Philippines quyết không từ bỏ vụ kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông
Máy bay Singapore cất cánh từ Mỹ bị dọa bom
Bỉ mở đợt truy quét khủng bố lớn, bắt 16 nghi phạm
Khủng bố âm mưu kích nổ ba quả bom trong sân vận động Đức
11 tay súng thân IS bị tiêu diệt tại Nga
Tin thế giới đọc nhanh 22-11-2015
- Cập nhật : 22/11/2015
IS dọa ‘nướng’ tổng thống Obama bằng bom xe
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã tung ra một video đe dọa tấn công Nhà Trắng bằng đánh bom tự sát và bom xe, đồng thời cảnh báo sẽ thực hiện nhiều cuộc tấn công nữa vào nước Pháp.
Theo Reuters, video dài sáu phút do chiến binh IS ở Irăq công khai đã hoan nghênh cuộc tấn công Paris, Pháp hồi tuần trước, theo bản dịch từ tiếng Ả Rập sang tiếng Anh của nhóm tình báo SITE có trụ sở tại Maryland.
IS đưa ra lời đe dọa này chỉ một ngày sau khi chúng tung video ghi lại quang cảnh của New York, tuyên bố thành phố này cũng là mục tiêu của nhóm khủng bố.
Video mở đầu bằng các đoạn tin tức về cuộc tấn công Paris và sau đó cho thấy hai chiến binh nói trong camera. Với tiêu đề "Paris trước Rome", đoạn video cho thấy một chiến binh IS đe dọa "sẽ nghiền nát" các đài kỷ niệm Pháp và thề sẽ đánh vào Nhà Trắng. "Chúng tôi sẽ cho nó nổ tung, giống như cách chúng tôi làm nổ các bức tượng ở đây" - một chiến binh nói, ám chỉ tới Nhà Trắng.
Chiến binh thứ hai đe dọa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Pháp Francois Hollande. "Chúng tôi sẽ nướng họ với những đai thuốc nổ và bom xe" - tên này nói
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói rằng video này đang được xác thực. "Mọi người trong chính quyền Mỹ đều rất nghiêm túc nhìn nhận những đe dọa này" - ông nói. Bộ An ninh Nội địa Mỹ chưa đưa ra bình luận về video.
Các nước châu Âu phá mạng lưới gian lận thuế VAT xuyên quốc gia
Cảnh sát Đức, Hà Lan và Ba Lan đã phối hợp với các lực lượng an ninh trên toàn châu Âu bắt giữ 27 đối tượng thuộc một mạng lưới thực hiện các hành vi gian lận 343 triệu USD tiền thuế giá trị gia tăng (VAT).
Cảnh sát Đức, Hà Lan và Ba Lan đã phối hợp với các lực lượng an ninh trên toàn châu Âu bắt giữ 27 đối tượng thuộc một mạng lưới thực hiện các hành vi gian lận 343 triệu USD tiền thuế giá trị gia tăng (VAT).
Cơ quan tố tụng châu Âu (Eurojust) cho biết mạng lưới này đã sử dụng một kế hoạch tinh vi làm sai lệch khoản thuế thực phải trả và thực hiện hành vi này ở nhiều quốc gia châu Âu.
Để triệt phá đường dây gian lận tinh vi này, các cơ quan an ninh của các quốc gia đã phối hợp hành động ngay từ những bước đầu của chiến dịch chung mang tên "Operation Vertigo 3."
Cũng theo Eurojust, khoảng 50 đợt rà soát đã được triển khai trong cuộc điều tra hành vi gian lận VAT có tổ chức tại 15 quốc gia châu Âu, trong đó có cả Bỉ, Anh, Cộng hòa Séc, Đan Mạch và Pháp.
Mỹ lên kế hoạch tăng cường kiểm soát thuế doanh nghiệp
Bộ Tài chính Mỹ đang xem xét nhiều biện pháp mới nhằm ngăn các công ty của nước này sáp nhập với các doanh nghiệp nước ngoài và sử dụng cái gọi là đảo thuế (Tax inversion) để tìm cách trốn thuế.
Chỉ vài tuần sau khi hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) công bố thỏa thuận mua công ty dược Allergan của Ireland với giá 113 tỷ USD, Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew đã nói với Quốc hội Mỹ rằng đảo thuế doanh nghiệp là “vấn đề nghiêm trọng” đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống thuế của nước này.
Theo Bộ trưởng, "mục đích chính của những giao dịch sáp nhập kể trên không phải là để phát triển kinh doanh, tối đa hóa lợi ích của sự phối hợp hay theo đuổi những lợi ích thương mại khác mà là để giảm thuế, thường là rất lớn."
Nhà lãnh đạo cho hay trong tuần này Bộ Tài chính sẽ công bố một số biện pháp hành chính mới nhằm ngăn chặn và giảm thiểu hơn nữa các lợi ích kinh tế của việc đảo thuế doanh nghiệp.
Đảo thuế doanh nghiệp thường phổ biến trong ngành dược phẩm, là một cách thức mà trong đó một công ty của Mỹ sẽ mua một công ty nước ngoài, thường nằm ở những nơi có mức thuế thấp, ví dụ như Ireland, sau đó đổi địa chỉ của công ty để tránh mức thuế cao tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong một tuyên bố của mình, Hạ nghị sỹ Sander Levin cho hay việc các công ty của Mỹ, trong đó có Pfizer, vẫn tiếp tục theo đuổi đảo thuế doanh nghiệp càng làm tăng tính cần thiết của việc bổ sung các biện pháp nhằm ngăn chặn xu hướng này.
Ông Levin cũng cho rằng Bộ Tài chính Mỹ, với quyền lực bị giới hạn, sẽ không thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng này và kêu gọi Quốc hội “ra tay” bằng cách loại bỏ những ưu đãi nhằm khuyến khích việc sáp nhập trong luật thuế của mình.
Khủng bố định cho nổ 5 quả bom trong trận giao hữu Đức-Hà Lan
Những chi tiết mới trong vụ điều tra âm mưu đánh bom trong trận giao hữu Đức-Hà Lan trên sân vân động HDI-Arena ở Hannover đã được hé lộ.
Các đối tượng khủng bố dự định kích nổ 5 quả bom trong vụ đánh bom liên hoàn này.
Theo báo Toàn cảnh Hannover ngày 19/11, chủ mưu của nhóm khủng bố gồm 5 tên là một người mang hộ chiếu Đức. Chính tình báo Pháp đã cung cấp cho giới chức Đức các thông tin về kế hoạch đánh bom trong trận đấu trên.
Cụ thể, các đối tượng khủng bố lên kế hoạch đặt tổng cộng 5 quả bom, gồm 3 quả trong sân vận động, một tại một trạm xe buýt và một quả ở Nhà ga chính Hannover.
Quả bom cuối cùng được hẹn giờ cho nổ muộn hơn quả đầu tiên khoảng 7 tiếng. Rõ ràng, các thông tin mà tình báo Pháp cung cấp rất chi tiết. Thậm chí tình báo Pháp còn nhận được kế hoạch cụ thể khi các đối tượng khủng bố định đánh bom tại nhà ga Hannover.
Theo kế hoạch này, một nữ khủng bố sẽ bắt tàu tới nhà ga, đặt bom ở đâu đó rồi lập tức rời nhà ga này. Và như vậy, đây không phải là một vụ đánh bom liều chết.
Ngày 17/11, giới chức Đức đã phải quyết định hủy trận giao hữu bóng đá giữa Đức và Hà Lan vào phút chót trước khi trận đấu diễn ra do nhận được những thông tin về kế hoạch đánh bom khủng bố trong trận đấu này.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật “cấm cửa” người tị nạn Syria
Dự luật do các nghị sỹ Cộng hòa hậu thuẫn, được soạn thảo gấp rút trong tuần này sau vụ tấn công khủng bố Paris...
Bất chấp lời đe dọa phủ quyết của Tổng thống Barack Obama, Hạ viện Mỹ ngày 19/11 đã bỏ phiếu thông qua một dự luật đình chỉ chương trình của ông Obama về tiếp nhận 10.000 người tị nạn Syria trong năm tới - theo tin từ Reuters.
Đây là dự luật do các nghị sỹ Cộng hòa hậu thuẫn, được soạn thảo gấp rút trong tuần này sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở thủ đô Paris của Pháp khiến 129 người thiệt mạng.
Dự luật đã được thông qua với số phiếu thuận áp đảo 289, so với số phiếu chống là 137. Có tới 47 trong tổng số 188 hạ nghị sỹ cùng đảng Dân chủ với ông Obama thể hiện lập trường trái ngược với Nhà Trắng khi bỏ phiếu ủng hộ dự luật.
Ngoài việc đình chỉ chương trình tiếp nhận 10.000 người tị nạn Syria trong năm 2016 mà ông Obama khởi xướng, dự luật còn trao quyền cho các quan chức an ninh cấp cao nhất của Mỹ - gồm người đứng đầu Cục Điều tra Liên bang (FBI), Giám đốc Cục Tình báo Trung ương (CIA), và Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa - kiểm tra từng người tị nạn Syria để xác định họ không gây ra một nguy cơ an ninh nào đối với Mỹ.
Phát biểu sau khi dự luật được thông qua, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, một người Cộng hòa, nói rằng điều quan trọng là phải hành động nhanh chóng “khi an ninh quốc gia của chúng ta bị đe dọa”. Kế hoạch tiếp nhận 10.000 tị nạn Syria trong năm 2016 được ông Obama công bố hồi tháng 9.
Sau cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện, Tổng chưởng lý của ông Obama, bà Loretta Lynch, nói rằng việc sàng lọc người di cư như cách làm vạch ra trong dự luật là thiếu thực tế và không thể làm được. Theo bà Lynch, việc các quan chức an ninh cấp cao trực tiếp sàng lọc người di cư sẽ dẫn tới sự tắc nghẽn của quy trình này.
Ngay trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, những người ủng hộ kế hoạch của ông Obama như Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa Jeh Johnson và chánh văn phòng Nhà Trắng Denis McDonough đã kêu gọi các nghị sỹ Dân chủ bỏ phiếu chống, nhưng không thành công.
Nhiều nghị sỹ Cộng hòa khẳng định một số người tị nạn có thể là chiến binh trà trộn để thực hiện âm mưu tấn công nước Mỹ. Các nghị sỹ nhấn mạnh việc ít nhất một trong những kẻ tấn công của vụ khủng bố Paris đã lẻn vào châu Âu theo dòng người di cư đi qua Hy Lạp.
Dự luật vừa được thông qua dẫn đến quy trì sàng lọc ngặt nghèo nhất từ trước đến nay của Mỹ đối với người tị nạn từ một quốc gia có chiến tranh. Được thông qua với đa số phiếu 2/3, dự luật cũng thoát được nguy cơ bị Tổng thống phủ quyết.
Dự luật hiện đã được đưa lên Thượng viện Mỹ, cũng nằm dưới sự kiểm soát của các nghị sỹ Cộng hòa, để chờ bỏ phiếu lần nữa. Nếu được thông qua tại thượng viện, dự luật cũng cần 2/3 số phiếu để tránh bị ông Obama phủ quyết.
Thủ lĩnh phe Dân chủ tại Thượng viện Harry Reid nói sẽ “không có chuyện” dự luật nói trên không được thông qua ở Thượng viện.
Nước Mỹ là một đất nước khá cởi mở với người tị nạn. Tuy nhiên, việc tiếp nhận người tị nạn từ Syria đã làm dấy lên quan ngại về việc những người mới đến có thể gây ra nguy cơ đối với an ninh quốc gia Mỹ, đặc biệt sau hai vụ tấn công của tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) vào máy bay chở khách của Nga và vào Paris mới đây.
Phát biểu tại Manila ngày 19/11, ông Obama nói nước Mỹ luôn mở rộng cửa đối với người tị nạn từ các vùng chiến sự và những người tị nạn đã trở thành “một phần trong cuộc sống Mỹ”. Theo ông chủ Nhà Trắng, “ý tưởng cho rằng người tị nạn đặt ra nguy cơ lớn hơn những du khách đổ vào nước Mỹ mỗi ngày là không phù hợp thực tế”.