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi.
ba aung san suu kyi. anh: reuters.

Bà Aung San Suu Kyi. Ảnh: Reuters.

Đảng đối lập Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi giành được 255 ghế trong hạ viện, 135 ghế thượng viện, 496 ghế trong nghị viện bang và vùng, chiếm 77,04% số ghế được bầu tại ba cấp trong quốc hội, Xinhua dẫn thông tin từ Ủy ban Bầu cử Liên bang (UEC) Myanmar cho biết.

Đảng cầm quyền Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) giành 118 ghế, tương đương 10%, gồm 30 ghế hạ viện, 12 ghế thượng viện, 76 ghế trong nghị viện bang và vùng. Số ghế còn lại thuộc về các đảng thiểu số và 5 ứng viên độc lập.

Đảng Quốc gia Arakan (ANP) và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Shan (SNLD) lần lượt giữ vị trí thứ ba và thứ tư.

Theo hiến pháp Myanmar, với thế đa số trong quốc hội, NLD có quyền thiết lập chính phủ mới độc lập, nắm quyền ở lưỡng viện và chỉ định hai ứng viên phó tổng thống.

Trong tổng số 1.150 ghế được bầu, có 323 ghế hạ viện, 168 ghế thượng viện và 659 ghế nghị viện bang và vùng, tương đương 75% số ghế tại mỗi cấp của quốc hội. 25% số ghế còn lại thuộc về quân đội, đồng nghĩa với việc phe này vẫn còn sức ảnh hưởng lớn trong chính phủ.

Nhiệm kỳ chính phủ Myanmar hiện tại sẽ kết thúc vào cuối tháng 3/2016. Việc lựa chọ tổng thống mới sẽ bắt đầu trước đó một tháng.


Malaysia điều lính dù, trực thăng bảo vệ hội nghị ASEAN

Hơn 7.000 nhân viên an ninh được điều động, trực thăng liên tục tuần tra bầu trời Malaysia nhằm bảo vệ hội nghị ASEAN đang diễn ra tại đây.
canh sat tuan tra ben ngoai mot dia diem dien ra hoi nghi thuong dinh hiep hoi cac quoc gia dong nam a (asean) o thu do kuala lumpur, malaysia. anh: reuters

Cảnh sát tuần tra bên ngoài một địa điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: Reuters

Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 27 diễn ra ngày 21-22/11 ở Kuala Lumpur, với sự tham gia của lãnh đạo từ 18 nước, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye... Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều tối qua cũng đã có mặt tại thủ đô của Malaysia để tham dự sự kiện.

Để đảm bảo an toàn cho hội nghị, Malaysia đã tăng cường gần gấp đôi nhân viên an ninh. Con số dự kiến ban đầu là 4.000 người nay được điều chỉnh lên 7.000 người, The Star dẫn lời ông Datuk Muhammad Fuad Abu Zarim, giám đốc bộ phận an ninh nội địa và trật tự công cộng Malaysia, cho hay.

Ông Zarim thêm rằng khoảng 500 cảnh sát và binh sĩ quân đội đã cắm chốt tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, nơi diễn ra các cuộc họp cấp cao. Nhân viên an ninh còn đóng tại những địa điểm quan trọng khác như Sentral KL, nơi các nguyên thủ quốc gia lưu trú, hay sân bay quốc tế Kuala Lumpur.

"Trực thăng giám sát cũng thường xuyên tiến hành tuần tra trên bầu trời để theo dõi mọi hoạt động diễn ra trong thành phố", ông Zarim nói. Lính nhảy dù có vũ trang là một lực lượng không thể thiếu trong số các thành phần an ninh được điều động.

Theo một quan chức Malaysia, đây là chiến dịch an ninh lớn nhất được triển khai ở quốc gia này kể từ năm 1998 tới nay.

Động thái trên được xem như một biện pháp đề phòng của Malaysia trong bối cảnh tình hình an ninh trên thế giới đang có nhiều biến động. Tuần trước, chuỗi vụ tấn công đẫm máu xảy ra ở Paris khiến 130 người thiệt mạng. Hôm qua, những kẻ tấn công xông vào một khách sạn ở thủ đô Mali, xả súng giết chết ít nhất 27 người và bắt giữ hơn một trăm con tin. Tất cả các vụ việc đều được cho là do các phần tử Hồi giáo cực đoan gây ra. Thêm vào đó, có thông tin cho rằng ít nhất 10 kẻ đánh bom tự sát thuộc Nhà nước Hồi giáo (IS) có thể đang ở Kula Lumpur, buộc nhà chức trách phải có biện pháp đề phòng trước nguy cơ xảy ra khủng bố.


Hải quân Trung Quốc diễn tập đối kháng trên Biển Đông

Trung Quốc vừa hoàn thành diễn tập đối kháng tại một khu vực không tiết lộ ở Biển Đông, với sự tham gia của các tàu khu trục, trực thăng, tàu ngầm.
hai quan trung quoc dien tap tren bien dong. anh: xinhua

Hải quân Trung Quốc diễn tập trên Biển Đông. Ảnh: Xinhua

Theo Xinhua, hải quân Trung Quốc từ ngày 17 đến 19/11 điều một lực lượng lớn tàu chiến, máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu và tàu ngầm kiểu mới của ba hạm đội tụ về Biển Đông để tiến hành một cuộc diễn tập đối kháng.

Lực lượng tàu chiến và trực thăng phối hợp tác chiến, tìm kiếm chống ngầm và sử dụng tên lửa tấn công tàu ngầm. Theo thông báo, cuộc diễn tập diễn ra suôn sẻ và đạt được mục đích theo dự kiến ban đầu.

Cuộc diễn tập nhằm nâng cao khả năng thực chiến cho hải quân Trung Quốc.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, nơi có lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD vận chuyển qua mỗi năm, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn tiến hành cải tạo đất và xây dựng công trình trái phép trên các bãi đá, làm dấy lên lo ngại trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Mỹ phản đối và nhiều lần kêu gọi Trung Quốc dừng xây đảo nhân tạo. Washington trong vài tuần qua điều tàu chiến và máy bay đi qua gần các đảo nhân tạo, thách thức yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 18/11 một lần nữa yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt hoạt động cải tạo đất.


​Úc cho phép Mỹ sử dụng căn cứ không quân tại biển Đông

Theo thỏa thuận vừa đạt được giữa hai nước, máy bay ném bom và máy bay tiếp dầu Mỹ có thể được hạ cánh và xuất kích từ căn cứ không quân Úc Tindal để rút ngắn khoảng cách đến biển Đông.

may bay nem bom b-52 cua my se co mat tai can cu khong quan uc trong thoi gian toi - anh: afp

Máy bay ném bom B-52 của Mỹ sẽ có mặt tại căn cứ không quân Úc trong thời gian tới - Ảnh: AFP

Phát biểu trước các phóng viên ngày 20-11 tại Washington D.C., lãnh đạo Lực lượng Không quân Thái Bình Dương, tướng Lori Robinson khẳng định thỏa thuận đạt được chính là “một sáng kiến tình thế” được đặt ra trong thời điểm căng thẳng gia tăng tại khu vực.

Tuy thỏa thuận chi tiết về các loại máy bay có thể được điều đến căn cứ vẫn chưa được thống nhất, nhưng phía Mỹ hi vọng họ sẽ có thể sử dụng căn cứ không quân này như ở căn cứ đảo Guam phía tây Thái Bình Dương.

“Ý tưởng này giống như những gì chúng tôi đã từng thực hiện ở Guam - đưa máy bay ném bom và máy bay tiếp dầu đến hoạt động và đào tạo chung với đồng minh Úc cũng như huấn luyện phi công và phi hành đoàn của họ hoạt động hiệu quả hơn trong khu vực” - tạp chí Quốc phòng dẫn lời ông Robinson.

Ông nhấn mạnh sự hiện diện máy bay ném bom của Mỹ ở Thái Bình Dương là nhân tố rất quan trọng để trấn an đồng minh và ngăn chặn các bên đối địch khác.

“Thỏa thuận về hoạt động của máy bay ném bom tầm xa có thể lấp đầy vai trò này” - ông khẳng định.

Trên thực tế, ý tưởng về việc sử dụng căn cứ không quân Úc cho hoạt động ở biển Đông từng được David Shear, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương trình bày trước các thượng nghị sĩ vào tháng 5.

Theo Sputnik News, động thái này của Mỹ được thực hiện trong nỗ lực tăng cường hiện diện tại khu vực để đối phó với một Trung Quốc đang ngày lớn mạnh và quyết đoán hơn trong tranh chấp.

Tuần trước, Mỹ cũng điều máy bay B-52 đến quần thảo trên đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, không lâu sau khi tàu khu trục USS Lassen thực hiện tuần tra trong khu vực.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục