tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 07-12-2015

  • Cập nhật : 07/12/2015

Trung Quốc vung tiền chinh phục châu Phi

chu tich trung quoc tap can binh (trai) bat tay tong thong zimbabwe, ong robert mugabe (phai) tai dien dan hop tac chau phi - trung quoc lan 6. o giua la tong thong nam phi jacob zuma - anh: reuters

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) bắt tay Tổng thống Zimbabwe, ông Robert Mugabe (phải) tại Diễn đàn hợp tác châu Phi - Trung Quốc lần 6. Ở giữa là Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma - Ảnh: Reuters


Tại Diễn đàn hợp tác châu Phi-Trung Quốc lần thứ 6 tại Johannesburg (Nam Phi), Trung Quốc quyết định viện trợ tài chính 60 tỉ USD cho châu Phi để tài trợ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.
Trung Quốc tiếp tục xu thế được gây dựng từ năm 1996 đến nay là dành sự quan tâm đặc biệt tới châu Phi và dần bỏ xa các đối tác bên ngoài khác.
Cách làm của Trung Quốc khác biệt cơ bản với những đối thủ cạnh tranh như Mỹ, EU, Nhật Bản hay Ấn Độ. Trung Quốc đầu tư trực tiếp và viện trợ tài chính cho châu Phi nhiều hơn hẳn mà lại không ràng buộc vào bất cứ điều kiện chính trị nào, hợp tác đầu tư hướng tới lâu dài và đặc biệt biết chi đúng chỗ và đúng lúc. Trung Quốc đã dễ dàng chinh phục được châu lục này nhờ thế.
Châm ngôn “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” không chỉ mở đường cho Trung Quốc xâm nhập và gây dựng ảnh hưởng mà còn gắn kết đến mức ràng buộc châu lục vào Trung Quốc.
Ở diễn đàn năm nay, Trung Quốc không thay đổi mà tiếp tục cách thức quan hệ lâu nay. Lại vung ra khoản tiền lớn, kết hợp với những cam kết hợp tác to tát. Không làm như thế, Trung Quốc sẽ khó duy trì được những ưu thế nổi trội đang có.
Nhu cầu về nguyên vật liệu và năng lượng, thị trường cũng như xuất khẩu lao động của Trung Quốc ngày càng lớn và vì thế châu Phi trở nên ngày càng quan trọng đối với Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc bị cạnh tranh ngày càng không khoan nhượng bởi các đối tác khác, trong đó có cả những đối tác dùng chính phương cách quan hệ của Trung Quốc để cạnh tranh. Cho nên Trung Quốc lại phải tiếp tục để đồng tiền đi trước.

Rộ tin đồn đặt bom ám sát ông Kim Jong-un

Tại Triều Tiên đang lan truyền tin đồn về một âm mưu ám sát nhà lãnh đạo Kim Jong-un bằng bom gần đây.

Theo đài RFA, một nguồn giấu tên tiết lộ một hộp thuốc nổ TNT (chứa 20 kg thuốc nổ) được tìm thấy trên mái của sân bay Kama hôm 6-10, một ngày trước khi ông Kim đến thăm nơi này, khiến chuyến đi bị hủy ngay lập tức.

Sân bay Kalma (hay còn gọi là sân bay quốc tế Wonsan) là công trình cải tạo lớn, được thi công trong 2 năm qua, theo trang NK News chuyên về tin Triều Tiên. Sân bay mới hoàn tất thi công và ra mắt công chúng cuối tháng 9 qua.

Ông Kim Jong-un thị sát sân bay quốc tế Sunan ở Bình Nhưỡng hồi tháng 6-2015. Ảnh: KCNA
Ông Kim Jong-un thị sát sân bay quốc tế Sunan ở Bình Nhưỡng hồi tháng 6-2015. Ảnh: KCNA

Cũng theo nguồn tin của RFA, phát hiện ra thuốc nổ là Ủy ban An ninh chính trị quốc gia Triều Tiên (SPSD) trong khi Bộ chỉ huy Vệ binh tối cao của ông Kim không tìm thấy gì trong cuộc lục soát trước đó.

Vụ việc xảy ra hồi đầu tháng 10-2015 nhưng sau 2 tháng mới được tiết lộ. Tuy nhiên, ông Jeong Jin-man, cựu chuyên gia rà phá thuốc nổ của Lực lượng đặc biệt Hàn Quốc, cho NK News hay nhiều khả năng đây chỉ là một tin đồn khác về Triều Tiên bởi thuốc nổ TNT không thể sử dụng như cách RFA mô tả.

Trong trường hợp thật sự có thuốc nổ, theo ông Jeong, sẽ xảy ra 2 giả thuyết: Hoặc đội bảo vệ ông Kim Jong-un dính líu vào âm mưu ám sát; hoặc SPSD dàn dựng vụ việc để giành được sự tín nhiệm của nhà lãnh đạo cũng như hạ uy tín đội bảo vệ.

Tương tự, nghị sĩ Hàn Quốc Joo Ho-young của đảng cầm quyền Saenuri nghi ngờ thông tin của RFA không chính xác. Là người đứng đầu Ủy ban Tình báo quốc hội, ông Joo nhấn mạnh với báo Korea Times: "Không hề phát hiện điều gì bất thường liên quan tới sân bay trên vào khoảng thời gian được nhắc đến".


IS đã có máy bay, đang huấn luyện phi công cảm tử

Các chuyên gia quân sự đang cảnh báo về mối đe dọa từ các cuộc không kích của IS nhắm vào châu Âu, khi có những thông tin mới nhất cho thấy IS đang huấn luyện phi công cảm tử.

Tại căn cứ quân sự ở ngoại ô thành phố Sirte ở Libya, IS bắt đầu đào tạo phi công. Hiện các lực lượng khủng bố đã trong tay một số máy bay nhỏ mà quân nổi dậy chiếm được sau khi lật đổ chế độ Muammar Gaddafi và ít nhất một buồng lái giáo cụ mô phỏng bay, báo Sự thật Komsomol ngày 6.12 dẫn tin kênh truyền hình Fox News cho biết.

Đã xuất hiện mối lo sợ về khả năng xảy ra các cuộc không kích khủng bố ở châu Âu.

“Chúng tôi biết rằng các phần tử thánh chiến đang cố gắng tìm mọi cách để gây thiệt hại cho phương Tây, và nếu chúng có thể đánh bom liều chết bằng xe hơi thì chắc chắn cũng có thể làm tương tự bằng máy bay”, đại tá Jacques Neria, cựu nhân viên tình báo quân sự Israel, cho biết trên kênh truyền hình Fox.

can cu khong quan o sirte gan dia trung hai, thuan tien cho is tien hanh cac cuoc khong kich cam tu vao chau au - anh: reuters

Căn cứ không quân ở Sirte gần Địa Trung Hải, thuận tiện cho IS tiến hành các cuộc không kích cảm tử vào châu Âu - Ảnh: Reuters

Ông Neria cho rằng chỉ cần thu lượm kiến ​​thức sơ đẳng qua dụng cụ mô phỏng bay là bọn khủng bố có thể thực hiện được những cuộc tấn công liều chết vốn không cần đến những kỹ năng bay phức tạp. Theo ông, chỉ với kỹ năng bay sơ đẳng, một tên khủng bố có thể lái máy bay lao thẳng vào tòa thánh Vatican chẳng hạn, mà từ Libya đến Roma chỉ mất có nửa giờ bay.


Quốc hội Hy Lạp thông qua ngân sách 'thắt lưng buộc bụng' năm 2016

Quốc hội Hy Lạp đã thông qua ngân sách cho năm 2016 với những cắt giảm mạnh trong chi tiêu cũng như tăng thuế để làm vừa lòng các chủ nợ quốc tế, theo Reuters ngày 6.12.

Theo ngân sách năm 2016, Hy Lạp sẽ cắt giảm chi tiêu đến 5,7 tỉ euro (6,2 tỉ USD), trong đó ngân sách chi cho lương hưu sẽ giảm 1,8 tỉ euro và ngân sách quốc phòng mất 500 triệu euro. Khoảng cắt giảm của năm 2016 nhiều hơn năm trước đó 1,5 tỉ euro. Trong khi đó, ngân sách thu từ thuế dự kiến sẽ tăng thêm 2 triệu euro, theo Reuters.

"Bản ngân sách này là một quyết định khó khăn với một chính phủ luôn muốn nhấn mạnh vào công bằng xã hội", Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras phát biểu trước phiên bỏ phiếu của quốc hội. Chính phủ của ông Alexis Tsipras đang đứng trước áp lực phải giữ lại những lợi ích thiết thực nhất cho những người dân nghèo của Hy Lạp sau khi ký vào gói cứu trợ thứ ba với các nước trong Khu vực đồng euro hồi tháng 8.
Bản ngân sách được thông qua với số phiếu sát sao, 153 phiếu thuận so với 145 phiếu chống và 2 người vắng mặt. Được biết Quốc hội Hy Lạp gồm 300 ghế.
Mặc cho những khoản cắt giảm, Thủ tướng Hy Lạp nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên trong 5 năm qua, ngân sách chi cho bệnh viện, chính sách an sinh xã hội và tạo việc làm tăng nhẹ trong khuôn khổ các điều kiện ngặt nghèo của gói cứu trợ quốc tế.
Trong khi đó, lãnh đạo tạm thời đảng Dân chủ mới đối lập tại Hy Lạp, ông Yiannis Plakiotakis nói: "Bản ngân sách quốc gia đầu tiên của đảng Liên minh của cánh tả cấp tiến cho thấy rằng những điều họ nói lâu nay về "sự nhạy cảm của xã hội" chỉ là hư cấu. Năm 2016 sẽ còn tồi tệ hơn 2015 rất nhiều".
Bản thân Thủ tướng Alexis Tsipras từng phản đối các chính sách "thắt lưng buộc bụng" mà cộng đồng quốc tế ra điều kiện đối với Hy Lạp để được cứu trợ, nhưng đến giữa năm 2015, khi chính phủ Hy Lạp hết tiền và trên đà phải rời khỏi Khu vực đồng euro, ông Alexis Tsipras đã ký gói cứu trợ trị giá hơn 90 tỉ USD từ châu Âu.

Bốn nhà báo Trung Quốc bị ngừng việc vì nói ông Tập Cận Bình từ chức

Trong một bài báo đăng ngày 4.12 trên China News Service, hoạt động tương tự Tân Hoa xã, Chủ tịch Tập Cận Bình được nhắc đến khi tham dự diễn đàn Trung Quốc - châu Phi ở Johannesburg, Nam Phi. Bài báo nói rằng ông Tập “từ chức” tại diễn đàn.
Sự thật đây chỉ là sự nhầm lẫn do “lỗi đánh máy”, lẽ ra bài báo phải viết là ông Tập “phát biểu” tại diễn đàn thì lại nhầm sang “từ chức”. Trong tiếng Hoa, “từ chức” được phát âm và viết là “ci zhi” theo phiên âm Pinyin, trong khi chữ ‘phát biểu” có cách phiên âm và đọc tương tự, đó là “zhi ci”.
Pinyin là Bính âm hay Phanh âm là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc.
Vì sự cố sai sự thật gây ảnh hưởng đến lãnh đạo này mà 2 phóng viên và 2 biên tập viên của China News Service bị đình chỉ công tác, theo South China Morning Post hôm nay 6.12. Hai phóng viên đưa tin nhầm lẫn này được nói là phóng viên thường trú ở văn phòng Nam Phi của China News Service.
Một điều lạ là lỗi được xem là nghiêm trọng này lại không được phát hiện không chỉ ở China News Service mà nhiều trang thông tin trên mạng đăng lại cũng giữ nguyên câu ông Tập “từ chức” tại diễn đàn. Đến hôm qua 5.12 các trang mạng này mới sửa lỗi.
China News Service cũng đã đính chính và xin lỗi đọc giả về lỗi đánh máy trên.
Vụ sai lầm xảy ra ở China News Service chỉ 2 ngày sau một bài báo của Tân Hoa xã đã phiên âm tên của Tổng thống Mỹ Barack Obama sang tiếng Hoa là “Ao Ba Ma” khi hãng thông tấn nhà nước này tường thuật cuộc gặp giữa ông Obama với ông Tập. Tuy nhiên, không có sự đính chính và sửa chữa gì đến giờ, theo South China Morning Post.
Giới chức Trung Quốc thường yêu cầu các tờ báo khi tường thuật những sự kiện lớn có nguyên thủ hoặc lãnh đạo đảng cấp cao phải sử dụng bài báo của cơ quan thông tấn nhà nước.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục