Hai nhà ngoại giao Trung Quốc bị bắn chết tại Philippines
Mỹ bán 4 tàu chiến hiện đại cho Ả-rập Xê-út
Mỹ lo ngại về các vệ tinh quân sự Nga
Nga xây căn cứ quân sự lớn ở Bắc Cực
Trung Quốc xây thêm hai hải đăng trái phép ở Hoàng Sa
Tin thế giới đọc nhanh chiều 20-10-2015
- Cập nhật : 20/10/2015
Máy bay Nhật xuất kích 117 lần chặn máy bay Trung Quốc
Số lần máy bay Nhật xuất kích để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập của máy bay Trung Quốc đã tăng cao kỷ lục trong thời gian từ tháng 7-9 năm nay, giữa lúc Tokyo và Bắc Kinh vướng vào tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông.
Một máy bay Y-12 của Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản tháng 12/2014 (Ảnh: Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật)
Bộ Quốc phòng Nhật ngày 19/10 cho biết, các máy bay chiến đấu Nhật đã xuất kích 117 trong 3 tháng qua, tăng so với con số 103 lần cùng kỳ năm ngoái, mặc dù mức này thấp hơn mức cao chưa từng có được ghi nhận trong 2 tháng cuối năm 2014 - 164 lần.
Không rõ vì sao số lần xuất kích của máy bay Nhật lại tăng cao và Bộ Quốc phòng Nhật không cho biết lý do.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản vướng vào cuộc tranh chấp với Trung Quốc quanh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Các tàu tuần tra và máy bay chiến đấu từ 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á thường xuyên “chạm mặt” nhau gần quần đảo tranh chấp, làm bùng phát những lo ngại về một cuộc đối đầu có thể dẫn tới xung đột.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì hồi tuần trước đã nhất trí thúc đẩy việc sớm ban hành một cơ chế liên lạc để tránh các vụ hiểu lầm giữa quân đội 2 nước.
Quan hệ Trung-Nhật cũng bị ảnh hưởng bởi quá khứ thời chiến của 2 nước, những lo ngại về việc Tokyo thúc đẩy vị thế an ninh và sự bành trướng về quân sự của Bắc Kinh.
Ngoài ra, số lần các máy bay chiến đấu Nga xuất kích để chặn máy bay Nga đã giảm xuống 51 lần trong 3 tháng qua, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các máy bay ném bom và máy bay tuần tra Nga thường bay gần không phận phía bắc Nhật Bản, gần đảo Hokkaido và 4 đảo nhỏ hơn mà hai nước đều tuyên bố chủ quyền.
Mỹ đưa tàu chiến USS Benfold tới Nhật, có thể tuần tra Biển Đông
Hải quân Mỹ ngày 19/10 đã triển khai chiến hạm USS Benfold, một trong những tàu phòng vệ tên lửa đạn đạo hiện đại nhất tới Nhật, và có khả năng sẽ tuần tra tại Biển Đông hoặc Hoa Đông.
Theo tờ Japan Times, tàu USS Benfold đã cập cảng tại thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa để hội quân cùng 7 tàu khu trục khác. Nhiệm vụ của tàu này có thể bao gồm bảo vệ Mỹ và các đồng minh trước các vụ phóng tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên, một sỹ quan cấp cao cho biết.
Chiến hạm này được trang bị các ống phóng tên lửa thẳng đứng, cùng một trong những hệ thống theo dấu tên lửa hiện đại nhất thế giới có tên Aegis Baseline 9.
“Hôm nay là một ngày trọng đại bởi chúng tôi bổ sung một khu trục hạm khác, một trong những khu trục hạm uy lực nhất của Mỹ, vào lực lượng khu vực”, thiếu tướng hải quân Christopher Sweeney của Hạm đội 7 tuyên bố.
Ông Sweeney cho biết USS Benfold giúp củng cố hơn nữa quan hệ Mỹ - Nhật và tăng cường an ninh cho khu vực, đồng thời tin tưởng rằng những đối thủ tiềm năng không thể có được hệ thống phòng thủ hiện đại như vậy.
“Năng lực đánh chặn của chúng ta lớn hơn số tên lửa họ có”, Sweeney nói nhưng không nêu cụ thể những đối thủ đó là ai.
“Chúng tôi đang chờ triển khai Benford tới Biển Đông hoặc Hoa Đông, hoặc các chiến dịch tại Hàn Quốc”, Sweeney cho biết thêm.
Theo người phát ngôn Hải quân Mỹ tại Nhật, đợt triển khai này là một phần trong chiến lược tái cân bằng sang châu Á của Mỹ.
“Sự có mặt của Benfold hôm nay và USS Ronald Reagan một vài tuần trước là bằng chứng cho thấy chúng tôi đang triển khai những tàu chiến và tàu sân bay hiện đại nhất tới đây”, Ronald Flanders, người phát ngôn Hải quân Mỹ tại Nhật nói. “Chúng tôi sẽ bố trí 60% lực lượng hải quân tại châu Á – Thái Bình Dương”.
Được hạ thủy năm 1994, Benford thuộc lớp tàu khu trục Arleigh Burke và mới được nâng cấp hệ thống vũ khí. Ngoài hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, tàu còn trang bị ngư lôi, tên lửa đối hạm, các đại bác ngắm bắn bằng video điều khiển từ đài chỉ huy.
Mỹ và liên quân lần đầu thử hệ thống phòng thủ tên lửa tại Châu Âu
Hải quân Mỹ cùng liên quân 8 nước Châu Âu sẽ tiến hành thử hệ thống phòng thủ tên lửa lần đầu vào cuối tháng này, các nguồn tin quân sự Mỹ cho biết.
Vụ thử diễn ra trong các cuộc tập trận phòng vệ bằng tên lửa trong khuôn khổ Diễn đàn phòng thủ tên lửa hàng hải Theater, trong đó lính liên quân sẽ tập trung phối hợp các nỗ lực phòng thủ bằng tên lửa, trang mạng Stars and Stripes cho biết. Diễn đàn được lập ra vào năm 1999 bao gồm các nước Canada, Úc, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Hà Lan, Đức, Na Uy,Ý và Mỹ.
Mục tiêu của vụ thử lần này nhằm kiểm tra khả năng của liên quân trong việc chặn đứng các thách thức bằng đa tên lửa và phối hợp hành động trong việc đánh chặn nhiều tên lửa cùng lúc. Đây là hệ thống phòng thủ tên lửa quan trọng của liên quân, trang mạng military.com trích dẫn Hạm đội 6 của Mỹ cho biết.
Các cuộc tập trận sẽ bao gồm thử khả năng đánh chặn cùng lúc tên lửa đạn đạo được phóng từ Outer Hebrides (Anh), gần Scotland và tên lửa chống hạm được phóng từ một căn cứ khác gần đó. Để hoàn tất nhiệm vụ này, các tàu hải quân liên quân sẽ phối hợp với các hệ thống chỉ huy điều khiển tự động hiện đại, trong đó có hệ thống điều khiển Aegis được lắp đặt trên tàu chiến Mỹ, tàu này sẽ phóng 3 tên lửa dẫn đường chống tên lửa đạn đạo SM-3.
Aegis là một hệ thống phòng thủ tên lửa thủ tân tiến dùng để tìm và diệt các mục tiêu, được lắp đặt trên hơn 30 tàu chiến Mỹ và cũng được sử dụng tại một số quốc gia khác, trong đó có Tây Ban Nha và Na Uy.
Các nguồn tin quân sự không tiết lộ chính xác ngày và địa điểm cho vụ thử hệ thống phòng thủ tên lửa trên tại Châu Âu.
Vụ thử này đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại Châu Âu do Mỹ và Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương lập ra khoảng một thập niên gần đây.
Trước đó ngày 25/9, hải quân Mỹ đã hoàn tất việc triển khai hệ thống Aegis trên tàu chiến thứ 4, cũng là tàu cuối mang tên ‘Carney’ tại cảng Rota (Tây Ban Nha). Đây là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ phát triển tại Châu Âu.
Bên cạnh hệ thống phòng thủ tên lửa được thiết lập trên tàu chiến, hệ thống này còn bao gồm các khu đánh chặn trên bộ sẽ được xây dựng tại Romania và Ba Lan. Các nhà làm luật Ba Lan trước đó ngày 25/9 thông qua một hiệp định hợp tác kỹ thuật với Mỹ liên quan đến việc thiết lập căn cứ đánh chặn tên lửa tại Redzikowo. Theo kế hoạch, căn cứ Redzikowo sẽ đi vào hoạt động vào năm 2018.
Mỹ và NATO tiếp tục tập trung ngăn chặn các thách thức tên lửa đến từ Iran, đây là lý do chính để Mỹ và NATO phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tại Châu Âu. Hiện Iran đang sở hữu các hệ thống tên lửa đạn đạo tân tiến tầm ngắn và tầm trung có tầm bắn khoảng 2.500km.
Hiệp định về hạt nhân đạt được với Iran trước đó vào ngày 14/7 nhằm cắt giảm chương trình hạt nhân của nước này nhưng không làm thay đổi các kế hoạch của Mỹ trong việc thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa tại Châu Âu.
Mátxcơva về phần mình gần đây đã liên tục phản đối việc thiết lập hệ thống trên, cho rằng hệ thống này là nhằm đe dọa an ninh quốc gia Nga. Tuy nhiên, Mỹ đã bác bỏ các cáo buộc trên.
Manh nha cuộc chiến dầu lửa Saudi Arabia - Nga
Trong lúc Tổng thống Nga Vladimir Putin nỗ lực khôi phục ảnh hưởng của Moscow ở Trung Đông, thì Saudi Arabia cũng bắt đầu tấn công vào sân chơi truyền thống của Nga bằng cách cung cấp dầu thô giá rẻ cho Ba Lan.
Theo hãng tin Bloomberg, tại một diễn đàn đầu tư diễn ra mới đây, Giám đốc điều hành (CEO) Igor Sechin của hãng dầu lửa lớn nhất Nga Rosneft phàn nàn về việc Saudi Arabia nhảy vào thị trường Ba Lan. “Họ đang tích cực bán phá giá”, ông Sechin nói.
Các lãnh đạo khác trong ngành công nghiệp dầu lửa Nga cũng tỏ ra lo lắng.
“Liệu động thái này có phải là bước đi đầu tiên để tái chia cắt các thị trường phương Tây”, ông Nikolai Rubchenkov, một nhà điều hành tại công ty dầu lửa Nga Tatneft, phát biểu tại hội nghị bàn tròn về dầu lửa hôm thứ Năm tuần này. “Liệu chiến lược năng lượng của Chính phủ Nga có biện pháp nào để bảo vệ lợi ích của Nga tại các thị trường phương Tây hiện nay không?”
Các nhà giao dịch và các công ty lọc dầu ở châu Âu xác nhận rằng Saudi Arabia đang chào bán dầu với mức giá rất mềm, hấp dẫn hơn giá dầu thô của Nga. Cho dù hầu hết các nhà máy lọc dầu ở khu vực Đông Âu hiện nay đang phụ thuộc vào dầu Nga về mặt công nghệ, thì các công ty dầu lửa của Nga cũng không khỏi lo ngại trước động thái của Saudi Arabia.
Vào thập niên 1970, đích đến của một nửa lượng dầu xuất khẩu của Saudi Arabia là châu Âu. Nhưng sau đó, Liên Xô đã xây đường ống để xuất khẩu dầu từ các mỏ ở vùng Tây Siberia sang châu Âu, và Saudi Arabia phải quay sang tìm các thị trường mới ở khu vực châu Á - nơi nhu cầu đang tăng trưởng nhanh và có giá tốt hơn.
Từ đó, thị phần của Saudi Arabia trên thị trường dầu châu Âu liên tục sụt giảm, đến năm 2009 chạm đáy ở mức 5,9%. Trái lại, thị phần của dầu Nga tại châu Âu liên tục tăng, đạt đỉnh 34,8% vào năm 2011. Trong mấy năm gần đây, Saudi Arabia dần tăng thị phần dầu tại châu Âu lên mức 8,6% vào năm 2013, nhưng chưa khi nào thử vận may của mình tại thị trường Ba Lan.
Cũng giống như hầu hết các nước Trung và Đông Âu khác, Ba Lan từ lâu vẫn mua dầu của Nga. Năm ngoái, 3/4 lượng dầu nhập khẩu của nước này là dầu Nga, phần còn lại đến từ Kazakhstan và các nước châu Âu.
Tuy nhiên, Ba Lan hiện đang là trung tâm trong nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc của Liên minh châu Âu (EU) vào nguồn năng lượng từ Nga. Kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm ngoái, Ba Lan - nước láng giềng của Ukraine - đã tăng chi tiêu quân sự nhằm tăng cường an ninh.
Ngoài ra, nước này cũng đẩy mạnh hợp tác với các nước láng giềng nhỏ hơn. Hôm thứ Năm vừa rồi, Ba Lan công bố một thỏa thuận với Lithuania, Latvia và Estonia về xây dựng một đường ống dẫn khí đốt nối với các quốc gia vùng Baltic này nhằm đảm bảo tương lai không phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga.
Trong bối cảnh như vậy, một nhà cung cấp năng lượng mới, đáng tin cậy như Saudi Arabia thực sự được chào đón. Còn với Saudi Arabia, họ cần mở rộng thị trường bên ngoài châu Á nơi nhu cầu đang có chiều hướng giảm.
Về phần mình, điện Kremlin và các công ty dầu lửa Nga từ lâu đã thừa hiểu mong muốn của châu Âu về đa dạng hóa nguồn năng lượng, nên cũng đã tích cực đi tìm thị trường mới. Cho tới thập niên 2000, gần như toàn bộ dầu xuất khẩu của Nga là xuất sang châu Âu. Đến năm ngoái, tỷ lệ này giảm còn chưa đầy 2/3.
Tại thị trường châu Á, Nga đã trở thành một đối thủ cạnh tranh không thể xem nhẹ đối với Saudi Arabia. Tháng 5 vừa qua, khối lượng dầu Nga cung cấp cho Trung Quốc thậm chí có lúc vượt dầu Saudi Arabia.
Giờ đây, khi đang ở trong một cuộc chiến giá dầu khốc liệt nhằm giành thị phần - không chỉ với các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ, mà còn với tất cả các quốc gia sản xuất dầu ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) - Saudi Arabia tìm cách tiến vào thị trường truyền thống của Nga.
Điều này có thể sẽ biến thành một cuộc đấu sôi động giữa hai quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới vốn dĩ đã đang đối đầu trong vấn đề khủng hoảng ở Syria.
Đến nay, cả OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cùng dự báo nhu cầu dầu của thế giới tăng nhẹ trong năm tới. Tuy nhiên, nếu kinh tế Trung Quốc tệ hơn dự báo, thị trường này có thể sẽ trở nên quá nhỏ bé cho cả Nga và Saudi Araiba - hai quốc gia này đều phụ thuộc vào dầu lửa và duy trì thị phần là một vấn đề sống còn đối với họ.
Cạnh tranh dầu lửa là một bộ phận ngầm nguy hiểm trong chính sách Trung Đông của Nga, bài viết của Bloomberg nhận định. Moscow hy vọng khi đồng minh thân cận là Iran quay trở lại thị trường dầu khí toàn cầu nhờ được gỡ trừng phạt, Nga cũng sẽ hưởng lợi, chẳng hạn thông qua những đường ống dẫn dầu mới đi qua Syria. Nga cũng muốn ngăn không cho Saudi Arabia mở các đường ống xuất khẩu dầu ở Syria.
Bởi vậy, khi thế thượng phong của Nga trên thị trường dầu lửa ở châu Âu đang bị đe dọa, quyết tâm của Nga giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria theo cách của mình sẽ càng tăng lên.
Mỹ cận kề với nguy cơ giảm phát
CNBC nhận định, nền kinh tế Mỹ đang cận kề nguy cơ giảm phát do giá năng lượng trượt dốc mạnh trong thời gian gần đây.
Kênh thông tin tài chính Mỹ CNBC đưa tin, trong khi Liên minh Châu Âu và một vài thị trường mới nổi đang bàn luận nhiều đến vấn đề giảm phát, nhưng Mỹ mới là quốc giá sắp phải đối mặt với vấn đề này.
Trên thực tế, nếu có không tỷ lệ lạm phát tương đối cao ở miền Tây nước Mỹ thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại quốc gia này trong tháng 8 sẽ bị âm và đẩy kinh tế nước này vào tình trạng giảm phát.
Theo điều tra tại 4 vùng của Mỹ vào tháng 8, chỉ có miền Tây đạt chỉ số CPI dương. Tính đến tháng 8, lạm phát trung bình tại miền Tây là 1,3%, trong khi vùng Đông Bắc là -0,1%, miền Nam là -0,2%, và miền Trung là -0,3%.
Nếu có không tỷ lệ lạm phát tương ở miền Tây, thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trong tháng 8 sẽ bị âm. (Ảnh minh họa: Getty Images).
Cục Dự trữ Liên bang St. Louis cho biết giá cả của Mỹ tăng trong 8 tháng qua đều là nhờ miền Tây để bù đắp cho giảm phát tại 3 vùng còn lại.
Tính chung toàn nước Mỹ, CPI trong tháng 8 tăng 0,2%. Nếu miền Tây không “gánh” cho 3 vùng còn lại, thì chỉ số CPT của Mỹ giảm 0,19%.
CNBC cho rằng, giá năng lượng giảm 9,5–18,3% chính là áp lực gây nên giảm phát tại nhiều khu vực của Mỹ. Theo kênh thông tin này, tình trạng lạm phát thấp cộng với khả năng giảm phát đang là vấn đề hóc búa đối với các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khi họ bác bỏ ý kiến cho rằng giá năng lượng giảm là nguyên nhân cơ bản dẫn tới nhu cầu tiêu dùng toàn cầu giảm tốc.
Các nhà đầu tư đã chờ những dấu hiệu ngân hàng trung ương Mỹ sẽ bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ bằng việc tăng lãi suất lần đầu tiên trong một thập kỷ qua. Tuy nhiên, khả năng này đã bị trì hoãn khi Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) quyết định sẽ thận trọng chờ đợi điều kiện lý tưởng trước khi tăng lãi suất.
Ngày càng có nhiều quan chức muốn tăng lãi suất bởi họ lo ngại rằng nếu lãi suất tiếp tục được giữ ở mức thấp kỷ lục gần 0% như hiện nay thì mọi chuyện sẽ quá muộn khi lạm phát tăng tốc. Các nhà đầu tư dự báo FED sẽ không tăng lãi suất cho tới tháng 3/2016.
Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống dưới mức 6% mà FOMC đặt ra. Tuy nhiên, lạm phát lại đang ở dưới mức lý tưởng để nền kinh tế tăng trưởng.
Ông James Bullard, một quan chức của FED, ủng hộ việc tăng lãi suất vì ông tin rằng chính sách này sẽ giúp hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu của FOMC.
Thống đốc FED Lael Brainard phản đối ý kiến cho rằng việc hoãn tăng lãi suất là do nguy cơ giảm phát. Theo vị lãnh đạo này, kinh tế Mỹ đang có những tiến bộ trong việc mang đến việc làm cho tất cả mọi người, nhưng lương vẫn tăng chậm và lạm phát vẫn chưa đạt tới mục tiêu của FED.
Theo Thống đốc Lael Brainard, với áp lực giảm phát đang tăng, FED sẽ gặp khó khăn hơn trong các bước đi tiếp theo trong năm 2015.