tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 16-10-2015

  • Cập nhật : 16/10/2015

Ngân hàng Thụy Sỹ ồ ạt đóng tài khoản của khách Nga

ngan hang thuy sy o at dong tai khoan cua khach nga

Ngân hàng Thụy Sỹ ồ ạt đóng tài khoản của khách Nga

 Người Nga bắt đầu vấp phải các vấn đề với ngân hàng nước ngoài kể từ mùa xuân năm ngoái, khi Nga bị ảnh hưởng của lệnh trừng phạt quốc tế. 

Các ngân hàng lớn của Thụy Sỹ gồm UBS và Credit Suisse bắt đầu ồ ạt đóng tài khoản của khách hàng Nga dưới 5 triệu USD, Forbes dẫn nguồn tin thị trường ngân hàng cho biết hôm qua 15/10.

"Các ngân hàng đang buộc phải đóng tài khoản của khách hàng với số gửi dưới 5 triệu USD Nếu từ chối điều này, khách hàng có nghĩa vụ nộp phí tài khoản hàng tháng," Forbes đưa tin. Được biết, chi phí hàng tháng này xấp xỉ 1.000 franc Thụy Sỹ.

Người Nga bắt đầu vấp phải các vấn đề với ngân hàng nước ngoài kể từ mùa xuân năm ngoái, khi Nga bị ảnh hưởng của lệnh trừng phạt quốc tế. Năm ngoái các ngân hàng Thụy Sỹ đã có chính sách tương tự nhưng với những khách hàng có tài khoản dưới 3 triệu USD.

Ngoài đề nghị đóng tài khoản, các ngân hàng Thụy Sỹ còn giám sát khách hàng trong việc tuân thủ pháp luật Nga về kiểm soát công ty nước ngoài và kiểm soát tiền tệ. Forbes dẫn nguồn thạo tin cho biết, UBS và Credit Suisse cho phép khách hàng Nga chỉ được chuyển tiền từ Nga vào các tài khoản cá nhân của họ ở Thụy Sỹ.

Nga phủ nhận điều tàu sân bay hạng nặng đến Syria

Hạm đội phương Bắc của đã bác bỏ các thông tin nói rằng Hải quân nước này sẽ điều tàu sân bay hạng nặng Đô đốc Kuznetsov tới Syria, nơi Không quân Nga đang tiến hành chiến dịch không kích nhằm vào các mục tiêu của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

tau san bay hang nang do doc kuznetsov (anh: ap)

Tàu sân bay hạng nặng Đô đốc Kuznetsov (Ảnh: AP)

Trong một thông báo phát đi ngày 14/10, Hạm đội phương Bắc cho biết tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov hiện đang được bảo dưỡng tại cảng Murmansk ở phía bắc Nga. Sau khi công tác bảo dưỡng hoàn tất, tàu sẽ được điều động cho một loạt các sứ mệnh thường lệ tại Biển Barents trong những tuần tới.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi có các nguồn tin báo chí nói rằng tàu Đô đốc Kuznetsov đang trên đường tới Syria để trợ giúp chiến dịch không kích của Không quân Nga chống lại nhóm phiến quân IS.

Theo Ria, Đô đốc Kuznetsov hiện là tàu sân bay duy nhất còn hoạt động của Hải quân Nga. Tàu này được đóng tại xưởng đóng tàu Nam Mykolaiv (ngày nay là Ukraine) vào giữa những năm 1980 nhưng chỉ đi vào hoạt động đầy đủ năm 1995 do quân đội Nga bị cắt giảm mạnh ngân sách sau khi Liên Xô sụp đổ.

Đô đốc Kuznetsov có thể chở từ 41-52 máy bay, trong đó có các máy bay chiến đấu Su-25 và Su-33, cũng như các trực thăng vận tải đổ bộ và chống ngầm Ka-27 và Ka-29.

Theo đề nghị của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Nga đã triển khai khoảng 50 máy bay chiến đấu và trực thăng cho chiến dịch không kích các mục tiêu của nhóm phiến quân IS tại Syria, bắt đầu hôm 30/9. Sau nửa tháng, chiến dịch đã làm suy yếu IS và các nhóm phiến quân khác tại Syria.

Vài tàu chiến từ Hạm đội Caspi của Nga cho tới nay cũng tham gia chiến dịch quân sự bằng cách bắn tên lửa từ biển Caspi vào các mục tiệu tại Syria. Ngoài ra, Nga còn duy trì các tàu chiến tại cảng Tartus của Syria, một cảng hải quân nhỏ nhưng có vị trí chiến lược ở Địa Trung Hải.


Pháp: Can thiệp của Nga không cứu được Tổng thống Syria

phap: can thiep cua nga khong cuu duoc tong thong syria

Pháp: Can thiệp của Nga không cứu được Tổng thống Syria

 "Sự can thiệp của Nga chỉ có thể hỗ trợ chính phủ Syria nhưng sẽ không cứu được ông Bashar”, Tổng thống Pháp nhận định.

Phát biểu sau hội nghị thượng đỉnh EU hôm qua 15/10, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng, can thiệp quân sự của Nga vào Syria sẽ không cứu được Tổng thống Syria Bashar al-Assad. “Sự can thiệp của Nga chỉ có thể hỗ trợ chính phủ Syria nhưng sẽ không cứu được ông Bashar”.

Cho đến nay đã có các nước Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Iran, Ả-rập Xê-út, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào cuộc nội chiến Syria. Tuy mục tiêu cụ thể có khác nhau, nhưng tựu chung đều vì lợi ích địa - chiến lược của mỗi nước. Pháp gần đây cũng quyết định tăng cường vai trò trong Liên minh chống IS và mở rộng phạm vi không kích tại khu vực. Tuy nhiên, Paris loại trừ khả năng sẽ can thiệp quân sự trên bộ.

Liên quan đến việc phản ứng của EU sau khi Nga bắt đầu chiến dịch không kích nhằm hỗ trợ chính quyền Tổng thống Assad, hãng tin RIA Novosti dẫn phát biểu của đại diện Liên minh Châu Âu cho biết, EU không xem xét tới khả năng trừng phạt Nga.

Trong khi đó,hHãng Interfax cũng dẫn tuyên bố của một quan chức cấp cao EU cho rằng, việc thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với Nga có thể xảy ra, nếu các hành động của Nga tại Syria được coi là không đáp ứng các nhiệm vụ chống khủng bố và các cuộc không kích của Nga không nhằm vào các chiến binh khủng bố. 

Trung Quốc bãi bỏ kiểm soát giá với hầu hết hàng hóa, dịch vụ

trung quoc bai bo kiem soat gia voi hau het hang hoa, dich vu

Trung Quốc bãi bỏ kiểm soát giá với hầu hết hàng hóa, dịch vụ

Dự kiến năm 2020, Trung Quốc phải có một cơ chế giá hợp lý, trong đó thị trường đóng vai trò quyết định, điều chỉnh giá minh bạch và luật chống độc quyền được thực hiện tốt.
Tân Hoa xã đưa tin ngày 15/10, Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố lịch trình cải cách cơ chế giá hàng hóa và dịch vụ của nước này.

Theo lịch trình, Trung Quốc sẽ bãi bỏ kiểm soát giá cả đối với hầu hết các mặt hàng và dịch vụ trong các lĩnh vực cạnh tranh vào năm 2017. Theo đó, chính phủ sẽ chỉ quy định giá đối với các dịch vụ tiện ích chủ chốt, các ngành vốn mang tính độc quyền như cung cấp điện và nước.

Dự kiến năm 2020, Trung Quốc phải có một cơ chế giá hợp lý, trong đó thị trường đóng vai trò quyết định, điều chỉnh giá minh bạch và luật chống độc quyền được thực hiện tốt.
 

Trong những năm gần đây, Trung quốc đã thúc đẩy cải cách cơ chế về giá, với việc nới lỏng kiểm soát giá dược phẩm, viễn thông và giao thông vận tải. Tháng trước, Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định giảm số hạng mục chính phủ ấn định giá từ con số 13 xuống 7, đưa tổng số danh mục bị áp đặt giá từ gần 100 xuống còn 20.


Vì sao Mỹ bất ngờ hoãn kế hoạch rút khỏi Afghanistan?

vi sao my bat ngo hoan ke hoach rut khoi afghanistan?

Vì sao Mỹ bất ngờ hoãn kế hoạch rút khỏi Afghanistan?

Tổng thống Mỹ Barack Obamangày 15/10 bất ngờ tuyên bố sẽ hoãn kế hoạch rút quân khỏi chiến trường Afghanistan đến hết nhiệm kỳ, thay vì năm 2016 như kế hoạch ban đầu.

Như vậy, Mỹ sẽ duy trì quân số hiện nay ở Afghanistan ở mức 9.800 người trong phần lớn thời gian của năm 2016, trước khi giảm về 5.500 binh sỹ khi ông kết thúc nhiệm kỳ vào đầu 2017.

Giới chức Mỹ cho biết, 5.500 binh sĩ còn ở lại Afghanistan sẽ đặt căn cứ ở Kabul, Bagram, Jalalabad và Kandahar; và họ “sẽ tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ là chống khủng bố; và huấn luyện, cố vấn và trợ giúp các đối tác Afghanistan” trong cuộc chiến đấu chống lại Taliban và al-Qeida.

Năm ngoái, Tổng thống Obama cam kết đưa toàn bộ lực lượng Mỹ ra khỏi Afghanistan trước cuối năm 2016, ngoại trừ một đơn vị gồm 1.000 binh sĩ tại sứ quán Mỹ ở Kabul.


Ông Obama cho rằng đã tới lúc nước Mỹ “lật sang một trang mới” của cuộc chiến tranh bắt đầu năm 2001 để đáp lại những vụ tấn công khủng bố ở nước Mỹ ngày 11/9/2001.

Giới chức Washington cho rằng sự thay đổi này diễn ra sau nhiều tháng thảo luận giữa Nhà Trắng và các quan chức Lầu Năm Góc cũng như chỉ huy tại chiến trường Afghanistan. Quyết định hoãn rút quân đưa ra sau khi các lực lượng Afghanistan để mất quyền kiểm soát thành phố Kunduz trong một thời gian ngắn vào tay các phần tử hiếu chiến của phe Taliban.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục