Theo số liệu của McKiney, hiện ở Trung Quốc có 225 triệu hộ gia đình có thu nhập hàng năm ở ngưỡng trung bình. Những đòi hỏi ngày càng tăng của nhóm có thu nhập trung bình, những hệ lụy không mong muốn mà quá trình tăng trưởng mang lại cùng với một nền kinh tế đang giảm tốc hiện là những mối đe dọa khủng khiếp đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tin thế giới đọc nhanh trưa 11-08-2016
- Cập nhật : 11/08/2016
Cựu quan chức CIA đòi bí mật sát hại người Nga và Iran
Cựu phó giám đốc cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) cho rằng cần bắt người Nga và Iran "trả giá lớn" bằng cách bí mật sát hại.
RT hôm 9/8 dẫn lời Michael Morell, cựu phó giám đốc CIA nói rằng người Nga và Iran cần phải "trả giá lớn" cho những gì đã gây ra với Mỹ. Ông Morell nói về điều này trong chương trình "Trò chuyện cùng Charlie Rose" do đài PBS, Mỹ thực hiện.
Khi được hỏi phải chăng ông có ý muốn sát hại họ, Morell xác nhận và cho rằng việc này nên được thực hiện bí mật.
"Khi chúng ta ở chiến trường Iraq, người Iran cung cấp vũ khí cho lực lượng Shiite để giết lính Mỹ. Chúng ta cần bắt Iran và Nga trả giá trên chiến trường Syria", ông Morell nói.
Morell mong muốn Washington giúp phiến quân được Mỹ hỗ trợ tại Syria hoạt động tích cực hơn, không chỉ chống lại chính phủ của Tổng thống Asssad mà còn chống cả Nga và Iran.
Cựu quan chức CIA còn gợi ý Mỹ có thể đe dọa ông Assad thế nào, như đánh bom văn phòng tổng thống Syria vào ban đêm. Morell nói ông muốn tấn công vào cơ sở quyền lực của Assad thay vì ám sát, qua đó tạo áp lực khiến hai đồng minh của Syria là Nga và Iran phải ngồi vào bàn đàm phán.
Michael Morell về hưu tháng 8/2013, ông là người ủng hộ bà Clinton, phản đối Trump và cho rằng ứng viên đảng Cộng hòa bị Tổng thống Nga Putin thao túng. Năm ngoái, Morell lên tiếng xin lỗi "tất cả công dân Mỹ" về những sai lầm của CIA tại Iraq khiến 4.000 lính Mỹ và 25.000 thường dân Iraq thiệt mạng từ năm 2003.
Tổng thống Brazil sắp ra tòa
Ngày 10-8, với tỉ lệ 59 phiếu thuận/21 phiếu chống, Thượng viện Brazil đã thông qua quyết định truy tố Tổng thống Dilma Rousseff ra tòa vì cáo buộc vi phạm luật ngân sách, theo hãng tin Reuters (Mỹ).
Cuộc bỏ phiếu được tiến hành sau 20 giờ tranh luận dưới sự chủ trì của Chánh án Tòa án Tối cao liên bang Ricardo Lewandowski.
Phán quyết sẽ có vào cuối tháng này, thời điểm kết thúc Thế vận hội Olympic. Sau đó Thượng viện sẽ bỏ phiếu một lần nữa - với tỉ lệ 2/3 phiếu thuận - để kết án và chính thức cách chức tổng thống của bà Rousseff. Khả năng này rất lớn vì tỉ lệ cuộc bỏ phiếu ngày hôm nay đã là hơn 2/3.
Chính trị Brazil xáo trộn từ cuối năm 2015 khi xuất hiện cáo buộc bà Rousseff vi phạm luật ngân sách. Bà Rousseff bác bỏ cáo buộc, cho rằng đây là âm mưu lật đổ bà của phe cánh hữu.
Hạ viện đã đồng ý luận tội bà Rousseff từ tháng 4. Tổng thống Dilma Rousseff đã bị đình chỉ chức vụ từ tháng 5.
Một khi bị kết tội, bà Rousseff chắc chắn sẽ mất chức tổng thống, đồng nghĩa chấm dứt 13 năm cầm quyền của đảng cánh tả Công nhân. Quyền Tổng thống Michel Temer sẽ giữ chức vụ này cho đến hết nhiệm kỳ vào năm 2018.(PLO)
ASEAN cần một hệ thống chung chống khủng bố
Hai hội nghị quốc tế chống khủng bố đã chính thức khai mạc tại Bali, Indonesia, với sự tham dự của đại diện đến từ 30 quốc gia.
Ngoài ra còn có sự tham gia của ba tổ chức quốc tế, trong đó có tổng thư ký Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) Jurgen Stock và tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh. Hai hội nghị bao gồm Hội nghị quốc tế về chống khủng bố và Hội nghị cấp cao về chống tài trợ khủng bố.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh nguy cơ khủng bố ngày càng hiện rõ ở khu vực, mới nhất là vụ Indonesia hôm 5-8 bắt giữ sáu đối tượng âm mưu tấn công vịnh Marina của Singapore bằng rocket từ đảo Batam của Indonesia.
Nhóm này được cho là có liên hệ với Bahrun Naim, phần tử người Indonesia đang tham chiến cùng IS ở Syria và là kẻ chủ mưu loạt vụ tấn công ở Jakarta hồi đầu năm 2016.
Không thể đối phó một mình
Nội dung chống khủng bố xuyên biên giới là một trong những trọng tâm được thảo luận. Bộ trưởng Điều phối các vấn đề chính trị, pháp lý và an ninh Indonesia Wiranto nhấn mạnh cần tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn và theo một lộ trình bền vững để đối phó với các mối đe dọa tấn công khủng bố gia tăng.
Theo ông Wiranto, tình trạng bất ổn chính trị, ý thức hệ cực đoan hiện nay, hoạt động sử dụng mạng xã hội và sự gia tăng các nguồn tài chính phi pháp là những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gia tăng các vụ tấn công khủng bố trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, việc các tay súng IS trở về quê hương là một yếu tố góp phần dẫn tới hiện tượng "sói đơn độc", một thách thức mới cần phải lường trước trong cuộc chiến chống khủng bố.
Theo Phó thủ tướng Ahmad Zahid Hamidi của Malaysia, nhiều nước Đông Nam Á hiện nay không có hệ thống nhận diện khuôn mặt, sinh trắc học để xác định những đối tượng trên. Tại hội nghị, Malaysia cho biết đề xuất thành lập một ban thư ký chống khủng bố của nước này đã được Interpol và LHQ thông qua.
Úc siết chặt tài chính
Tại hội nghị ở Bali, Bộ trưởng Tư pháp Úc Michael Keenan cũng xác nhận thông tin các tổ chức tài chính Úc đang bị cáo buộc hỗ trợ các hoạt động khủng bố ở châu Á - Thái Bình Dương.
Ông cho biết Canberra đang điều tra mối liên hệ giữa các công dân nước mình với khủng bố.
Ngoài ra, Úc sẽ siết chặt các quy định về thẻ ngân hàng sau khi các nhà điều tra xác định những kẻ tấn công Paris năm 2015 đã sử dụng thẻ trả trước.
Theo AAP, các ngân hàng Úc trước đây thường bị lợi dụng để cung cấp tài chính cho những kẻ khủng bố tham gia các cuộc xung đột ở nước ngoài.
Mối đe dọa về tài chính ngày một lớn ở châu Á khi IS đang đẩy mạnh nguồn tài chính vào khu vực này để hỗ trợ những kẻ ủng hộ khủng bố lên kế hoạch tấn công.
PPTAK và cơ quan đồng cấp Úc AUSTRAC cũng công bố đánh giá rủi ro khu vực tại hội nghị Bali, trong đó xác định ba nguy cơ lớn nhất là hoạt động của những cá nhân, nhóm nhỏ tự chu cấp tài chính, chuyển tiền xuyên biên giới và chuyển tiền thông qua các tổ chức từ thiện.
Theo ông Keenan, những kẻ tấn công “sói đơn độc” với chi phí thấp và những vụ tấn công nhỏ gây khó cho việc theo dõi các giao dịch tài chính.
Theo PPTAK, khoảng 1 triệu USD từ các nguồn nước ngoài đã được rót vào Đông Nam Á trong năm 2014, 2015 để tài trợ cho khủng bố khu vực.(TT)
Mỹ điều ba máy bay ném bom B-2 tới Thái Bình Dương
Ba máy bay ném bom tàng hình B-2 hôm qua được triển khai tới đảo Guam ở Thái Bình Dương, giữa lúc Triều Tiên khiêu khích làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Các máy bay ném bom đi từ căn cứ không quân Whiteman, bang Missouri, Mỹ tới căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam, không quân Mỹ hôm qua thông báo.
"Máy bay ném bom đem đến khả năng ngăn chặn hiệu quả cho khu vực chịu trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, đảm bảo an ninh và ổn định khu vực của Mỹ và các đồng minh cùng đối tác của chúng tôi",UPI dẫn lời Đại tướng Terrence O’Shaughnessy, Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương, cho biết trong thông cáo. "Những máy bay ném bom này rõ ràng thể hiện sự sẵn sàng và cam kết của chúng tôi với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".
Ba máy bay B-2 hồi tháng ba cũng được huy động tới khu vực. Đó là lần triển khai đầu tiên đến khu vực kể từ tháng 8/2014. Hồi tháng 3/2013, một máy bay B-2 đi từ Mỹ tới Hàn Quốc, thả bom rỗng trong cuộc diễn tập huấn luyện. Diễn biến này được nhiều người coi là nhằm thể hiện năng lực oanh tạc cơ Mỹ trước Triều Tiên, sau khi căng thẳng gia tăng trên bán đảo.
Các máy bay B-2 sẽ ở Guam cùng thời điểm với máy bay B-1 từ căn cứ không quân Ellsworth, Nam Dakota. Một số lượng không xác định máy bay B-1 và khoảng 300 phi công được triển khai tới đây hôm 6/8. Lần cuối các máy bay B-1 đến khu vực là tháng 4/2006.