Triều Tiên dọa tấn công Nhà Trắng
Lộ bản đồ IS đánh chiếm thế giới 5 năm tới
Gia đình cố tổng thống Suharto phải trả lại 318 triệu USD
Ngày mai 14/8, châu Âu quyết định vận mệnh Hy Lạp
Đài Loan ra mắt máy bay không người lái quân sự hiện đại
Nhóm tàu sân bay Mỹ rời Biển Đông
Nhóm tàu gồm USS Stennis, các khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon, USS Stockdale và USS William P. Lawrence, cùng tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường USS Mobile Bay, đến Biển Đông hôm 1/3.
Chúng xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng sau khi Mỹ lên án Trung Quốc quân sự hóa khu vực bằng cách triển khai các tên lửa và vũ khí khác đến các đảo trên Biển Đông.
Tuy nhiên, giới chức hải quân Mỹ hôm qua cho hay nhóm tàu trên đến Biển Đông để thực hiện các hoạt động tiêu chuẩn và sự hiện diện của chúng không nhằm mục đích phô trương sức mạnh hay đối đầu với hải quân Trung Quốc.
Theo Military, nhóm tàu Stennis đã hoàn thành các hoạt động định kỳ trên Biển Đông trong 5 ngày và sau đó di chuyển vào Biển Philippines qua eo Luzon. Trong suốt quá trình trung chuyển này, nó đã tiến hành hoạt động bay thường nhật với đội bay số 9 và hoàn thành việc tiếp tế trên biển, dự trữ hàng hóa và nhiên liệu từ tàu hỗ trợ tấn công nhanh Rainier.
Theo giới chức Mỹ, các tàu của hải quân Trung Quốc đã bám sát nhóm tàu trên khi nó di chuyển qua Biển Đông nhưng liên lạc giữa hai bên diễn ra chuyên nghiệp.
Ông Matt Knight, một phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, tin rằng không tàu nào trong số trên đi vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo tranh chấp.
Theo ông Knight, việc Stennis và các tàu khác trong nhóm đi qua Biển Đông không liên quan đến những căng thẳng trong khu vực. Ông nói thêm các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương đã hoạt động tổng cộng 700 ngày trên Biển Đông trong năm 2015.
"Chúng tôi hiện diện khá liên tục ở đó. Chúng tôi đã làm điều này hàng thập kỷ qua", ông nói.
Các tàu khác, gồm tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường Antietam và tàu đổ bộ Ashland cũng tiến hành những hoạt động định kỳ ở Biển Đông vào tuần trước.
Nga không giảm chi cho vũ khí
Chi tiêu quốc phòng của Nga trong năm 2016 có thể giảm tối đa 5%, không phải 10% như thông báo trước đây. Tuy nhiên, việc cắt giảm chỉ tác động đến công tác hậu cần cũng như công trình xây dựng, chứ không ảnh hưởng hợp đồng mua sắm quốc phòng.
Đó là thông tin được Thứ trưởng Quốc phòng Nga Tatyana Shevtsova công bố trên đài RSN mới đây.
Theo báo Vedomosti, dự kiến, chi tiêu quốc phòng trong năm nay của Nga lên tới 3.140 tỉ rúp, 5% bị cắt giảm tương đương 160 tỉ rúp. Năm 2015, ngân sách quốc phòng Nga bị giảm gần 4%. Báo Vzglyad cho biết chương trình vũ trang của Nga giai đoạn 2011-2020 tốn khoảng 20.000 tỉ rúp, trong đó gần 80% dùng để mua vũ khí công nghệ cao. Lực lượng hạt nhân chiến lược, các phương tiện vũ trụ và do thám, liên lạc là những ưu tiên hàng đầu của Moscow.
Cuộc thăm dò đầu tháng 3 của Quỹ Ý kiến xã hội cho thấy 77% người Nga ủng hộ mức chi hiện nay cho tập trận quy mô trong nước trong khi 14% phản đối. Những người ủng hộ cho rằng trong bối cảnh Nga đối mặt nhiều đe dọa, tập trận sẽ duy trì sức mạnh của họ. Trái lại, những người phản đối nói nước Nga có nhiều vấn đề cấp bách khác phải chi tiêu.
Thủ tướng Dmitry Medvedev đầu tháng này công bố kế hoạch chống khủng hoảng 2016 với tổng chi phí gần 470 tỉ rúp. Khoản chi lớn nhất là cung cấp tín dụng cho các khu vực (310 tỉ rúp), hỗ trợ công nghiệp ô tô (88,6 tỉ rúp) và hỗ trợ người tàn tật (gần 30 tỉ rúp)… Trong khi đó, theo Công ty Nghiên cứu Romir, kinh tế khó khăn buộc hơn 25% người Nga đang phải cắt giảm chi tiêu cho các nhu yếu phẩm và thực phẩm so với 17% trong năm 2015.
Hải quân Trung Quốc tiếp nhận ba tàu đổ bộ xe tăng
Hạm đội Đông Hải hôm qua tiếp nhận thêm ba chiếc tàu đổ bộ xe tăng Type 072B, theo Guancha. Ba tàu này mang tên Vũ Di Sơn 914, Tồ Lai Sơn 915 và Ngũ Đài Sơn 917, thuộc loại tàu đổ bộ lớn nhất mà Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo. Tàu có lượng giãn nước tối đa khoảng 5.008 tấn, tốc độ tối đa khoảng 19 hải lý/h, dài 119,5 m, rộng 16,4 m, mớn nước 3,2 m.
Tàu đổ bộ Type 072B được thiết kế với đài chỉ huy từ kiểu mở cải tiến thành kiểu kín, có khả năng tàng hình khá tốt, đồng thời thiết kế sàn boong tàu nối thẳng, tiện lợi cho việc vận chuyển nhanh chóng các trang bị đổ bộ. Mũi tàu được lắp đặt hệ thống pháo kiểu mới, có thể bắn chuẩn xác các mục tiêu tầm gần trên biển và trong không trung, phía đuôi tàu có chỗ đáp và cất cánh cho máy bay trực thăng.
Các tàu này chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ tác chiến đổ bộ cho xe tăng và binh lính, đồng thời vận chuyển lương thực, vũ khí. Ngoài ra, nó còn có thể thực hiện các nhiệm vụ quân sự phi chiến tranh như tiếp tế, cứu hộ cứu nạn và phòng cháy chữa cháy.
Trung Quốc đã đưa vào sử dụng 6 tàu đổ bộ Type 072B cho hạm đội Đông Hải nhằm nâng cao sức chiến đấu cho hải quân tại khu vực biển Hoa Đông, nơi nước này có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản.
Trung Quốc nói Nhật Bản ‘hai mặt’
Theo Reuters, Trung Quốc và Nhật Bản thường có nhiều tranh cãi xoay quanh các vấn đề lịch sử.
Trong khi mối quan hệ hai nước đã giảm căng thẳng theo sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh vẫn nghi ngờ Nhật Bản, đặc biệt là dự luật an ninh mới đây của Nhật Bản mà cho phép quân đội nước này chiến đấu ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến 2.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 8-3 bên lề phiên họp quốc hội thường niên của Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết ông hy vọng quan hệ Trung-Nhật có thể cải thiện khi cả hai nước có “truyền thống hữu nghị”.
Ông Vương Nghị phát biểu tại cuộc họp báo ngày 8-3 bên lề phiên họp quốc hội thường niên của Trung Quốc. (Ảnh: The Star)
“Nhờ những nỗ lực của các nhà lãnh đạo sáng suốt của hai bên, nhiều dấu hiệu cho thấy sự cải thiện trong quan hệ Trung-Nhật, nhưng có ít sự lạc quan cho khả năng này” - ông Vương nói.
Vị quan chức ngoại giao hàng đầu Trung Quốc cho biết: “Tất nhiên, chúng tôi muốn thấy quan hệ Trung-Nhật thực sự cải thiện nhưng như một câu nói là để chữa bệnh, bạn phải giải quyết những vấn đề gốc rễ”.
Ông Vương nói rằng một mặt, chính phủ và các nhà lãnh đạo Nhật Bản nói những điều tốt đẹp về mong muốn cải thiện quan hệ hai nước nhưng mặt khác Tokyo “tạo khó khăn cho Trung Quốc lần này đến lần khác”. “Đây là những gì tôi gọi là sự hai mặt”.
Giao tranh ở biên giới Tunisia, 53 người chết
Giao tranh khốc liệt xảy ra giữa lực lượng quân đội Tunisia với những kẻ tấn công cực đoan ở khu vực biên giới giữa Tunisia và Libya đã làm ít nhất 53 người chết.
Theo AP, thông tin do chính phủ Tunisia cung cấp làm dấy lên lo ngại tình trạng bạo lực ở Libya có thể gây bất ổn nghiêm trọng cho toàn khu vực.
Các tay súng đã tấn công một đồn cảnh sát và các cơ sở quân sự tại thành phố Ben Guerdane vào sáng sớm 7-3 và kéo dài giao tranh tới tận chiều tối.
Cuộc giao tranh làm ít nhất 53 người chết, trong đó có 35 kẻ tấn công, 7 dân thường và 11 quân nhân Tunisia. Khu vực này sau đó được phong tỏa chờ thông báo tiếp theo.
Theo thông báo của Bộ nội vụ và Bộ quốc phòng Tunisia, bộ trưởng hai bộ đã tới nơi xảy ra sự việc để giám sát chiến dịch trấn áp những kẻ tấn công.
Tunisia cũng đã đóng cửa biên giới với Libya.
Trên đài truyền hình Wtaniya, thủ tướng Tunisia Hassid Essid cho rằng Nhà nước Hồi giáo tự xưng đã gây ra cuộc tấn công này nhằm tạo lập căn cứ của chúng ở khu vực biên giới giữa Tunisia và Libya.
Hiện chưa có nhóm nào tuyên bố nhận trách nhiệm, tuy nhiên hai trang web liên quan tới IS nói các phiến quân tổ chức này đã tham gia cuộc giao tranh.
Tổng thống Tunisia, Beji Caid Essebsi, nói: “Đây là một vụ tấn công chưa từng xảy ra, nó được lên kế hoạch và có tổ chức. Mục đích của nó có thể là kiểm soát khu vực này và tuyên bố thành lập một tiểu vương quốc mới”.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon chỉ trích vụ tấn công và tái khẳng định những cam kết của Liên Hiệp Quốc trong việc hỗ trợ nhân dân Tunisia trong cuộc chiến chống lại sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố.
Triều Tiên dọa tấn công Nhà Trắng
Lộ bản đồ IS đánh chiếm thế giới 5 năm tới
Gia đình cố tổng thống Suharto phải trả lại 318 triệu USD
Ngày mai 14/8, châu Âu quyết định vận mệnh Hy Lạp
Đài Loan ra mắt máy bay không người lái quân sự hiện đại
Tiêu thụ nước ngọt đang ở mức cao kỷ lục lịch sử, làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh gút.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Rose Gottemoeller cung cấp những thông tin mới nhất về tiến trình cắt giảm vũ khí hạt nhân nhằm tránh lặp lại thảm họa Hiroshima, Nagasaki.
Mỹ đang tiến hành đóng còn tàu đổ bộ tấn công USS Tripoli thuộc lớp America để chuyên chở loại chiến đấu cơ F-35B. Khi hoàn thành, USS Tripoli sẽ có kích cỡ tương đương với tàu sân bay của các quốc gia khác.
Truyền thông Hàn Quốc loan tin Triều Tiên xử tử Phó thủ tướng
Brazil đầu tư gần 54 tỷ USD để phát triển ngành điện tới 2018
Myanmar, Thái Lan nhất trí thúc đẩy dự án Đặc khu kinh tế Dawei
Căng thẳng leo thang ở biên giới liên Triều
Doanh nghiệp Singapore đối mặt với thách thức ở Mỹ Latinh
Tuần qua, Hải quân Mỹ đã giới thiệu kế hoạch nhằm tận dụng lợi thế trước Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa chống hạm.
Ngày 10-8, cuộc biểu tình sắc tộc ở thành phố Ferguson (Mỹ) lại bùng lên thành bạo lực khi người biểu tình đọ súng dữ dội với nhau và với cảnh sát. Tình trạng đập phá cũng xảy ra.
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất trong vòng một tháng
Ngoại trưởng Mỹ tố Trung Quốc, Nga đọc trộm e-mail
Mỹ điều 3 máy bay ném bom hiện đại nhất đến đảo Guam
Đánh bom đẫm máu ở Nigeria, 50 người chết
Đảng Cộng hòa tẩy chay Tỉ phú Donald Trump vì phân biệt giới tính
Một con tàu được báo mất tích hôm 8-8 ở eo biển Malacca ngoài khơi Malaysia được tìm thấy tại vùng biển Indonesia 1 ngày sau đó nhưng lượng dầu thô trị giá 700.000 USD đã “bốc hơi”.
Nhiều quan chức tham nhũng của Trung Quốc đã có những lời ngụy biện “không thể tin nổi” khi đối mặt với nhà điều tra.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự