tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 23-11-2015

  • Cập nhật : 23/11/2015

Tổng thống Obama thúc giục ASEAN sớm hoàn tất COC

Trong cuộc họp thượng đỉnh các nước ASEAN tổ chức hôm nay 21.11 tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng thống Obama kêu gọi các nước ngưng xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa việc đòi hỏi chủ quyền ở vùng Biển Đông, theo Reuters.
“Vì sự ổn định của khu vực, các nước cần phải ngưng cải tạo, xây dựng và quân sự hóa khu vực tranh chấp”, ông Obama nói trong cuộc họp giữa Mỹ và 10 nước thành viên ASEAN.
Những phát biểu này từng được người đứng đầu Nhà Trắng nhắc đến khi ông đề cập đến Trung Quốc trong Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thài Bình Dương ở Manila, Philippines kết thúc ngày 19.11. Tổng thống Obama đã thúc giục Bắc Kinh ngưng cải tạo đất và xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Theo Tổng thống Mỹ, thay đổi hiện trạng bằng việc xây dựng, cải tạo đất càng làm tình hình ở vùng biển này thêm căng thẳng. Trung Quốc là nước thực hiện nhiều kế hoạch xây dựng nhất ở Biển Đông, đáng kể nhất là xây dựng 7 đảo nhân tạo phi pháp và các công trình quân sự trên đó.
cac lanh dao 10 nuoc asean tai le khai mac hoi nghi thuong dinh asean lan 27 o kuala lumpur, malaysia sang 21.11.2015 - anh: lam yen

Các lãnh đạo 10 nước ASEAN tại lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần 27 ở Kuala Lumpur, Malaysia sáng 21.11.2015 - Ảnh: Lam Yên

Trung Quốc đã giận dữ trước phát biểu thúc giục Bắc Kinh ngưng cải tạo đất của ông Obama, cho rằng Tổng thống Mỹ không có quyền ra lệnh và hãy tránh xa những vấn đề ở Biển Đông. Bắc Kinh còn cáo buộc Washington khiêu khích và đe dọa an ninh của Biển Đông thông qua việc đưa tàu chiến tuần tra vùng biển được xem là sôi động nhất này.
Tổng thống Obama cũng thúc giục các nước ASEAN sớm hoàn tất bộ qui tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông “bao gồm những nguyên tắc giải quyết tranh chấp hoà bình, tự do hàng hải và tự do vùng trời”, theo Reuters.
ASEAN và Trung Quốc thống nhất về Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) hồi năm 2002 và cùng nhau hiện thực hóa tuyên bố này bằng bộ qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Tuy nhiên, đã 13 năm qua, cả hai bên vẫn chưa hoàn tất được bộ qui tắc ứng xử này. Nguyên nhân được cho là do phía Trung Quốc muốn trì hoãn việc hoàn tất COC trước khi Bắc Kinh thực hiện xong ý đồ xây dựng phi pháp ở Biển Đông.

Malaysia cho hải quân Trung Quốc sử dụng cảng gần Trường Sa

Malaysia và Trung Quốc đã đồng ý bằng một thỏa thuận cho phép hải quân Trung Quốc sử dụng cảng Kota Kinabalu ở đảo Borneo gần với Philippines và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thỏa thuận được 2 nước thực hiện khi đô đốc Wu Shengli, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc thăm Malaysia hồi tuần trước, theo South China Morning Post hôm 20.11 dẫn lại nguồn từ tạp chí National Interest của Mỹ. Tàu chiến Trung Quốc được phép sử dụng cảng Kota Kinabalu như điểm dừng chân để tiếp tế nhiên liệu.
Phát triển nhiều cảng thành điểm cung ứng trong một hải trình dài là kế hoạch dài hạn của hải quân Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông, ông Ni Lexiong, nhà phân tích quân sự ở Thượng Hải, Trung Quốc nhận định, theo South China Morning Post.
Kế hoạch này của Bắc Kinh có tham vọng lớn hơn là xây dựng căn cứ hải quân ở những cảng như Trung Quốc đang làm trên những đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh cũng muốn sử dụng cảng của nước khác để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình.
Chưa rõ kế hoạch sử dụng cụ thể của Trung Quốc đối với cảng Kota Kinabalu được Malaysia cho phép này. Malaysia có tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo giáo sư Hoo Tiang Boon của trường đại học kỹ thuật Nanyang, Singapore thì Malaysia ngại đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, khác với Philippines và Việt Nam.
“Người Malaysia còn thận trọong trong việc đối mặt với người Trung Quốc về vấn đề này (tranh chấp ở Biển Đông)”, ông Hoo nhận xét. Theo ông, Malaysia tránh đối đầu ngay cả khi Kuala Lumpur không hài lòng với Bắc Kinh trong chuyện hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Malaysia ở bãi cạn James và Luconia; và cả chuyện ngư dân Malaysia bị ngư dân Trung Quốc chèn ép, đánh bắt cá ở khu vực vùng biển của Malaysia.
tau khu truc uss lassen cua my thao tac cuu ho cuu nan tren bien dong sau khi tuan tra qua khu vuc da xu bi ngay 27.10 - anh: reuters

Tàu khu trục USS Lassen của Mỹ thao tác cứu hộ cứu nạn trên Biển Đông sau khi tuần tra qua khu vực Đá Xu Bi ngày 27.10 - Ảnh: Reuters

Liên quan đến việc sử dụng cảng, ông Hoo nhận định điều đó không có nghĩa hải quân Trung Quốc sẽ được phép biến nó thành căn cứ quân sự của mình như tham vọng của Bắc Kinh. “Đó là động thái dung hòa (của Malaysia) khi cảng này từng mở cửa cho hải quân các siêu cường khác như Mỹ và Pháp ghé qua”, ông Hoo phân tích.
Trong khi đó, chuyên gia Trung Quốc, ông Ni cho rằng người Mỹ hẳn sẽ không hài lòng khi Kuala Lumpur cho Bắc Kinh sử dụng cảng Kota Kinabalu, nơi mà tàu khu trục mang tên lửa dẫn dường USS Lassen của Mỹ từng ghé đến sau khi đã thực hiện tuần tra ở Đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa hồi tháng 10.2015.

Bỉ báo động an ninh tối đa vì sợ khủng bố

Bỉ đã đóng cửa ga tàu điện ngầm ở thủ đô Brussels và đặt mức an ninh cao nhất trong hôm thứ bảy 21.11 để ngăn các mối đe dọa tấn công ở các khu vực đông người, theo Reuters.

“Lời khuyên chúng tôi dành cho người dân là hãy tránh những khu vực đông người tụ tập như các trung tâm mua sắm, buổi ca nhạc, sự kiện hay các trạm giao thông công cộng bất cứ khi nào có thể”, Reuters dẫn lời một phát ngôn viên Trung tâm giải quyết khủng hoảng của chính phủ.

Mức báo động số 4 được đặt hôm nay 21.11 đến sau cuộc họp giữa các bộ trưởng, cảnh sát và cơ quan an ninh. Trước đây, những nơi có mức an ninh cao, đơn cử như Đại sứ quán Mỹ tại Bỉ cũng chỉ đặt ở mức 3, theo CNN.

Dù phát ngôn viên Bộ Nội vụ của Bỉ từ chối cho biết chi tiết dẫn tới các hành động mới đây, song đã hé lộ khả năng về “một mối đe dọa nghiêm trọng sắp xảy ra”.

Bỉ là nước có biên giới với Pháp, nơi vừa xảy ra vụ khủng bố liên hoàn hôm 13.11 làm chết ít nhất 129 người và hàng trăm người bị thương. CNN và Reuters đều cho rằng rất có thể vụ tấn công Paris đã tác động đến mức an ninh tại Bỉ, nơi cũng xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy khủng bố có thể hoành hành.

Ngày 14.11 qua, tức ngay trong hôm đầu tiên sau vụ khủng bố Paris, cảnh sát Bỉ đã bắt 3 người bị cho liên quan tới vụ việc trên, theo AFP.

Reuters cũng dẫn nguồn tin từ quan chức Pháp khẳng định cuộc tấn công ở Paris đã được lên kế hoạch tại Bỉ, quê hương của nghi phạm chủ mưu vụ khủng bố là Abdelhamid Abaaoud, người tham gia tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria và bị bắn chết trong cuộc vây ráp ở St. Denis (Paris, Pháp) ngày 18.11.

Bỉ cũng là một trong số những địa điểm vận chuyển vũ khí trái phép vào Pháp, góp phần dẫn tới việc thực hiện các vụ nổ súng diễn ra dễ dàng hơn.
Trong một diễn biến khác, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay 21.11 cũng bắt thêm một người đàn ông Bỉ gốc Ma Rốc là Ahmet Dahmani tại một khách sạn sang trọng ở thành phố Antalya, nghi có liên quan vụ tấn công khủng bố Paris vừa qua, theo Reuters.

Trung Quốc nói Mỹ khiêu khích chính trị ở Biển Đông

Theo Reuters, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân hôm nay ngang nhiên nói rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo, tại cuộc họp báo ở Kuala Lumpur. Ông Lưu biện minh rằng các cơ sở là cần thiết để bảo vệ đảo nhân tạo.

Hồi đầu tháng này, máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay gần một số đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa, nhằm thể hiện quyết tâm của Washington trong việc thách thức yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. Cuối tháng 10, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen đi vào trong phạm vi 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo.

Ông Lưu nói cuộc tuần tra của tàu Mỹ "vượt ra ngoài phạm vi tự do hàng hải. Đó là hành vi khiêu khích chính trị với mục đích là thử phản ứng của Trung Quốc". Ông Lưu còn nói rằng "tự do hàng hải và hàng không chưa bao giờ là vấn đề" tại Biển Đông.

Tổng thống Mỹ Obama hôm qua kêu gọi các nước ngừng xây đảo nhân tạo và quân sự hóa tại Biển Đông. Ông tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục thể hiện quyền tự do hàng hải ở vùng biển này.

Lãnh đạo 18 quốc gia trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản và Đông Nam Á đang họp tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, được tổ chức tại Malaysia.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông. Bắc Kinh còn ngang nhiên cải tạo và xây đảo nhân tạo phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hà Nội khẳng định mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị. 


Phương Tây nhất trí trừng phạt Nga thêm 6 tháng

Các lãnh đạo phương Tây gặp bên lề Hội nghị G20 ở Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí duy trì lệnh trừng phạt đối với Nga cho đến tháng 7 năm sau.
tong thong nga putin. anh: reuters

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, quyết định này được đưa ra dù ngày càng có nhiều lời kêu gọi phương Tây hợp tác chặt chẽ hơn với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS), sau vụ tấn công ngày 13/11 ở Paris.

Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Đức Angela Merkel, và lãnh đạo các nước Anh, Italy và Pháp đã họp ngắn trước khi bế mạc Hội nghị 20 nền kinh tế lớn (G20) tại Antalya.

Các lệnh trừng phạt đang áp đặt với Nga sẽ hết hạn vào tháng một năm sau, trước khi thỏa thuận hòa bình Minsk được thực hiện hoàn toàn. Phương Tây nói rằng tất cả điều kiện trong thỏa thuận Minsk cần phải được thực hiện trước khi họ xem xét nới lỏng biện pháp trừng phạt.

Một nhà ngoại giao phương Tây cho biết, các lãnh đạo kết luận rằng cần phải duy trì áp lực đối với Nga trước cuộc bầu cử dự kiến ​​ở miền đông Ukraine.

"Cuộc bầu cử ở Ukraine là một việc khó khăn", nhà ngoại giao nói. "Chúng tôi chỉ có cơ hội đạt được điều chúng tôi muốn nếu duy trì các lệnh trừng phạt. Cần phải giữ các biện pháp trừng phạt tài chính cho đến tận cùng", ông nói thêm.

Sau vụ khủng bố Paris, Tổng thống Pháp Hollande đã kêu gọi thiết lập một liên minh lớn giữa các quốc gia để chống lại IS. Ông dự kiến tới Moscow ngày 26/11 để thảo luận về việc hợp tác chặt chẽ hơn với Putin.

Bà Merkel sẽ dùng bữa tối với ông Hollande ở Paris trước chuyến đi của ông. Theo các quan chức Đức, bà sẽ thúc giục ông duy trì quan điểm cứng rắn về vấn đề trừng phạt.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục