tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 24-08-2015

  • Cập nhật : 24/08/2015

Thủ tướng Nga tuyên bố sẽ bán ngoại tệ để hỗ trợ đồng ruble

thu tuong nga tuyen bo se ban ngoai te de ho tro dong ruble - anh minh hoa. (nguon: rex)

Thủ tướng Nga tuyên bố sẽ bán ngoại tệ để hỗ trợ đồng ruble - Ảnh minh họa. (Nguồn: REX)


Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vừa cho biết Chính phủ và Ngân hàng trung ương Xứ sở Bạch dương đang chuẩn bị các biện pháp để tăng cường bán ngoại tệ ra thị trường nhằm hỗ trợ đồng nội tệ ruble.

Thủ tướng Medvedev nói Nga tiếp tục yêu cầu các nhà xuất khẩu lớn của nước này hỗ trợ đồng nội tệ bằng cách bán ra ngoại tệ - một giải pháp được sử dụng hồi tháng 12/2014 khi chính phủ yêu cầu các nhà xuất khẩu bán một phần doanh thu bằng ngoại tệ trong một khung thời gian đã thỏa thuận trước.

Theo ông Medvedev, Chính phủ Nga sẽ hỗ trợ Ngân hàng trung ương trong hoạt động bơm thêm ngoại tệ ra thị trường. Trong một tương lai gần, các nhà xuất khẩu lớn nhất nước Nga sẽ bắt đầu bán ngoại tệ ra thị trường, qua đó tác động tới tỷ giá đồng ruble.

Chính phủ và Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện một một loạt biện pháp đã thống nhất trước đó, nhưng chính phủ không tăng cường kiểm soát việc bán ngoại tệ của các nhà xuất khẩu Nga.

Các nhà xuất khẩu thường tăng cường bán ngoại tệ vào thời điểm gần cuối tháng nhằm thu về đồng ruble để nộp thuế. Đây là một nguồn cầu quan trọng nhất đối với đồng ruble, vốn đã giảm 18% so với USD trong tháng Bảy vừa qua khi giá mặt hàng xuất khẩu chủ lục là dầu mỏ giảm mạnh trên các thị trường quốc tế. Hiện tại, với tỷ giá 69,11 ruble/USD, đồng ruble đang tiệm cận mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay là 71,85 ruble = 1 USD vào ngày 30/1/2015./.


Ấn Độ: Đồng rupee tiếp tục mất giá có là điều đáng lo ngại?

an do: dong rupee tiep tuc mat gia co la dieu dang lo ngai?

Ấn Độ: Đồng rupee tiếp tục mất giá có là điều đáng lo ngại?


Đồng rupee Ấn Độ tiếp tục mất giá, với tỷ giá 66,180 rupee đổi 1 USD trong phiên đóng cửa chiều ngày 22/8, mức thấp nhất kể từ ngày 6/9/2013.

Ngày 4/9/2013, khi ông Raghuram Rajan được bổ nhiệm giữ chức Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI, Ngân hàng trung ương), đồng nội tệ được giao dịch ở mức 67 rupee đổi 1 USD. Trước đó, ngày 28/8/2013, đồng rupee đã tụt xuống mức thấp chưa từng có, với 68,82 rupee đổi 1 USD.

Lúc đó, một trong những quyết định mà tân Thống đốc Rajan đưa ra là tăng dự trữ ngoại hối để cứu đồng rupee và ông đã kéo đồng nội tệ Ấn Độ lên mức 66 rupee = 1 USD chỉ sau ít ngày lên nắm quyền lãnh đạo RBI.

Tuy nhiên, theo báo Livemint ngày 22/8, việc đồng rupee tụt xuống dưới ngưỡng 66 rupee đổi 1 USD hiện nay là hoàn toàn khác.

Năm 2015, đồng rupee hạ giá đồng loạt cùng với các đồng tiền khác trên toàn cầu, nhất là sau khi Trung Quốc điều chỉnh hạ tỷ giá đồng nhân dân tệ so với đồng USD.

Thực tế, đồng rupee hiện vẫn nằm trong số năm đồng tiền hoạt động tốt nhất trên thế giới kể từ đầu năm nay.

Tính từ đầu năm đến nay, đồng rupee mất giá chưa đến 4%, tức chưa là gì so với các thị trường đang nổi khác như đồng ringgit của Malaysia.

Ngày 21/8, đồng nội tệ của Malaysia đã xuống mức thấp nhất trong vòng 17 năm, gợi nhớ tới cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998.

Phát biểu tại hội nghị của Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ (SBI) ngày 20/8, Thống đốc Rajan cũng nói rằng trong số các đồng tiền bị mất giá, đồng rupee của Ấn Độ tương đối ổn định hơn.

Theo ông Rajan, động thái phá giá đồng nhân dân tệ của Bắc Kinh là nhằm cố gắng hỗ trợ nền kinh tế Trung Quốc.

Mức độ hạ giá đồng nhân dân tệ hiện nay không quá lo ngại, nhưng nếu đồng tiền này tiếp tục bị phá giá mạnh hơn thì có thể gây ra quan ngại.

Theo RBI, dự trữ ngoại tệ của Ấn Độ tính đến ngày 14/8 đã tăng lên 354,43 tỷ USD, so với 353,35 tỷ USD trước đó một tuần.

Nguồn dự trữ ngoại tệ tăng, tạo nên “vùng đệm” để đối phó với các cú sốc tài chính là một trong những yếu tố giúp Ấn Độ không quá lo lắng trước tình trạng tụt giá của đồng rupee hiện nay.

Cho dù đã xuống mức thấp nhất trong gần hai năm, nhưng đồng rupee sẽ không dấy lên phản ứng đáng lo ngại như thời điểm năm 2013./.


Bác đề nghị của Nhật, Nga tăng sức mạnh trên đảo tranh chấp

 Ngày 22-8, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã bác bỏ những quan ngại của Nhật Bản sau khi ông có chuyến thăm quần đảo Kuril hiện do Nga kiểm soát nhưng Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền. 

ong medvedev (trai) tham doanh trai quan doi tren quan dao kuril - anh: rt.com

Ông Medvedev (trái) thăm doanh trại quân đội trên quần đảo Kuril - Ảnh: rt.com

Ông Medvedev đã tới Iturup, một trong bốn đảo ở quần đảo tại vùng Viễn Đông ngay phía bắc Nhật Bản được Tokyo gọi là Các vùng lãnh thổ phương bắc, trong chuyến thăm một ngày với nhiều hình ảnh được công bố trên các phương tiện truyền thông Nga.

Ông Medvedev đã tới một căn cứ huấn luyện quân sự với lá quốc kỳ rất lớn của Nga được kéo cao.

Chuyến thăm trùng với việc chính phủ Nga vừa ban hành sắc lệnh mở rộng thềm lục địa của Nga ở biển Okhotsk, vùng biển nằm ngay phía bắc Kuril.

Ông Medvedev nói phía Nhật Bản đã “nổi đóa lên chẳng vì chuyện gì”.

Chuyến thăm của ông đã khiến Bộ trưởng ngoại giao Nhật Fumio Kishida hoãn một chuyến thăm Nga dự kiến diễn ra vài tuần tới, theo hãng tin Kyodo.

Ông Kishida dự kiến là người tiền trạm chuẩn bị cho chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm để hai bên đạt được bước tiến với các tranh chấp lãnh thổ đã kéo dài 70 năm qua.

Nhật Bản cũng đã triệu tập đại sứ Nga ở Tokyo để phản đối chuyến thăm của ông Medvedev.

Hajime Hayashi, Vụ trưởng Vụ châu Âu của Bộ ngoại giao Nhật, nói chuyến đi “trái ngược với lập trường của Nhật Bản về Các vùng lãnh thổ phương bắc và làm tổn thương người dân Nhật… là điều cực kỳ đáng tiếc”.

Tuy nhiên, ông Medvedev nói các quan chức Nga “đã, đang và sẽ tiếp tục tới thăm Kuril”.

“Chúng tôi muốn làm bạn với Nhật Bản, Nhật Bản là láng giềng của chúng tôi… nhưng điều đó không liên quan tới quần đảo Kuril, vốn là lãnh thổ của Nga và thuộc về vùng Sakhalin của Nga. Những đối tác của chúng tôi đã nổi đóa lên chẳng vì việc gì. Lẽ ra mọi chuyện không nên như thế”.

Ông Medvedev cũng tiết lộ Nga sẽ xây dựng “một lực lượng quân sự hiện đại và hiệu quả” trên quần đảo.

Bộ quốc phòng Nga hiện đang cho xây hàng trăm căn nhà phục vụ các binh sĩ đồn trú ở Iturupvà đảo Kunashir gần đó (mà Nhật Bản gọi là Etorofu và Kunishiri). Quân đội Liên Xô đã tiếp quản các đảo này sau khi Nhật Bản đầu hàng hồi thế chiến thứ hai.

Chính tranh cãi về quần đảo khiến Matxcơva và Tokyo không thể ký một hiệp ước hòa bình chính thức.

Theo trang chủ của điện Kremlin, ông Medvedev đã thăm sân bay mới, cảng biển và một nhà máy chế biến hải sản trên quần đảo, cũng như chủ trì một diễn dàn thanh niên với các nhà khoa học và giáo viên trẻ.

Ông từng tới thăm quần đảo này vào năm 2012 và Nga đã tổ chức các cuộc tập trận ở đây năm 2014, lần nào cũng gặp phải sự phản đối từ Tokyo.


Châu Âu đối diện rủi ro an ninh cao nhất 14 năm

co quan canh sat cua lien minh chau au (eu), khang dinh nhung nguoi chau au tro ve tu iraq va syria hien dang gay ra nhung rui ro an ninh lon nhat tinh tu vu khung bo ngay 11/09/2001 - anh: guardian.

Cơ quan cảnh sát của Liên minh Châu Âu (EU), khẳng định những người châu Âu trở về từ Iraq và Syria hiện đang gây ra những rủi ro an ninh lớn nhất tính từ vụ khủng bố ngày 11/09/2001 - Ảnh: Guardian.


Mới đây, vào khoảng 17h45 giờ địa phương ngày 21/8, một vụ tấn công đã xảy ra trên chuyến tàu cao tốc Thalys đi từ Amsterdam, Hà Lan đến Paris, Pháp. 

Vụ việc đã khiến 3 người bị thương, trong đó có 1 quân nhân Mỹ. 5 hành khách đã giúp khống chế nghi phạm.

Hai quân nhân Mỹ Spencer Stone và Alek Skarlatos phát hiện tiếng động lạ từ nhà vệ sinh khi nghi phạm đang lên nòng súng, và họ đã kịp thời khống chế trước khi hắn có thể nổ súng vào các toa hành khách. Sau đó, thêm 3 người nữa đã cùng hỗ trợ để cản trở nghi phạm xả súng.

Nghi phạm được cho là Ayoub el-Qahzzani, người Morroco, 25 tuổi. Anh ta mang theo một khẩu súng Kalashnikov, một khẩu súng ngắn tự động, băng đạn và dao. 

Giới chức an ninh Bỉ, Pháp và Tây Ban Nha nắm được thông tin nghi phạm đã bắt chuyến bay đến Syria vào năm 2014. Vụ việc vì thế được cho là có liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Theo Chính phủ Bỉ, nghi phạm nhiều khả năng đã sống ở Pháp trước khi đến Syria để gia nhập IS. Người này được cho là đã lên tàu từ ga Gare Du Midi, một trong những nhà ga đông đúc nhất tại Bỉ, để bắt chuyến tàu đến Pháp và tấn công hành khách tại ga Arras, Pháp, cách Paris 190 km về phía Bắc. 

Nguồn tin của AFP cho thấy nghi phạm đã sống ở Tây Ban Nha 7 năm, từ 2007 đến 2014, sau đó chuyển đến Pháp, bắt chuyến bay đến Syria rồi trở về Pháp. Đầu năm 2014, cơ quan tình báo Pháp đã nắm được thông tin nghi phạm chuẩn bị quay về Pháp, nhưng không thể xác định được vị trí.

Vụ việc tại Pháp khiến nhiều người liên tưởng đến vụ xả súng trên bãi biển Tusnisia khiến 38 người thiệt mạng, trong đó chủ yếu là các du khách Anh, gần đây.

Sau vụ việc trên tàu Thalys, giới chức an ninh đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng bạo lực, mất an ninh tăng cao trên khắp các khu vực của châu Âu do sự nổi dậy của các phần tử gốc châu Âu tham gia vào cuộc thánh chiến ở Syria hay Iraq, nay trở về quê hương. 

Phát ngôn viên của Europol, cơ quan cảnh sát của Liên minh Châu Âu (EU), khẳng định những người châu Âu trở về từ Iraq và Syria hiện đang gây ra những rủi ro an ninh lớn nhất tính từ vụ khủng bố ngày 11/9/2001.

Europol công bố có khoảng 5 nghìn người châu Âu đã gia nhập các cuộc chiến ở Syria. Trong đó bao gồm 600 người Anh, 1.200 người Pháp và ít nhất 350 người Bỉ. 


Nga thử thành công tên lửa xuyên lục địa Topol

Ngày 22-8, hãng tin Interfax dẫn một thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (SMF) đã phóng thử thành công một tên lửa xuyên lục địa Topol với tầm bắn 10.000km.

ten lua topol cua nga mang mot dau dan - anh: wikipedia.orgten lua nay co the mang mot vu khi hat nhan voi suc cong pha 550 kiloton.

Tên lửa Topol của Nga mang một đầu đạn - Ảnh: wikipedia.orgTên lửa này có thể mang một vũ khí hạt nhân với sức công phá 550 kiloton.

“Nhóm tác chiến ở SMF đã bắn thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-12M Topol từ trường bắn quốc gia đa chức năng Kapustin Yar ở vùng Astrakhan vào lúc 6g13 tối 22-8-2015, giờ Matxcơva”, người phát ngôn Bộ quốc phòng Nga về SMF, đại tá Igor Yegorov, nói với Interfax.

Đầu đạn đã bắn trúng mục tiêu đích ở trường bắn Sary-Shagan với độ chính xác như lập trình, thông báo cho biết.

Tên lửa Topol được phát triển từ 30 năm trước với ý định nhắm vào các mục tiêu ở Mỹ. Nó dài 22,7 mét và phần thứ nhất có đường kính 1,9 mét. 

“Vụ bắn này là để thử nghiệm khả năng của các đầu đạn lắp vào những tên lửa đạn đạo liên lục địa”, ông Yegorov cho biết.

Trung Quốc mới đây cũng đã thử nghiệm một loại tên lửa đạn đạo tương tự với tầm bắn có thể vươn tới nước Mỹ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục