tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 31-12-2015

  • Cập nhật : 31/12/2015

Quan tham Trung Quốc giấu 30 triệu USD tiền mặt trong nhà

Một quan chức ngành năng lượng của Trung Quốc hôm 29-12 đã thừa nhận tại tòa về việc cất giấu hơn 30 triệu USD tiền mặt có được do tham nhũng trong nhà.
ong wei pengyuan- cuu pho vu truong phu trach nganh than thuoc cuc nang luong quoc gia trung quoc  (anh: ap)

ông Wei Pengyuan- cựu phó vụ trưởng phụ trách ngành than thuộc Cục Năng lượng Quốc gia Trung Quốc  (Ảnh: AP)

Theo Busines Standard, hôm29-12, tòa án nhân dân TP Bảo Định thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc cho biết ông Wei Pengyuan - cựu phó vụ trưởng phụ trách ngành than thuộc Cục Năng lượng Quốc gia Trung Quốc - đã thừa nhận nhận hối lộ 221 triệu nhân dân tệ (tương đương 32,5 triệu USD) và không giải thích được nguồn gốc của số tài sản khác trị giá 131 triệu nhân dân tệ (tương đương 20,2 triệu USD).

Số tiền này vượt xa số tiền 6 triệu USD mà cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc Liu Tienan nhận hối lộ. Ông này đã bị kết án chung thân vào tháng 12 năm ngoái.

Đây được coi là một trong những vụ án  tham nhũng gây xôn xao dư luận nhất ở Trung Quốc. Vụ việc được phanh phui từ cuối năm 2014 sau khi có thông tin cho biết các điều tra viên đã phải huy động 16 máy đếm tiền để đếm số tiền mặt giấu trong nhà ông Wei. Đây là vụ phát hiện cất giấu tiền mặt phi pháp lớn nhất ở Trung Quốc từ trước đến nay.

Tòa án cho biết ông Wei đã tích trữ của cải bằng bốn loại tiền khác nhau, cùng với vài cân vàng, ba ô tô và bằng các tranh nghệ thuật. Hiện tòa án chưa đưa ra phán quyết cuối cùng.


Tư lệnh hải quân Iran: 'Mỹ run sợ tàu tấn công nhanh Iran'

Tư lệnh hải quân Iran cho rằng tàu chiến Mỹ được triển khai ở vịnh Ba Tư đang vô cùng sợ hãi trước sức mạnh của các tàu tấn công nhanh. 
tau tan cong nhanh cua iran phong ten lua. anh: epa

Tàu tấn công nhanh của Iran phóng tên lửa. Ảnh: EPA

"Mỹ, nước vừa vào vịnh Ba Tư với tất cả sức mạnh quân sự của mình, đang tuân thủ luật chơi của các tàu cao tốc Iran", hãng thông tấn Farsdẫn lời Chuẩn Đô đốc Ali Fadavi hôm 27/12 nói tại tỉnh Hormozgan, miền nam nước này.

"Dù có sức mạnh quân sự to lớn, Mỹ run sợ các tàu cao tốc Iran vì họ biết rằng những con tàu cỡ nhỏ chỉ dài vài mét này có sức mạnh hủy diệt, có thể tiêu diệt các tàu chiến dài hàng trăm mét của họ", ông nói thêm. Các tàu cao tốc của hải quân Iran được cho là đã trang bị tên lửa hành trình tầm xa Qader. 

Theo Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ, các tàu hải quân của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran hôm 26/12 phóng "một số tên lửa không dẫn đường" chỉ 23 phút sau khi thông báo trên radio hàng hải về việc chuẩn bị tập trận bắn đạn thật và cảnh báo các tàu tránh khỏi khu vực. 

Kết quả là một quả tên lửa chỉ cách tàu sân bay Mỹ USS Harry Truman khoảng 1,3 km khi nó đi qua eo biển Hormuz. Một tàu khu trục Mỹ và một tàu khu trục nhỏ của Pháp lúc đó cũng đang ở trong khu vực. 

Telegraph dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho hay các tên lửa được phóng đi từ "tàu tấn công nhanh ven bờ" của hải quân Iran, khi nó đang ở vùng biển của Oman. Các quan chức quân sự Mỹ nói thêm rằng dù người Iran dường như không nhắm vào bất cứ tàu cụ thể nào trong cuộc tập trận, hành động của họ là "khiêu khích không cần thiết và không an toàn". 


'Trung Quốc chờ xem sự chân thành của Nhật Bản'

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 29-12 nói rằng Bắc Kinh sẽ "chờ xem" Tokyo chân thành đến mức nào sau khi Hàn Quốc và Nhật Bản đạt được một thỏa thuận lịch sử về giải quyết vấn đề "phụ nữ giải khuây".
"Chúng tôi luôn yêu cầu Nhật Bản phải đối mặt với sự thật lịch sử về việc xâm lược của nước này, học những bài học của lịch sử cũng như có những hành động cụ thể để giành lại lòng tin của các nước láng giềng ở châu Á và cộng đồng quốc tế" - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang nói trước báo giới hôm 29-12.
Trước đó hôm 28-12, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản và người đồng cấp Hàn Quốc cho biết vấn đề "phụ nữ giải khuây" sẽ được giải quyết "xong xuôi và không thay đổi" nếu tất cả điều kiện được đáp ứng.
"Phụ nữ giải khuây" là cụm từ chỉ những phụ nữ bị quân Nhật bắt làm nô lệ tình dục trong Thế chiến 2, một vấn đề "nhức nhói" từ lâu nay giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Reuters cho biết các học giả Trung Quốc ước tính có khoảng 200.000 phụ nữ Trung Quốc đã bị quân Nhật bắt làm nô lệ tình dục trong Thế chiến 2.

Khi được hỏi liệu Trung Quốc tin rằng Nhật Bản sẽ chân thành trong việc giải quyết vấn đề này hay không, ông Lu cho biết Bắc Kinh sẽ "chờ xem" động thái của Tokyo.
"Cũng giống như bạn, về việc liệu Nhật Bản có thể thực hiện điều đó hay không, nếu lời nói và hành động của nước này nhất quán từ đầu đến cuối, chúng tôi sẽ chờ xem" - ông Lu nhấn mạnh.

Trong khi đó, một bài bình luận đăng trên trang nhất của tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) nói rằng vấn đề "phụ nữ giải khuây" đã hình thành một phần lịch sử xâm lược của Nhật Bản.

"Khả năng chính phủ Nhật Bản sẽ rút lại lời hứa của mình có thể xảy ra. Những bóng ma của lịch sử xâm lược có thể, theo thời gian, gây rắc rối một lần nữa" - một phần nội dung trong bài bình luận của Nhân dân Nhật báo.

Reuters cho biết mối quan hệ Trung-Nhật từ lâu đã bị ảnh hưởng do các tranh chấp lãnh thổ, các vấn đề liên quan đến lịch sử cũng như sự cạnh tranh trong khu vực và những nghi ngờ về quân sự.
Tuy nhiên, mối quan hệ hai nước đã được cải thiện đáng kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp hồi năm 2014.

(Theo PLO.vn)

Mỹ tố Nga không kích làm tăng thương vong dân sự ở Syria

Mỹ hôm qua tố Nga không kích "bừa bãi" gây thương vong dân sự lớn ở Syria, đồng thời bày tỏ quan ngại về diễn biến này.
cuong kich su-25 xuat kich tu can cu hmeimim, latakia, syria, tan cong nha nuoc hoi giao. anh: ria novosti.

Cường kích Su-25 xuất kích từ căn cứ Hmeimim, Latakia, Syria, tấn công Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: RIA Novosti.

"Các đợt không kích của Nga ở Syria đã làm hàng trăm dân thường thiệt mạng, tấn công trúng nhiều cơ sở y tế, trường học, chợ", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner dẫn thông tin từ "những tổ chức nhân quyền đáng tin cậy" cho biết, AFP đưa tin.

Theo Toner, trong tháng 10 và nửa đầu tháng 11, hơn 130.000 người Syria đã buộc phải rời bỏ nhà cửa, phần nào do Nga tăng cường oanh tạc ở nước này. Mỹ bày tỏ quan ngại với Nga về những "đợt tấn công bừa bãi... vào cơ sở hạ tầng, cơ sở y tế, dân thường".

Moscow trước đó bác bỏ thông tin từ Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Giám sát Nhân quyền và các nhóm nhân quyền Syria cho rằng Nga không kích trúng dân thường. Nga nhấn mạnh chiến dịch quân sự ở Syria nhằm vào "các phần tử khủng bố" và bảo vệ người dân, đồng thời phối hợp với Mỹ cùng Liên Hợp Quốc thúc đẩy đàm phán sớm kết thúc chiến tranh.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry còn điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov bàn về việc Zahran Alloush, thủ lĩnh nhóm nổi dậy Jaish al-Islam, thiệt mạng hôm 25/12 trong một đợt không kích mà chính phủ Syria tuyên bố thực hiện.

Mỹ cũng quan ngại về chiến thuật của Jaish al-Islam nhưng lưu ý rằng Alloush đã sẵn sàng tham gia đàm phán hòa bình do Liên Hợp Quốc làm trung gian. "Chúng tôi hy vọng việc Alloush thiệt mạng sẽ không khiến thành viên trong các nhóm đối lập khác ở Syria..., những người sẵn sàng tham gia vào tiến trình hòa bình, nhụt chí", Toner nói.


Iran chuyển 11 tấn nguyên liệu hạt nhân làm giàu đến Nga

 Hôm 28-12, Iran đã điều một tàu vận chuyển hơn 11 tấn nguyên liệu uranium làm giàu cấp thấp đến Nga. 
 
Động thái trên đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giải trừ hạt nhân kể từ sau thỏa thuận lịch sử ngày 14-7 của Iran với các cường quốc.
Theo thỏa thuận hạt nhân, Hoa Kỳ, một số nước Liên minh châu Âu và Liên Hiệp Quốc sẽ gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran với điều kiện nước này chấp nhận một chương trình giải trừ hạt nhân dài hạn.

Điều khoản quan trọng của thỏa thuận là cam kết của Tehran giảm kho dự trữ uranium xuống thấp dưới 300 kg. Đây là mức uranium an toàn đảm bảo rằng Iran không thể sản xuất vũ khí hạt nhân.

ngoai truong my john kerry tai tru so lien hiep quoc, manhattan, new york (theo reuters) 

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, Manhattan, New York (Theo Reuters) 

"Chuyến tàu chở nguyên liệu uranium làm giàu 20% chưa qua sử dụng tại các lò phản ứng tại Tehran đến Nga. Việc di dời nguyên liệu được làm giàu ra khỏi Iran là bước tiến quan trọng của Tehran hướng tới cam kết duy trì lượng uranium ở mức an toàn", ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết.
“Với việc vận chuyển uranium làm giàu cấp thấp cho Nga, Iran sẽ mất gấp ba thời gian nếu muốn sản xuất đủ nhiên liệu chế tạo bom”, ông Kerry nói thêm. Nghĩa là họ sẽ phải mất đến khoảng 6 tháng thay vì 2-3 tháng như trước đây để có đủ nguyên liệu chế tạo một quả bom nguyên tử.
Và khi thực hiện đầy đủ thỏa thuận giải trừ hạt nhân, Iran sẽ phải tiêu tốn một năm thời gian cho nguyên liệu nếu có ý định chế tạo bom nguyên tử.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục