tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 08-08-2016

  • Cập nhật : 08/08/2016

Thái Lan tổ chức trưng cầu dân ý về hiến pháp mới

Người dân Thái Lan hôm nay tham gia bỏ phiếu về hiến pháp mới, đây là tiền đề để chính quyền thực hiện tổng tuyển cử vào năm sau.

cac cuoc tham do cho thay nguoi ung ho ban hien phap moi chiem so it. anh:reuters

Các cuộc thăm dò cho thấy người ủng hộ bản hiến pháp mới chiếm số ít. Ảnh:Reuters

Ủy ban bầu cử Thái Lan đặt mục tiêu có 80% trong số 50 triệu cử tri hợp pháp tham gia cuộc trưng cầu này, Guardian đưa tin.

Kết quả ban đầu về cuộc bỏ phiếu dự kiến được công bố tối nay. Các cuộc dò cho thấy lượng người ủng hộ hiến pháp mới chiếm số ít, trong khi đa số người dân chưa đưa ra quyết định.

Cuộc trưng cầu này là thử nghiệm đầu tiên về phản ứng của người dân Thái Lan với chính quyền của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, kể từ khi ông nắm quyền sau cuộc đảo chính hồi 2014.

Thủ tướng Chan-ocha tuyên bố sẽ không từ chức nếu người Thái bác bỏ hiến pháp, tổng tuyển cử sẽ vẫn diễn ra vào năm sau bất kể kết quả thế nào.

"Chúng ta cần thực hiện tổng tuyển cử vào 2017, vì đó là điều chúng tôi đã cam kết. Không có hiến pháp nào làm hài lòng tất cả mọi người", ông nói.

Giới quan sát cho rằng bản hiến pháp mới có thể giúp các chỉ huy quân đội nắm quyền kiểm soát Thượng viện. Nhờ đó họ có quyền phủ quyết với những vấn đề mà các nghị sĩ đưa ra.

Cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, người bị mất chức hồi năm 2006, đang sống ở nước ngoài, hôm 4/8 cho rằng cuộc trưng cầu dân ý là "điên rồ". Ông nói việc này sẽ giúp chính quyền quân sự duy trì quyền lực mãi mãi và họ không đủ năng lực điều hành đất nước.

Đô đốc Mỹ: Mỹ cần duy trì lực lượng chiến đấu đáng tin cậy

Trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên từ sau phán quyết của Tòa Trọng tài về tranh chấp biển Đông.

Đô đốc Harry Harris (ảnh), Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, cho biết ông không muốn nói đến chuyện người thắng-kẻ thua từ khi phán quyết trọng tài được công bố.

Báo Wall Street Journal cho biết vị đô đốc 60 tuổi này nhấn mạnh Mỹ và các đối tác không có quyền thực hiện phán quyết trọng tài “nhưng chúng tôi có thể thể hiện thái độ ủng hộ phán quyết” bằng các tuyên bố và tiếp tục thực hiện quyền tự do hàng hải, hàng không ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.

 

Đô đốc Harry Harris nhận xét phán quyết trọng tài đã giúp giảm thiểu “vài vấn đề mù mờ” trong yêu sách chủ quyền trên biển Đông và hành động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc. Phán quyết trọng tài đã khẳng định “đường chín đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.

Đô đốc Harry Harris ghi nhận sau phán quyết trọng tài, thái độ hành xử của Trung Quốc vẫn chưa thay đổi ở bãi cạn Scarborough. Trung Quốc chưa khởi công xây dựng gì tại đây sau khi Tổng thống Obama cảnh cáo Bắc Kinh. Riêng Đô đốc Harry Harris đã điều máy bay A-10 đến khu vực này.

Tướng bốn sao Harry Harris tỏ ý hài lòng khi các nước bạn bè của Mỹ đã cảm thấy an tâm với chính sách tái cân bằng của Mỹ. Quân đội Mỹ đã thúc đẩy chuyển 60 % khả năng không quân và hải quân đến Thái Bình Dương từ năm 2020. Hải quân Mỹ đang đóng 308 tàu chiến so với năm năm trước chỉ có 287 tàu dù ngân sách quốc phòng không tăng.

Trao đổi với báo Wall Street Journal, Đô đốc Harry Harris nhấn mạnh: “Chúng ta cần duy trì lực lượng chiến đấu đáng tin cậy”. Ông gọi các tài sản như máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, khả năng tình báo, tàu ngầm là “lợi thế lớn nhất mà chúng ta có khi đối mặt với bất kỳ kẻ thù nào”.

Trung Quốc luôn đổ thừa Mỹ gây căng thẳng trên biển Đông. Dưới mắt Bắc Kinh, “kẻ ác” cụ thể chính là Đô đốc Harry Harris. Năm ngoái, ông đã từng cảnh báo Bắc Kinh đang xây “vạn lý trường thành trên cát” trên biển Đông.

Đô đốc Harry Harris có cha người Mỹ và mẹ người Nhật. Báo chí Trung Quốc đã khai thác thông tin để chứng minh “ý đồ xấu” của Mỹ. Tân Hoa xã từng viết: “Để hiểu thái độ hung hăng tăng dần của Mỹ ở biển Đông, không thể quên huyết thống, nguồn gốc xuất thân, xu hướng chính trị và giá trị của Đô đốc Harry Harris”.(PLO)

Iran xử tử nhà khoa học hạt nhân bị nghi bán thông tin mật cho Mỹ

Iran hôm nay xác nhận đã hành quyết một nhà khoa học bị tình nghi cung cấp cho Mỹ thông tin về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.

nha khoa hoc hat nhan iran shahram amiri. anh: afp

Nhà khoa học hạt nhân Iran Shahram Amiri. Ảnh: AFP

Hãng thông tấn IRNA dẫn lời ông Gholamhosein Mohseni Ejehi, người phát ngôn cơ quan tư pháp Iran, cho biết nhà khoa học hạt nhân Shahram Amiri đã bị hành quyết. Amiri bị nghi liên quan đến một bí mật tình báo Mỹ, từng trở về Iran và sau đó biến mất.

Ông Ejehi không nêu rõ vụ hành quyết diễn ra ở đâu và vào khi nào nhưng nhấn mạnh rằng một tòa án phúc thẩm đã xem xét kỹ lưỡng bản án tử dành cho Amiri và ông này cũng được tiếp xúc với luật sư.

Amiri "cung cấp cho đối thủ những thông tin quan trọng của quốc gia", Ejehi nói.

Ông Amiri, người từng làm việc cho một trường đại học có mối liên hệ với Bộ Quốc phòng Iran, biến mất hồi năm 2009 khi đang tham gia lễ hành hương tới thánh địa Hồi giáo ở Arab Saudi. Khoảng một năm sau, Amiri xuất hiện trở lại nhưng là trong một số video ghi hình tại Mỹ. Ông đã tìm đến khu vực lợi ích của Iran thuộc đại sứ quán Pakistan ở Washington để yêu cầu được quay về nhà, theo AP.

Trong các cuộc phỏng vấn, Amiri cho hay ông bị gián điệp Arab Saudi và Mỹ bắt cóc rồi giam giữ trái phép. Tuy nhiên, giới chức Mỹ lại nói Amiri đã nhận hàng triệu USD để cung cấp thông tin về chương trình hạt nhân gây tranh cãi mà Iran theo đuổi.

"Tôi chỉ đơn thuần là một nhà nghiên cứu làm việc tại trường đại học", Amiri nói hồi tháng 7/2010 khi vừa trở về Tehran. "Tôi không tham gia bất kỳ công việc bí mật nào. Tôi không nắm giữ những thông tin tuyệt mật".

Tin tức về Amiri dần trở nên thưa thớt kể từ khi ông về Iran. Năm ngoái, cha ông tiết lộ với kênh BBC tiếng Ba Tư rằng con trai mình đang bị giam tại một địa điểm bí mật.

Hiện chưa rõ điều gì khiến nhà chức trách Iran quyết định xử tử nhà khoa học này.

Một số quan chức Mỹ hồi năm 2010 cho AP biết Amiri đã nhận 5 triệu USD để cung cấp cho Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thông tin về chương trình hạt nhân Iran. Theo họ, Amiri từng tham gia một dự án phát hiện phóng xạ. Ông tự nguyện ở lại Mỹ mà không hề bị ép buộc. Nhưng khi về Iran, Amiri lại nói giới chức Mỹ và Arab Saudi bắt cóc ông khi ông đang viếng thăm thành phố Medina của Arab Saudi. (VNEX)

Trung Quốc bí mật lắp radar ở biển Hoa Đông

Nhật Bản đã gửi công hàm phản đối Bắc Kinh sau khi phát hiện Trung Quốc bí mật lắp đặt thiết bị radar trên một giàn khoan thăm dò khí đốt gần quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông.

Reuters ngày 7-8 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết Nhật Bản phát hiện radar hồi cuối tháng 6 và đã gửi công hàm phản đối hôm 5-8 thông qua đại sứ quán nước này ở Trung Quốc. Tokyo yêu cầu Bắc Kinh giải thích mục đích của việc lắp đặt radar trên.

Nhật Bản cho biết loại radar mà Trung Quốc bí mật lắp ở vùng biển Hoa Đông là loại thường được lắp đặt trên các tàu tuần tra và không cần thiết cho việc thăm dò khí đốt. Tokyo lo ngại đây có thể là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc định sử dụng các giàn khoan thăm dò khí đốt tại vùng biển tranh chấp như các trạm quân sự.

quan dao sensaku/dieu ngu o bien hoa dong. anh: reuters

Quần đảo Sensaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Ảnh: REUTERS

Nhật Bản đã kêu gọi Trung Quốc ngừng lắp đặt các giàn khoan thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở Hoa Đông. Nhật Bản cáo buộc đây là hoạt động thăm dò đơn phương, bất chấp một thỏa thuận mà hai nước ký kết hồi năm 2008 nhằm duy trì hợp tác về việc phát triển các nguồn tài nguyên trong khu vực, nơi hai nước chưa phân định biên giới chính thức.

Hôm 6-8, Nhật Bản cũng gửi một công hàm phản đối khác tới Bắc Kinh sau khi khoảng 230 tàu cá được sáu tàu tuần duyên Trung Quốc hộ tống tiến vào sát vùng biển mà Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.

Các vụ việc mới nhất này đã làm căng thẳng song phương leo thang giữa hai láng giềng châu Á liên quan tới các tranh chấp lãnh thổ. Các căng thẳng diễn ra chưa đầy một tháng sau khi Tòa Trọng tài ra tuyên bố bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc ở biển Đông.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục