tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 23-04-2016

  • Cập nhật : 23/04/2016

Trung Quốc đẩy mạnh xây nhà máy hạt nhân ở biển Đông

Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa tin nước này đang đẩy mạnh xây dựng nhà máy hạt nhân tại biển Đông và dự kiến hoàn tất trong năm 2018.

hinh anh do hai quan my cung cap cho thay doi tau nao vet cua trung quoc hoat dong trai phep o da vanh khan, thuoc quan dao truong sa cua viet nam - anh: reuters

Hình ảnh do hải quân Mỹ cung cấp cho thấy đội tàu nạo vét của Trung Quốc hoạt động trái phép ở Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Reuters

Bất chấp những phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc lại ngang ngược xây nhà máy hạt nhân phi pháp trên biển Đông.

Theo Thời Báo Hoàn Cầu, những nhà máy hạt nhân trên biển này sẽ là nguồn cung cấp điện ổn định. Chuyên gia hải quân Li Jie cho biết điện từ nhà máy hạt nhân sẽ được cung cấp cho hải đăng, các dụng cụ nghiên cứu - cứu nạn, các công trình quốc phòng, sân bay, cảng... của Trung Quốc trên biển Đông.

Suốt thời gian qua, Trung Quốc có nhiều hành động leo thang quân sự gây hấn ở biển Đông như ngang ngược xây dựng đường băng, đảo nhân tạo, ngang nhiên vận hành hải đăng ở Trường Sa, đồng thời tuyên bố ngang ngược các công trình này chỉ dùng vào mục đích dân sự.

Li Jie khẳng định một khi các nhà máy hạt nhân này hoàn tất, Trung Quốc dễ dàng giải quyết được khó khăn hiện nay, vận chuyển năng lượng từ đại lục đến quần đảo Trường Sa. 

Kế hoạch cung cấp điện một cách đều đặn và đầy đủ cho những công trình trái phép trên biển Đông cho thấy Trung Quốc tiếp tục nuôi mộng bành trướng ở biển Đông.

"Phát triển nhà máy hạt nhân trên biển là xu hướng đang phát triển. Yêu cầu thực tế khi sử dụng sẽ quyết định chính xác số lượng nhà máy hạt nhân tại đây", Liu Zhengguo nói thêm.

Hồi tháng 1-2016, cũng chính Thời Báo Hoàn Cầu cho biết dự kiến năm 2018 các nhà máy hạt nhân tại biển Đông sẽ hoàn tất và được đưa vào sử dụng trong năm 2019.


Tướng Mỹ muốn cắm lữ đoàn thiết giáp ở châu Âu để răn đe Nga

Đại tướng lục quân Mỹ khẳng định lữ đoàn thiết giáp Mỹ thường trực tại châu Âu có tác dụng răn đe lớn đối với Nga.
dai tuong luc quan my curtis scaparrotti. anh: reuters

Đại tướng lục quân Mỹ Curtis Scaparrotti. Ảnh: Reuters

 

Ngày 21/4, Đại tướng lục quân Curtis Scaparrotti, người mới được đề cử làm tư lệnh quân đội Mỹ tại châu Âu, khẳng định sự hiện diện thường trực của lữ đoàn thiết giáp Mỹ tại châu Âu sẽ có khả năng răn đe Nga hiệu quả hơn là hoạt động luân chuyển lực lượng như hiện nay, theo Reuters.

Trước đó, ngày 30/3, Lầu Năm Góc thông báo sẽ triển khai luân phiên thêm một lữ đoàn thiết giáp chiến đấu tới châu Âu như một phần trong nỗ lực đối phó với cái mà Mỹ gọi là hành vi gây hấn của Nga ở châu lục này.

Phát biểu tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, tướng Scaparrotti cho biết ông nhất trí với các lãnh đạo Bộ Quốc phòng về việc Nga hiện là mối đe dọa lớn nhất với Mỹ và Washingston cần phải kiên quyết khẳng định các lợi ích của mình.

"Trên phương diện quân sự, chúng ta có thể đưa tàu chiến và máy bay đến bất cứ nơi nào mà chúng ta được phép theo luật pháp quốc tế. Chúng ta cần phải khẳng định quyền lợi đó một cách mạnh mẽ, rõ ràng và nhất quán", ông Scaparrotti tuyên bố khi được hỏi về vụ máy bay Su-24 của Nga bay gần tàu chiến Mỹ.

Ông Scaparrotti cũng cho rằng Mỹ cần cung cấp cho Ukraine các vũ khí cần thiết để tự bảo vệ trước các lực lượng được Nga hậu thuẫn, trong đó có tên lửa chống tăng như Javelin. Ông cũng bày tỏ quan ngại về mối đe dọa từ các tàu ngầm Nga với các tuyến hàng hải của Mỹ.


Trung Quốc phải mời công ty nước ngoài "cứu vớt" hình ảnh đất nước

Theo Reuters, Trung Quốc đang chọn 1 trong 5 công ty quan hệ công chúng (PR) nước ngoài để cải thiện hình ảnh của nước này trên thế giới.

Theo đó, các nguồn tin của Reuters cho hay, Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước (SCIO) Trung Quốc đã nghe thuyết trình từ các công ty PR nước ngoài như Hill+Knowlton, Ketchum, Fleishman Hillard, Edelman (đều của Mỹ) và Ogilvy Public Relations (Anh).
cac van dong vien tham gia the van hoi mua he 2008 tai bac kinh.

Các vận động viên tham gia Thế vận hội Mùa hè 2008 tại Bắc Kinh.

Dù vậy, đây mới là vòng đầu tiên. Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa quyết định lựa chọn công ty nào. Hiện vẫn chưa rõ có công ty PR nào của Trung Quốc tham gia thuyết trình hay không.

Kể từ khi lên nắm quyền năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thường xuyên kêu gọi Bắc Kinh phải có vai trò lớn hơn nữa trong các vấn đề toàn cầu. Ông đã tăng cường xây dựng cái gọi là "quyền lực mềm" và muốn truyền tải thông điệp của Bắc Kinh ra thế giới tốt hơn.

Reuters dẫn nguồn tin từ một trong 5 công ty PR nước ngoài trên cho hay, Bắc Kinh thấy cần phải giao tiếp tốt hơn với phương Tây vì cảm thấy đang bị đối xử oan ức.

5 công ty PR kể trên từ chối bình luận.

Cũng theo nguồn tin của Reuters, trong buổi thuyết trình, SCIO yêu cầu các công ty PR xác định những vấn đề hình ảnh cấp bách nhất hiện nay của Trung Quốc, chứng minh khả năng của họ về việc kiểm soát các phương thức truyền thông mới.

Kế hoạch trên diễn ra trong bối cảnh hình ảnh Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở cả mặt chính trị, văn hóa và kinh tế.

Cộng đồng thế giới ngày càng e ngại trước những động thái hung hăng của nước này trên Biển Đông, những hành động thiếu văn minh của du khách Trung Quốc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, nhiều nhà kinh tế cũng đang cảnh báo về sự thiếu minh bạch về thị trường tài chính và tính xác thực trong các thống kê kinh tế mà Trung Quốc đưa ra.


Một phụ nữ Mỹ bán công nghệ tàu lặn không người lái cho Trung Quốc.

Một phụ nữ sống tại bang Florida vừa bị chính quyền Mỹ cáo buộc tội xuất khẩu trái phép công nghệ tàu lặn không người lái của Mỹ cho Trung Quốc.

tau lan khong nguoi lai bluefin-21 cua hai quan my - anh: reuters

Tàu lặn không người lái Bluefin-21 của Hải quân Mỹ - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, cáo trạng công bố ngày 21-4 cho biết bà Amin Yu, 53 tuổi, ở Orlando, bang Florida, đã thông đồng với một số người ở Đại học Kỹ thuật Harbin (Trung Quốc), giúp họ nắm được công nghệ và một số bộ phận sử dụng trong các thiết bị lặn do Mỹ nghiên cứu trong thời gian từ năm 2002 đến tháng 2-2014.

Bà Yu bị cáo buộc 18 tội danh, trong đó có tội làm gián điệp cho chính phủ nước ngoài, xuất khẩu trái phép và rửa tiền. Cáo trạng nêu rõ bà Yu đã gian lận và cố tình xuất khẩu các thiết bị vi phạm luật pháp Mỹ.

Cũng theo cáo trạng, Đại học Kỹ thuật Harbin là nơi tiến hành các nghiên cứu và phát triển cho chính phủ và quân đội Trung Quốc. Bà Yu là công dân Trung Quốc đồng thời mang quốc tịch Mỹ trong thời gian làm nhiệm vụ tiếp nhận các bộ phận thiết bị lặn từ Mỹ, Canada và châu Âu.

Trong một email được dùng làm căn cứ luận tội, bà Yu nói ít nhất một trong những thiết bị bà đã tiếp nhận có một thiết bị định vị sóng âm dưới nước vốn được sử dụng cho tàu lặn không người lái.

Vụ cáo buộc bà Yu rõ ràng sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề quyền sở hữu trí tuệ.

Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho biết trong năm 2015, số vụ việc vi phạm thuộc lĩnh vực do thám kinh tế ở Mỹ tăng 53%, trong đó phần lớn liên quan tới các công dân Trung Quốc.

Nếu bị kết án, bà Yu sẽ đối mặt với mức án tối đa 20 năm bị giam trong nhà tù liên bang cho tội rửa tiền và tối đa 10 năm tù cho tội làm gián điệp cho chính phủ nước ngoài.


Trung Quốc phủ nhận điều 2.000 lính gần Triều Tiên

Bộ Quốc phòng Trung Quốc phủ nhận việc điều động 2.000 binh lính tới biên giới với Triều Tiên. 
trung quoc khang dinh quan doi nuoc nay o bien gioi voi trieu tien van duy tri hoat dong binh thuong. anh minh hoa: sina

Trung Quốc khẳng định quân đội nước này ở biên giới với Triều Tiên vẫn duy trì hoạt động bình thường. Ảnh minh họa: Sina

 

Thông cáo đăng trên trang web chính thức của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết thông tin nước này điều 2.000 binh lính tới gần biên giới Triều Tiên là không đúng. "Quân đội Trung Quốc ở biên giới Trung - Triều vẫn duy trì trạng thái chiến đấu và tập luyện như bình thường", thông cáo viết. 

Hôm 21/4, hãng UPI dẫn nguồn tin từ Hong Kong nói 2.000 binh sĩ Trung Quốc được điều động tới thành phố Đan Đông, giáp Triều Tiên. Hãng tin cho rằng Trung Quốc thường điều quân tới biên giới mỗi khi có biến động ở Triều Tiên như trong vụ Bình Nhưỡng thử bom nhiệt hạch hồi tháng một, hay trước đó khi người chú rể Jang Song-taek của ông Kim Jong-un bị xử tử. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn phủ nhận các thông tin này.

Gần đây, Trung Quốc và Triều Tiên liên tục khẩu chiến thông qua truyền thông nhà nước, trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng tức giận với quyết tâm theo đuổi vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, và ủng hộ các biện pháp trừng phạt quốc tế chống lại quốc gia đồng minh này.

Tờ People’s Daily, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài xã luận cho rằng trong trường hợp bất ổn nổ ra trên bán đảo Triều Tiên, do "vấn đề hạt nhân", mối đe dọa an ninh "lớn hơn cuộc khủng hoảng Syria" có thể xảy ra.

Đáp lại, hôm 1/4, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đã chỉ trích một quốc gia không được nêu danh "quỵ lụy" trước Mỹ do phải đối mặt với "sức ép siêu cường". Dù không nêu tên Trung Quốc, Bình Nhưỡng cho rằng đất nước này đang từ bỏ một tình bạn vô giá, một "mối quan hệ gắn kết máu thịt".


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục