Canada vẫn để lại máy bay trinh sát, duy trì công tác tiếp liệu, tăng binh sĩ huấn luyện, tăng quân chiến đấu tại Iraq và Syria, sẽ đóng góp thêm 1,6 tỉ USD trong ba năm cho cuộc chiến chống IS.
Hãng tin CBC (Canada) dẫn lời Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết Canada sẽ chấm dứt các chiến dịch không kích ở Syria và Iraq nhắm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Ông cho biết chậm nhất đến ngày 22-2 Canada sẽ đưa sáu máy bay chiến đấu ở hai nước này về nước. Canada vẫn sẽ để hai máy bay trinh sát và vẫn duy trì công tác tiếp liệu cho máy bay tại khu vực, đồng thời sẽ tăng gấp ba số binh sĩ Canada làm công tác huấn luyện binh sĩ người Kurd tại bắc Iraq đánh lại IS lên 200.
Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Harjit Sajjan, Bộ trưởng Bộ Phát triển quốc tế, Thủ tướng Justin Trudeau và Ngoại trưởng Stephane Dion họp báo thông báo rút khỏi chiến dịch không kích chống IS tại Canada ngày 8-2. (Ảnh: NATIONAL POST)
Canada cũng sẽ tăng thêm quân tham gia liên minh và sẽ đóng góp hơn 1,6 tỉ USD trong ba năm tới cho cuộc chiến chống IS. Canada sẽ duy trì những hoạt động này trong ít nhất hai năm, sau đó sẽ đánh giá lại.
Ông Justin Trudeau cho rằng các chiến dịch không kích có thể dễ dàng tìm được chiến thắng quân sự và chiếm lại được lãnh thổ từ IS trong ngắn hạn, nhưng nó không thể đạt được sự ổn định về lâu dài cho người dân Iraq và Syria.
Theo ông, cách tốt nhất để tìm sự ổn định về lâu dài là có biện pháp giúp người dân địa phương tự chiến đấu với IS giành lại lãnh thổ. Canada đã có được bài học này từ một thập kỷ tham gia chiến tranh ở Afghanistan (2001-2011).
Trước khi lên làm Thủ tướng Canada từ tháng 10-2015 ông Justin Trudeau từng hứa hẹn sẽ rút Canada khỏi các chiến dịch không kích Iraq và Syria. Quyết định của Thủ tướng Justin Trudeau gặp phản đối từ phe đối lập, chỉ trích chính phủ đã hành động không đúng đắn khi liên minh chống IS đang đẩy mạnh cuộc chiến.
Ông John Earnest, người phát ngôn tổng thống Mỹ cho biết Mỹ sẽ tiếp tục bàn bạc với Canada về các bước đi tiếp theo Canada có thể thực hiện để giúp củng cố sức mạnh chống IS. Mỹ đang chịu áp lực rất lớn từ các nước tham gia liên minh phải thuyết phục Canada làm nhiều hơn trong cuộc chiến chống IS.
Theo ông John Earnest, trong ngày 8-2 Tổng thống Obama đã có cuộc nói chuyện với Thủ tướng Justin Trudeau, và hai người sẽ gặp nhau tại Mỹ vào tháng tới.
Tàu vũ trụ mới của NASA chạy bằng ánh sáng mặt trời
Trong năm 2018, tàu vũ trụ NASA sẽ lần đầu vượt ra khỏi quỹ đạo Trái đất hoàn toàn bằng ánh sáng mặt trời.
Công nghệ này khiến việc thăm dò hệ mặt trời và không gian giữa các vì sao ít tốn kém hơn rất nhiều.
Tàu vũ trụ trị giá 16 triệu USD, được gọi là Tàu trinh thám Tiểu hành tinh Gần Trái đất (NEA), là một trong 13 tải trọng (playload) được NASA công bố vào thứ Ba (2-2). Chúng sẽ tham gia chuyến bay đầu tiên của Hệ thống Phóng Không gian – siêu tên lửa được thiết kế để thay thế tàu con thoi và trong tương lai, gửi tàu vũ trụ Orion lên sao Hỏa.
Tàu do thám NEA sẽ mất 2 năm để có thể đến đích – tiểu hành tinh 1991 VG. Tấm năng lượng hút ánh sáng mặt trời và tạo ra lực đẩy liên tục, đẩy con tàu về phía trước với tốc độ 28,6km/s.
“Cánh buồm” năng lượng mặt trời được làm từ vật liệu siêu mỏng, độ phản chiếu cao
Những tấm năng lượng mặt trời được làm bằng vật liệu siêu mỏng, có độ phản chiếu cao. Khi một photon từ mặt trời chạm bề mặt, nó bị bật ra và chuyển động lượng tới tàu vũ trụ.
Khái niệm “cánh buồm” năng lượng mặt trời có từ năm 1924. Những người tiên phong về tên lửa của Liên Xô Konstantin Tsiolkovsky và Friedrich Tsander đã hình dung về tàu vũ trụ “sử dụng chiếc gương khổng lồ với phiến mỏng” và khai thác “áp lực của ánh sáng mặt trời để đạt được vận tốc vũ trụ.”
NASA bắt đầu đầu tư vào công nghệ này vào cuối những năm 90. Vào năm 2010, NASA phóng thành công một vệ tinh nhỏ dùng năng lượng mặt trời vào quỹ đạo Trái đất. Vệ tinh này ở ngoài quỹ đạo 240 ngày trước khi tái nhập khí quyển.
Tấm năng lượng mặt trời trở nên khả thi nhờ vào cuộc cách mạng trong ngành điện tử. “30 năm trước, thiết bị điện tử không quá nhẹ” – Les Johnson, Cố vấn Kỹ thuật NASA, nói. “Bạn không thể tạo ra một tàu vũ trụ đủ nhỏ mà không cần tấm năng lượng khổng lồ. Với kích thước thành phần ngày càng được thu nhỏ, chúng ta giờ đây có thể tạo ra tàu vũ trụ thực sự nhỏ, nhẹ cùng với tấm năng lượng có kích thước hợp lý hơn.”
Mặc dù có kích thước khiêm tốn, tàu thăm dò chứa đầy đủ dụng cụ để tiến hành một cuộc khảo sát bao quát tiểu hành tinh 1991 VG – gồm chụp ảnh và đo lường thành phần hóa học, kích thước và chuyển động của hành tinh.
LHQ thừa nhận cấm vận Triều Tiên vô hiệu quả
Một ủy ban gồm các chuyên gia Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo xác định các biện pháp trừng phạt của LHQ đã thất bại trong việc ngăn chặn CHDCND Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân và tên lửa.
Bất chấp cấm vận LHQ, chính quyền nhà lãnh đao Kim Jong-Un vẫn phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa - Ảnh: Reuters
Theo AFP, báo cáo khẳng định: “Có rất nhiều câu hỏi nghiêm trọng về hiệu quả của cơ chế cấm vận LHQ đối với CHDCND Triều Tiên. Cấm vận không thể ngăn chặn CHDCND Triều Tiên cải thiện và mở rộng năng lực hạt nhân và tên lửa”.
Điều tra của các chuyên gia LHQ cho thấy Bình Nhưỡng đã tìm ra được nhiều “đường vòng” để vô hiệu hóa các biện pháp cấm vận quốc tế. Các công ty vận tải biển CHDCND Triều Tiên thuê tàu mang cờ nước ngoài, đăng ký tên công ty ở nước ngoài và thuê thủy thủ đoàn nước ngoài để tránh cấm vận.
Báo cáo cũng chỉ trích một số quốc gia châu Phi không tuân thủ các biện pháp cấm vận của LHQ khi bán thiết bị và nguyên liệu cho CHDCND Triều Tiên. Một số nước thành viên LHQ thậm chí phớt lờ các biện pháp cấm vận và vẫn làm ăn với Bình Nhưỡng.
Các chuyên gia đánh giá CHDCND Triều Tiên đang đặt trọng tâm vào chương trình tên lửa, tập trung phát triển tên lửa tầm ngắn, nâng cấp các cơ sở tên lửa hiện tại và tăng cường phát triển công nghệ phóng tên lửa từ tàu ngầm. Hiện Bình Nhưỡng cũng đang nâng cấp cơ sở đóng tàu ngầm Sinpo.
Báo cáo được đưa ra trong thời điểm Hội đồng Bảo an LHQ đang thảo luận về một nghị quyết mới nhằm tăng cường trừng phạt CHDCND Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo mới đây.
Bất chấp sự thất bại của cấm vận, nhóm chuyên gia LHQ vẫn đề xuất Hội đồng Bảo an đưa thêm ba tổ chức và bốn cá nhân CHDCND Triều Tiên vào “danh sách đen” trừng phạt, bị đóng băng tài sản và cấm đi lại toàn cầu.
Nhóm chuyên gia cũng đề xuất đưa máy bay không người lái và các công nghệ có liên quan vào danh sách cấm vận CHDCND Triều Tiên.
Hai tàu hỏa tông nhau ở Đức, 100 người bị thương
Reuters BBC đưa tin nhiều người chết và khoảng 100 người bị thương sau khi hai con tàu tông nhau ở bang Bavaria, miền nam Đức.
Reuters dẫn lời một phát ngôn viên cảnh sát nói hai con tau tông trực diện nhau.
"Khoảng 100 người bị thương, hàng chục người bị thương nặng và một số người chết", ông cho biết.
Hãng thông tấn DPA của Đức dẫn một nguồn tin cảnh sát cho biết ít nhất hai người chết.
Vụ tai nạn xảy ra vào 6g48 sáng ở thị trấn Bad Aibling, góc phía đông nam Đức. Các đội cứu hộ đang ở hiện trường.
Cảnh sát Hong Kong đụng độ dữ dội với người biểu tình
Ngày 9-2, cảnh sát Hong Kong đã dùng dùi cui và hơi cay để trấn áp các đám đông biểu tình sau một cuộc đụng độ dữ dội trên đường phố.
Người biểu tình Hong Kong đốt thùng rác ở khu Mong Kok - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, người biểu tình ném gạch đá về phía cảnh sát khi đụng độ nổ ra. Nhiều người khác đốt thùng rác trên đường phố khu Mong Kok, nơi rất gần trung tâm tài chính Hong Kong. Cảnh sát đã bắn chỉ thiên hai phát để cảnh cáo.
Xung đột nổ ra khi cảnh sát dàn quân để dẹp các quầy bán hàng rong bất hợp pháp ở Mong Kok. “Để đảm bảo an ninh và trật tự công cộng, cảnh sát đã phải thực hiện các hành động mạnh mẽ, bao gồm việc sử dụng dùi cui và hơi cay” - cảnh sát Hong Kong tuyên bố.
Trạm tàu điện ngầm ở Mong Kok tạm thời đóng cửa. Cảnh sát bắt giữ ba người đàn ông vì tội tấn công người thi hành công vụ. Ngoài ra còn hơn 20 người khác bị bắt. Ba cảnh sát bị thương, phải nhập viện điều trị.
Đến nay cuộc biểu tình đã chấm dứt. Nhà chức trách cho biết đang lên kế hoạch đối phó với nguy cơ xảy ra đụng độ bạo lực trong đêm nay. “Đây không phải là lần đầu tiên bạo lực nổ ra ở Mong Kok. Tôi rất thất vọng với chính phủ” - ông Paul Lee, một nhân viên bảo vệ ở Mong Kok, bức xúc.
Mong Kok là nơi xảy ra nhiều cuộc đụng độ dữ dội khi người dân Hong Kong biểu tình hồi cuối năm 2014 đòi phổ thông đầu phiếu.
Người biểu tình ném đá về phía cảnh sát - Ảnh: Reuters
Cảnh sát Hong Kong dùng dùi cui và hơi cay để trấn áp người biểu tình - Ảnh: Reuters
Một người đàn ông bị thương bị cảnh sát bắt giữ - Ảnh: Reuters
Đây là vụ biểu tình bạo lực nhất ở Hong Kong trong thời gian qua - Ảnh: Reuters
Một cảnh sát bị thương được điều trị tại chỗ - Ảnh: Reuters
Chiến dịch Bão táp Sa mạc là đợt tập kích đường không quy mô lớn sử dụng những vũ khí, công nghệ làm thay đổi nghệ thuật tác chiến không quân hiện đại.
Mỹ và Ấn Độ cân nhắc tuần tra chung trên Biển Đông
Rơi máy bay quân sự ở Myanmar, Indonesia
Bất chấp cam kết, gián điệp mạng Trung Quốc tiếp tục nhắm vào Mỹ
NATO tăng cường hiện diện về phía gần Nga
John McCain muốn biết tại sao Mỹ vẫn dùng động cơ tên lửa Nga
Tình báo Mỹ: Trung Quốc sẽ tiếp tục xây đảo nhân tạo ở Biển Đông
Trung Quốc đứng trước nguy cơ lan truyền virus Zika
Mỹ ráo riết chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh với ASEAN
Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên bị xử tử?
Mỹ dự chi 146 triệu USD hỗ trợ quốc phòng Israel
Tên lửa mới của Triều Tiên có tầm bắn bao phủ gần hết Mỹ
CHDCND Triều Tiên lại sản xuất plutonium
6 chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận Hy Lạp
Bầu cử sơ bộ tổng thống Mỹ: Bà Hillary Clinton thất bại ở New Hampshire
Bắt chủ đầu tư và hai kiến trúc sư tòa nhà bị sập sau động đất
Nga bắt 7 thành viên IS âm mưu đánh bom Moscow
Uy lực sát thủ diệt hạm SM-6 mới của hải quân Mỹ
Triều Tiên bị nghi tái khởi động lò phản ứng plutonium
Thổ Nhĩ Kỳ triệu đại sứ Mỹ vì bình luận về người Kurd ở Syria
Iraq giành lại tuyến đường Ramadi - Baghdad từ IS
Mỹ đưa lá chắn tên lửa tới Hàn Quốc "càng nhanh càng tốt"
Bà Merkel nổi giận gọi điện 'chất vấn' Giáo hoàng Francis
Quân khu miền Nam của Nga tập trận đột xuất
Ngoại trưởng Philippines từ chức
Trực thăng quân sự Nga rơi, 4 binh sĩ thiệt mạng
Báo Mỹ: Chiến tranh thế giới thứ 3 chỉ còn cách vài tấc
Nga phá âm mưu IS tấn công thủ đô Moscow
Nga kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngưng ‘làm to chuyện’
Hơn 300 quân khủng bố bị tiêu diệt trong một trận đánh ở Syria
Tổng thống Chechnya sắm súng bắn tỉa
Hội đồng Bảo an quyết trừng phạt Triều Tiên
Mỹ nói tên lửa Triều Tiên đưa hai vật thể vào quỹ đạo
Hàn Quốc nã súng cảnh cáo tàu tuần tra Triều Tiên
Thiên thạch rơi xuống Ấn Độ, 1 người chết
UAE sẵn sàng đưa bộ binh đánh IS ở Syria
Năm mới Bính Thân đón chờ nhiều biến động
Đi diễn thuyết, ông bà Clinton bỏ túi 153 triệu USD
Triều Tiên nói thử tên lửa "thành công", quốc tế chỉ trích dữ dội
“Venezuela có thể phải đổi vàng lấy tiền trả nợ”
Lệnh Hoàn Thành tiết lộ cho tình báo Mỹ bí mật thâm cung của Bắc Kinh
Ý đồ của Thổ Nhĩ Kỳ trong thương vụ tên lửa với Trung Quốc
Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa
Ngoại trưởng Syria: Nước ngoài xâm lược Syria sẽ ra về trong quan tài
Iran nói Ả Rập Xê Út đưa bộ binh sang Syria là 'tự sát'
Somali xác nhận máy bay chở khách bị đánh bom