Campuchia ra mặt ủng hộ Trung Quốc
Kim Jong Un ca ngợi vụ phóng tên lửa từ tàu ngầm
Phát hiện chấn động về hành tinh ngoài hệ Mặt trời giống Trái Đất
'Diều hâu' Trung Quốc coi Mỹ là mục tiêu hạ bệ hàng đầu
Tin thế giới đọc nhanh sáng 25-08-2016
- Cập nhật : 25/08/2016
Tổng thống Philippines thề "đổ máu" với Trung Quốc
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 24-8 thề tiến hành một cuộc chiến đẫm máu với Trung Quốc nếu Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền của Manila ở biển Đông.
Sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague – Hà Lan ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông, nhà lãnh đạo Philippines tỏ ra thờ ơ trước phán quyết này.
Hôm 24-8, ông giải thích Manila không phản ứng mạnh bởi muốn chờ đợi một thời gian nữa để “phán xét”, đồng thời cho biết thêm quân đội Philippines chưa đủ mạnh để phát động một cuộc chiến tranh.
Tổng thống Duterte còn nhấn mạnh ông sẽ “chống lại bất kỳ ai chiếm bãi cạn Scarborough” của nước mình. “Tôi hy vọng Trung Quốc sẽ đối xử với chúng tôi một cách có thiện ý. Chúng tôi không xoáy vào phán quyết của tòa trọng tài. Tôi biết họ đang nghe ngóng chúng tôi, có thể theo dõi chúng tôi thông qua vệ tinh” – tổng thống Duterte phát biểu trong chuyến thăm trại quân sự Capinpin ở TP Tanay, tỉnh Rizal.
Tổng thống Duterte phát biểu trong chuyến thăm trại quân sự Capinpin ở TP Tanay, tỉnh Rizal. Ảnh: REUTERS
Ngoài ra, ông chủ Điện Malacañang tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc chiến đẫm máu với Trung Quốc nếu họ nhất quyết muốn chiếm bãi cạn Scarborough. “Chúng tôi không cho phép bất cứ nước nào lừa phỉnh chúng tôi. Chúng tôi sẽ không cho phép điều đó xảy ra” – ông Duterte nhấn mạnh.
Vào tháng này, nhà lãnh đạo Philippines cử đặc phái viên Fidel Ramos tới Hồng Kông để tham dự cuộc họp phá băng quan hệ với bà Fu Ying, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc. Hôm 23-8, ông Duterte hy vọng sẽ tổ chức các cuộc đàm phán song phương với Bắc Kinh trong năm nay.
Cùng ngày 24-8, Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc ngừng các hoạt động xâm phạm ở biển Hoa Đông sau khi tàu Trung Quốc bị cáo buộc tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo tuyên bố chủ quyền.
Sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nói với phóng viên: “Tôi đã mạnh mẽ yêu cầu ông ấy không làm phức tạp tình hình, ngăn chặn hành động xâm phạm và cải thiện môi trường hàng hải chung ở biển Hoa Đông”.
Ông Kishida dẫn lời ông Vương cho biết Bắc Kinh sẽ kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng vụ việc bị phía Nhật Bản thổi phồng và “tình hình bây giờ đã trở lại bình thường”.
Trước đó, kể từ ngày 5-8, Nhật Bản hơn 20 lần kiến nghị thông qua các kênh ngoại giao việc tàu cá Trung Quốc được tàu hải cảnh hộ tống liên tục xâm nhập vùng tiếp giáp xung quanh quần đảo Senkaku. Có lúc, Tokyo cho biết có đến hơn 200 tàu cá Trung Quốc hoạt động gần quần đảo.(NLĐ)
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc lên án Bình Nhưỡng thử tên lửa
Ngoại trưởng ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng lên án vụ phóng thử tên lửa từ tàu ngầm ngày 24-8 của CHDCND Triều Tiên.
Từ trái qua: Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Se - Ảnh: EPA
Theo AP, những lên án, chỉ trích CHDCND Triều Tiên về vụ phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm được ngoại trưởng ba nước đưa ra trong cuộc hội đàm thường niên đang diễn ra tại Tokyo.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, chủ trì cuộc họp, cùng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Se đồng thuận cho rằng việc phóng thử tên lửa của CHDCND Triều Tiên là "sự khiêu khích không thể tha thứ".
Trước đó, nguồn tin từ giới quan chức Mỹ và Hàn Quốc cho biết CHDCND Triều Tiên đã vừa phóng thử một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm, tên lửa này bay khoảng 500km vào biển Nhật Bản.
Đây cũng là tầm bay xa nhất của loại vũ khí này của CHDCND Triều Tiên. Với tầm xa đó, tên lửa CHDCND Triều Tiên có thể tấn công tới nhiều khu vực bên trong lãnh thổ Hàn Quốc.
Giới chức Hàn Quốc lên án vụ phóng thử tên lửa này, gọi đó là một hành động "phản đối có vũ trang" của CHDCND Triều Tiên nhằm phản ứng các cuộc tập trận thường niên giữa quân đội Mỹ và Hàn Quốc mà phía Triều Tiên gọi là những cuộc tập dượt xâm lược.
Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida cho biết Tokyo đã gửi văn bản phản đối tới Triều Tiên về vụ phóng thử tên lửa. Ông Kishida cũng kêu gọi những người đồng cấp tăng cường hợp tác để đối phó với diễn biến mới nhất của tình hình.
Ông Kishida nói: "Tôi hi vọng sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ dẫn dắt các nỗ lực khác của cộng đồng quốc tế".
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Se cho biết các thử nghiệm tên lửa liên tiếp của CHDCND Triều Tiên trong năm nay "đã chứng tỏ sự tiến bộ nhanh chóng về năng lực". Ông Yun cũng chia sẻ những quan ngại về "tình hình cấp thiết" với những người đồng cấp.
Ông Yun cho rằng ba nước nên biểu thị tinh thần đoàn kết trong việc giải quyết vấn đề này.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết bất chấp những vấn đề còn vướng mắc giữa ba nước, nhưng Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản cần hợp tác để đối phó với tham vọng tên lửa và hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.(TT)
Trung Quốc xóa bỏ 18 quân đoàn, học theo nước Mỹ
Theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP), ngày 24-8, lục quân Trung Quốc sẽ trải qua đợt cải tổ lớn, xóa bỏ mô hình quân đoàn với hơn một nửa quân số bộ binh của nước này. Động thái này nhằm xây dựng lực lượng chiến đấu trên bộ tinh gọn, linh hoạt hơn.
Cụ thể, 18 quân đoàn hiện nay của Trung Quốc với quân số 30.000-100.000 mỗi quân đoàn sẽ được tổ chức thành 25-30 sư đoàn.
Theo một đại tá cấp cao đã về hưu ở Bắc Kinh, mô hình tổ chức lục quân của Trung Quốc thừa kế của Liên Xô cồng kềnh và không còn phù hợp với yêu cầu của chiến tranh hiện đại bởi chiến tranh hiện đại chú trọng đến cơ cấu tổ chức kiểu mô-đun.
“Đây là xu hướng chủ đạo trong chiến tranh hiện đại. Thậm chí ngay cả quân đội Nga cũng đã cố gắng học theo mô hình tổ chức của quân đội Mỹ bằng cách cắt giảm quân số, biến lực lượng trên bộ trở nên tinh gọn và phản ứng nhanh hơn” - vị tướng nghỉ hưu trên khẳng định.
Việc cải tổ lục quân là một phần trong chiến dịch cải tổ quân đội quy mô lớn do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng từ đầu năm nay. Theo chỉ đạo của ông Tập, Trung Quốc đã giải thể bốn bộ tư lệnh, thành lập 15 cơ quan mới. Ngoài ra, bảy quân khu được tái tổ chức thành năm chiến lược khu, khoảng 300.000 binh sĩ sẽ bị bắt giảm quân số vào năm 2017.(PLO)
Philippines triệu đại sứ Trung Quốc, yêu cầu giải thích về nạn buôn ma túy
Manila hồi đầu tuần triệu tập đại sứ Trung Quốc để yêu cầu làm rõ thông tin rằng có nhiều kẻ buôn ma túy từ nước này sang Philippines.
Đại sứ Trung Quốc đã được triệu tập để giải thích, và chính phủ cũng sẽ gửi một thông điệp ngoại giao đến Bắc Kinh để "theo đuổi vấn đề này mạnh mẽ hơn", Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay hôm nay nói trong một phiên điều trần trước thượng viện.
Theo Reuters, người đứng đầu lực lượng an ninh Philippines hôm qua cho biết Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong là xuất xứ chính của các loại ma túy được tuồn sang nước này, và hội Tam Hoàng ở Trung Quốc cũng tham gia vào hoạt động buôn bán chất cấm.
"Đại sứ Trung Quốc nói điều này là không đúng và tôi trả lời rằng báo cáo trên được rút ra từ các thông tin tình báo đã được xác nhận, vì vậy, tôi muốn ông ấy làm rõ", ông Yasay kể lại.
Hơn 1.900 người đã thiệt mạng trong chiến dịch chống ma túy kể từ khi ông Rodrigo Duterte trở thành tổng thống Philippines 7 tuần trước. Theo cảnh sát, gần 700.000 người nghiện ma túy và buôn ma túy đã ra đầu thú.