tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 29-10-2015

  • Cập nhật : 29/10/2015

Indonesia kêu gọi các bên kiềm chế ở Biển Đông

Tổng thống Indonesia hôm qua kêu gọi tất cả các bên trong tranh chấp Biển Đông kiềm chế, và Trung Quốc cùng khối ASEAN thảo luận thực chất bộ quy tắc ứng xử giúp xử lý căng thẳng. 
tong thong indonesia joko widodo hom qua tai vien brookings o washington d.c, my. anh: brookings

Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm qua tại Viện Brookings ở Washington D.C, Mỹ. Ảnh: Brookings

"Indonesia không phải là bên trong tranh chấp nhưng chúng tôi có lợi ích hợp pháp với hòa bình và ổn định ở đó. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên thực hiện kiềm chế, tránh hành động làm xói mòn lòng tin và gây đe dọa hòa bình, ổn định khu vực", AP dẫn lời Tổng thống Joko Widodo nói tại Viện Brookings ở Washington D.C.

Ông Widodo cho biết Indonesia, nước lớn nhất trong Đông Nam Á, sẵn sàng đóng "vai trò chủ động" nhằm giải quyết tranh chấp.

Phát biểu được đưa ra vài giờ sau khi tàu chiến Mỹ USS Lassen đi qua một trong các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, gây phản ứng giận dữ từ phía Bắc Kinh. 

Ông Widodo đã gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama một ngày trước đó. Ông không trực tiếp đề cập đến hành động của Mỹ khi nói Indonesia ủng hộ tự do đi lại trên biển, nhưng nhấn mạnh sự trung lập của nước ông. 

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc trong một thập kỷ qua có ít tiến triển khi đàm phán về bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc ở Biển Đông, tuyến đường biển quan trọng với thương mại thế giới. 

Hàn Quốc hôm nay cũng kêu gọi "kiềm chế bất cứ hành động nào ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực", Korea Times dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của phủ tổng thống nước này nói. Quan chức chỉ ra rằng 30% lượng sản phẩm xuất khẩu và 90% sản phẩm nhập khẩu được vận chuyển qua Biển Đông. "Chúng tôi kêu gọi giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, theo quy định quốc tế", quan chức nói thêm. 

Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã đẩy nhanh hoạt động xây dựng đảo nhân tạo bằng cách bồi đắp cát lên các bãi ngầm sau đó xây nhà, cảng, đường băng đủ lớn để chiến đấu cơ, oanh tạc cơ có thể đáp lên.

Động thái của tàu USS Lassen hôm qua là nỗ lực quan trọng nhất của Washington tính đến nay, nhằm bày tỏ lập trường đối với đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Trường Sa. Bắc Kinh cho rằng động thái làm tổn hại quan hệ Mỹ - Trung và hòa bình khu vực. 

Việt Nam nhiều lần khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài ở hai quần đảo này mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.


191 nước phản đối lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba

191/193 nước thành viên Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết lên án lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba, trong khi Mỹ và Israel tiếp tục bỏ phiếu chống, theo Reuters ngày 28.10.
dai dien cac nuoc chuc mung ngoai truong cuba bruno rodrigue (deo kinh, ao vest den) sau phien bo phieu nghi quyet len an lenh cam van cua my - anh: reuters

Đại diện các nước chúc mừng Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodrigue (đeo kính, áo vest đen) sau phiên bỏ phiếu nghị quyết lên án lệnh cấm vận của Mỹ - Ảnh: Reuters

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 27.10 đã tiến hành bỏ phiếu về nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Trong số 193 nước thành viên, có 191 nước bỏ phiếu thuận, chỉ có Mỹ và đồng minh Israel bỏ phiếu chống. Đây là năm thứ 24 Liên Hiệp Quốc đưa nghị quyết này ra bỏ phiếu thông qua tại Đại hội đồng. Với 191/193 nước có lá phiếu thuận, đây là sự ủng hộ lớn nhất từ trước tới nay đối với Cuba.
Ngoại trưởng Cuba, ông Bruno Rodriguez bày tỏ sự thất vọng đối với lá phiếu chống của Mỹ. Với những thay đổi trong chính sách của chính quyền Tổng thống Barack Obama, phía Cuba đã kỳ vọng Mỹ sẽ bỏ phiếu thuận nhưng điều đó đã không xảy ra. Trước phiên bỏ phiếu của Đại hội đồng, ông Rodriguez cho biết Cuba ước tính đã thiệt hại khoảng 121 tỉ USD vì lệnh cấm vận của Mỹ, theo Reuters.
Sau khi Mỹ và Cuba quyết định phá bỏ xiềng xích của quá khứ, bình thường hóa quan hệ với nhau, Tổng thống Barack Obama đã có nhiều bước đi cũng như tuyên bố để thúc đẩy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận đã áp đặt lên Cuba hơn nửa thế kỷ qua. Tuy vậy, chỉ có Quốc hội Mỹ mới có thể dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận này, và đó vẫn còn là một trở ngại đối với nỗ lực của chính quyền Obama.

Nội chiến khiến ngành công nghiệp dầu khí Syria tổn thất 50 tỉ USD

Ngành công nghiệp dầu khí Syria tổn thất trên 50 tỉ USD kể từ khi nước này rơi vào tình trạng nội chiến từ năm 2011 đến nay, Bộ trưởng Dầu mỏ Syria cho biết ngày 27.10.
nganh cong nghiep dau khi syria ton that 50 ti usd vi noi chien keo dai - anh: afp

Ngành công nghiệp dầu khí Syria tổn thất 50 tỉ USD vì nội chiến kéo dài - Ảnh: AFP

Tờ Al-Watan (Syria) dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ Syria, ông Suleiman al-Abbas cho biết những cuộc tấn công do những nhóm khủng bố tiến hành và các cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu nhắm vào các phần tử cực đoan đã làm hư hại nhiều cơ sơ hạ tầng ở Syria, khiến ngành công nghiệp dầu khí nước này tổn thất trên 50 tỉ USD, theo AFP.
Số tiền tổn thất 50 tỉ USD cao gấp đôi so với con số mà chính quyền Syria công bố hồi tháng 6.2014 là 21,4 tỉ USD, AFP cho hay.
Trước khi nội chiến bùng nổ hồi năm 2011, Syria sản xuất 385.000 thùng dầu mỗi ngày, theo Al-Watan. Hiện chính quyền Syria chỉ sản xuất trung bình 9.688 thùng dầu và 14,8 triệu m3 khí đốt tự nhiên mỗi ngày, cũng theo Al-Watan.
Các nhóm nổi dậy, tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) chiếm phần lớn các mỏ dầu ở Syria từ tay chính quyền nước này. Bộ Dầu mỏ Syria trước đó cho hay tính đến tháng 9.2014, IS sản xuất 80.000 thùng dầu mỗi ngày

Ông Putin: Phương Tây gây khó cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga

Phương Tây đang chơi trò cạnh tranh không lành mạnh, cố tạo thêm khó khăn cho các công ty quân sự quốc phòng của Nga nhằm tiêu diệt đối thủ trên thị trường vũ khí thế giới.
ong putin: phuong tay gay kho cho nganh cong nghiep quoc phong nga - anh minh hoa: reuters

Ông Putin: Phương Tây gây khó cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga - Ảnh minh họa: Reuters

Tổng thống Vladimir Putin đã đưa ra nhận định như thế trong cuộc họp với Ủy ban hợp tác kỹ thuật quân sự đối ngoại Nga, theo Interfax hôm 26.10.
“Cạnh tranh trên thị trường vũ khí thế giới đang trở nên khốc liệt hơn trong thời gian gần đây,  dù cạnh tranh trong ngành này không nhiều. Các công ty của chúng ta đang đối mặt với cuộc cạnh tranh không lành mạnh đến từ phương Tây và những quốc gia khác trên thế giới”, ông Putin phát biểu.
Người đứng đầu điện Kremlin nói rằng cuộc cạnh tranh mà các công ty quân sự - quốc phòng Nga đang phải đối đầu chính là cuộc cấm vận kinh tế do Mỹ và phương Tây áp đặt để phản đối việc Moscow sáp nhập Crimea vào Nga hồi năm 2014, khiến cho ngành kinh tế chủ lực này của Nga điêu đứng kể từ năm 2014.
“Khó khăn tăng lên gấp bội đối với các nhà xuất khẩu vũ khí Nga khi phải làm việc trong môi trường cấm vận vì động cơ chính trị như thế”, Tổng thống Putin cho biết. 
Mặc dù vậy, Tổng thống Nga cho biết ngành công nghiệp quốc phòng nước này nhận được hơn 50 tỉ USD giá trị các đơn hàng và 70% đã được hoàn thành tính đến tháng 10.2015, theo TASS. Tổng thống Nga còn tiết lộ triển lãm hàng không MAKS-2015 đã mang đến cho Nga 350 tỉ rúp, tương đương 5 tỉ USD.

Nhật sẽ mua ba máy bay tiếp dầu Mỹ

Nhật sẽ mua các máy bay tiếp dầu KC-46A, mỗi chiếc trị giá hơn 170 triệu USD, nhằm giúp lực lượng nước này huấn luyện cùng Mỹ. 
hinh anh mo phong may bay kc-46a. anh: military

Hình ảnh mô phỏng máy bay KC-46A. Ảnh: Military

Theo Stars and Stripes, Nhật chọn máy bay Pegasus thay vì một đề xuất của công ty Airbus ở châu Âu. Những chiếc máy bay tiếp dầu KC-46A Pegasus dự kiến thay thế đội máy bay KC-135 của Mỹ sau khi được bàn giao năm 2017. 

Đến năm 2020, Nhật sẽ nhận ba máy bay KC-46 với giá ước tính gần 173 triệu USD mỗi chiếc. Tokyo đã dành quỹ cho việc mua máy bay trong ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2016. Một hợp đồng cuối cùng dự kiến được ký kết đầu năm sau. 

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani gọi Pegasus là "một mẫu máy bay ưu việt cho hoạt động huấn luyện và chiến dịch song phương của Mỹ và Nhật", theo văn bản ghi nội dung họp báo tuần trước. Máy bay sẽ tiếp dầu cho chiến đấu cơ được triển khai trong không phận xung quanh Nhật, ông Nakatani nói thêm.

Theo Diplomat, một trong những lý do KC-46 Pegasus được chọn thay vì máy bay tiếp dầu của Airbus là khả năng tương tác với máy bay Mỹ. Nó cũng rất phù hợp để tiếp dầu cho đội máy bay MV-22 Osprey tương lai của Nhật. Máy bay Pegasus có thể chở tới 96 tấn nhiên liệu.

Bộ Quốc phòng Nhật đề nghị một khoản ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2016 là gần 42,4 tỷ USD, tăng 2,2% so với năm tài khóa hiện nay. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục