tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 10-02-2016

  • Cập nhật : 10/02/2016

Nga bắt 7 thành viên IS âm mưu đánh bom Moscow

7 thành viên thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo bị bắt vì âm mưu tấn công khủng bố nhằm vào thủ đô Moscow và thành phố St. Petersburg.
quang truong do o thu do moscow, nga. anh: picsfair

Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow, Nga. Ảnh: picsfair

Nhà chức trách bắt giữ các nghi phạm tại thành phố Ekaterinburg thuộc khu vực Urals, RT hôm qua dẫn thông báo từ Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết. Tên cầm đầu đến Nga từ Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi thành viên của nhóm chủ yếu đến từ các nước Trung Á và có cả công dân Nga.

Các tay súng đang lên kế hoạch để tiến hành "những cuộc tấn công khủng bố nguy hiểm, sử dụng thiết bị nổ tự chế", phát ngôn viên FSB cho hay.

Những đối tượng này dự định bỏ trốn sang vùng đất do Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) kiểm soát ở Syria sau khi thực hiện vụ tấn công vào hai thành phố lớn nhất của Nga cũng như khu vực Sverdlovsk.

Cơ quan chức năng còn thu được các vật liệu chế tạo bom, kíp nổ, lựu đạn, súng ngắn cùng nhiều tài liệu liên quan đến chủ nghĩa cực đoan tại nơi ẩn náu của những người này.


Uy lực sát thủ diệt hạm SM-6 mới của hải quân Mỹ

Được thiết kế theo tiêu chí "hai trong một", vừa phòng thủ vừa đối kháng trên biển, SM-6 là loại tên lửa diệt hạm đầy uy lực giúp hải quân Mỹ mở rộng không gian hoạt động cho các tàu chiến lớp Aegis.
ten lua sm-6 ban thu nghiem lan cuoi tren khu truc ham uss john paul jones. anh: us navy

Tên lửa SM-6 bắn thử nghiệm lần cuối trên khu trục hạm USS John Paul Jones. Ảnh: US Navy

Hạm đội tàu tuần dương và tàu khu trục lớp Aegis của hải quân Mỹ đang được tăng cường lắp đặt các vũ khí uy lực hơn. Những năm qua, nhiều người cho rằng lực lượng tàu chiến mặt nước hùng hậu của Mỹ đang dần bị Nga và Trung Quốc vượt mặt. Song một biến thể cải tiến gần đây của tên lửa SM-6 do nhà thầu quốc phòng Raytheon phát triển đã khiến người ta phải thay đổi quan điểm này, theo National  Interest.

"Chúng tôi đang cải tiến tên lửa SM-6 để ngoài việc sở hữu năng lực phòng thủ tên lửa, nó còn có thêm khả năng diệt hạm tầm xa", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 3/2 nói tại căn cứ hải quân San Diego, California.

Về cơ bản, SM-6 sẽ trở thành loại tên lửa "hai trong một", vừa tiêu diệt các mối đe dọa từ trên không vừa diệt hạm từ xa.

Theo thông tin chính thức từ Raytheon, SM-6 có các tính năng của tên lửa đẩy và tên lửa tiêu chuẩn lắp đặt trên máy bay, đồng thời được tích hợp thêm năng lực kiểm soát dẫn đường và xử lý tín hiệu tiên tiến có trên các tên lửa không đối không tầm trung (AMRAAM).

Khi được trang bị cho khu trục hạm và tuần dương hạm, SM-6 sẽ giúp đội tàu mặt nước của Mỹ chống lại các mối đe dọa từ máy bay cánh bằng, trực thăng, máy bay không người lái, cũng như tên lửa hành trình diệt hạm.

SM-6 sẽ là thành tố then chốt làm nên năng lực kiểm soát hỏa lực và phòng không của hải quân Mỹ, giúp lực lượng này mở rộng không gian tác chiến, chống lại các mối đe dọa từ khoảng cách vượt đường chân trời.

SM-6 được dẫn đường theo cả cơ chế chủ động và bán chủ động, giúp nó tấn công chính xác mục tiêu. Vì phóng theo phương thẳng đứng nên SM-6 tương thích với các tuần dương hạm và khu trục hạm lớp Aegis hiện nay và trong tương lai.

Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar của National Interest, SM-6 từ lâu đã được nhìn nhận là một mẫu tên lửa có năng lực phòng thủ tên lửa và phòng không rất mạnh nhưng đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc cho biết vũ khí này còn có cả năng lực đối kháng trên biển.

SM-6 tích hợp hệ thống kết nối mạng và radar dò tìm chủ động, được thiết kế để tấn công các mục tiêu ngoài tầm quan sát radar của tàu. Sử dụng hệ thống tác chiến kiểm soát hỏa lực hỗn hợp của hải quân, một tàu chiến lớp Aegis có thể tấn công các mục tiêu ngoài đường chân trời nhờ dùng dữ liệu chỉ thị mục tiêu từ máy bay cảnh báo sớm E-2D "Mắt Diều hâu" tối tân.

Phạm vi hoạt động của một radar dải tần S trên chiến hạm lớp Aegis đạt khoảng 402,3 km đối với mục tiêu bay ở độ cao 9,1 km. Trong trường hợp mục tiêu bay thấp hơn, tầm dò của radar cũng bị thu hẹp và đây chính là lúc máy bay cảnh báo sớm E-2D phát huy tác dụng. Giới phân tích cho rằng tầm bắn của tên lửa SM-6 còn có thể vượt qua phạm vi 402 km.

Máy bay E-2D có khả năng theo dõi những mục tiêu trên mặt nước và trên không, vì thế khi kết hợp với tên lửa SM-6, tổ hợp này sẽ giúp các tàu chiến Mỹ tấn công hiệu quả các tàu mặt nước đối phương từ ngoài đường chân trời bởi vận tốc của tên lửa lên tới 1.191 m/s.

Đầu đạn của SM-6 tương đối nhỏ, nhưng với khả năng đánh chặn được tên lửa đạn đạo, SM-6 hoàn toàn đủ sức tiêu diệt chiến hạm của đối phương chỉ sau một lần bắn trúng.

"Đây là một vũ khí hải đối không tuyệt vời", ông Carter nhấn mạnh. "SM-6 là một trong những vũ khí uy lực và tiên tiến nhất của chúng tôi". Cũng theo ông, do SM-6 là tên lửa "hai trong một" nên đây là giải pháp tiết kiệm chi phí.

Dù đầu đạn nhỏ nhưng SM-6 vẫn sẽ phát huy hiệu quả trong thực chiến nhờ tốc độ đầu đạn. Động năng từ một tên lửa tốc độ siêu thanh có thể tạo ra sức công phá rất lớn, nhất là với các tàu chiến có lớp giáp mỏng như hiện nay, chuyên gia Majumdar cho hay.

Chỉ trong vòng một tuần, tên lửa SM-6 đã khiến các chuyên gia phân tích hải quân ở Washington nhanh chóng thay đổi thái độ, từ chỗ chỉ trích các tàu chiến Mỹ thiếu khả năng diệt hạm sang tán dương hải quân Mỹ có lực lượng tàu chiến mặt nước uy lực nhất thế giới, ông Majumdar đánh giá.


Triều Tiên bị nghi tái khởi động lò phản ứng plutonium

Quan chức tình báo hàng đầu Mỹ cho biết Triều Tiên đã tái khởi động một lò phản ứng plutonium, chất có thể sử dụng để chế tạo bom hạt nhân.
giam doc nsa james clapper (trai) trong buoi dieu tran truoc uy ban quan vu thuong vien my hom 9/2. anh: afp

Giám đốc NSA James Clapper (trái) trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hôm 9/2. Ảnh: AFP

Theo James Clapper, giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ (NSA), vào năm 2013, sau vụ thử hạt nhân thứ ba, Triều Tiên đã thông báo ý định "tân trang và khởi động lại" khu liên hợp hạt nhân Yongbyon, bao gồm các cơ sở làm giàu uranium và lò phản ứng sản xuất plutonium đã đóng cửa vào năm 2007.

"Chúng tôi đánh giá rằng Triều Tiên đã vận hành lò phản ứng đủ lâu để nó có thể bắt đầu tái chế plutonium từ nhiên liệu đã qua sử dụng trong vòng vài tuần đến vài tháng tới", Reuters dẫn lời ông Clapper, hôm qua nói trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện.

Khi hoạt động hết công suất, lò phản ứng có khả năng sản xuất khoảng 6 kg plutonium một năm, đủ cho một quả bom hạt nhân, các chuyên gia cho biết.

Triều Tiên hồi tháng 9 nói rằng cơ sở Yongbyon đang hoạt động và nước này đang cải thiện "chất lượng và số lượng" của những vũ khí mà họ có thể sử dụng để chống lại Mỹ vào "bất cứ lúc nào".

Theo ông Clapper, chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên sẽ tiếp tục đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích của Mỹ và môi trường an ninh ở Đông Á năm 2016.

Ông nói rằng Triều Tiên đã mở rộng quy mô và hiệu quả của lực lượng tên lửa đạn đạo và đang nỗ lực "phát triển một tên lửa hạt nhân tầm xa có khả năng đặt ra đe dọa trực tiếp với Mỹ". Clapper cho biết Bình Nhưỡng đã nhiều lần trưng bày công khai một tên lửa đạn đạo liên lục địa di động (ICBM).

Triều Tiên cuối tuần trước phóng vệ tinh vào không gian bằng tên lửa tầm xa, khiến Mỹ cùng các nước đồng minh và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án mạnh mẽ. Họ cho rằng động thái của Bình Nhưỡng là nỗ lực nhằm phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo.


Thổ Nhĩ Kỳ triệu đại sứ Mỹ vì bình luận về người Kurd ở Syria

Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua triệu đại sứ Mỹ tại Ankara sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói Washington không coi đảng Liên minh Dân chủ người Kurd ở Syria là tổ chức khủng bố.
tong thong tho nhi ky tayyip erdogan. anh: reuters.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters.

Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ, coi đảng Liên minh Dân chủ người Kurd (PYD) là một tổ chức khủng bố, đã bày tỏ sự bất bình về bình luận mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby đưa ra trong cuộc họp báo ngày 8/2 tại Washington, tờ Hurriyet đưa tin.

Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng PYD có liên hệ với đảng Công nhân người Kurd (PKK), bị Ankara, Washington và Liên minh châu Âu (EU) coi là một tổ chức khủng bố, đang đòi thiết lập khu tự trị ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Khi được hỏi về sự khác nhau trong quan điểm giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, hai thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Kirby ngày 8/2 đã trả lời Washington "không coi PYD là tổ chức khủng bố".

"Ngay cả những người bạn thân thiết nhất cũng không thể nhất trí với nhau về mọi chuyện", AFP dẫn lời ông Kirby nói.

Việc Washington hỗ trợ PYD và Các đơn vị Bảo vệ Người dân người Kurd (YPG) trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria suốt nhiều tháng qua là nguyên nhân tạo ra rạn nứt trong quan hệ với Ankara. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuần trước tức giận khi một phái đoàn cấp cao của Mỹ có cuộc gặp với thành viên YPG, lực lượng đang kiểm soát thị trấn Kobane, Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại sự ra đời một khu tự trị người Kurd ở Syria, tương tự như ở miền bắc Iraq, sẽ làm gia tăng tham vọng ly khai của người Kurd trong lãnh thổ nước này.


Iraq giành lại tuyến đường Ramadi - Baghdad từ IS

Các lực lượng Iraq giành lại phần lãnh thổ nối giữa thành phố Ramadi với một căn cứ quân sự lớn ở nước này từ tay nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo.
quan doi iraq o jweba, phia dong ramadi, ngay 8/2. anh: reuters.

Quân đội Iraq ở Jweba, phía đông Ramadi, ngày 8/2. Ảnh: Reuters.

Thông báo phát đi trên truyền hình quốc gia Iraq cho biết quân đội, cảnh sát và các lực lượng chống khủng bố đã giành lại một số khu vực, trong đó có thị trấn Husaiba al-Sharqiya, cách Ramadi khoảng 10 km về phía đông, Reuters đưa tin.

"(Chúng tôi) còn mở lại tuyến đường đi qua al-Khaldiya", thông báo cho biết thêm, đề cập đến tuyến cao tốc kết nối Ramadi với căn cứ Habbaniya, nơi các lực lượng thuộc liên minh do Mỹ dẫn đầu đóng quân.

Iraq tuyên bố đẩy lùi Nhà nước Hồi giáo (IS) giành lại thành phố Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar, phía tây Baghdad, vào tháng 12. Quân đội vẫn đang rà phá bom còn sót lại ở Ramadi. Phần lớn cơ sở hạ tầng tại thành phố cần được xây dựng lại.

Đợt tấn công hôm nay góp phần giúp quân đội Iraq áp sát Fallujah, thành trì của IS nằm giữa Ramadi và Baghdad, đang bị lực lượng này và dân quân dòng Shiite do Iran hậu thuẫn bao vây.

IS chiếm nhiều phần lãnh thổ ở Iraq từ tháng 6/2014. Sau thất bại ở Ramadi, nhóm phiến quân hiện còn kiểm soát Fallujah và Mosul, thành phố lớn thứ hai Iraq.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục