Triều Tiên sở hữu bom nguyên tử nhưng không nắm trong tay các điều kiện cần thiết để khai hỏa chúng bằng tên lửa, theo các chuyên gia.
Thế giới đang sử dụng nhiều nước ngọt nhất từ trước tới nay
- Cập nhật : 13/08/2015
(Tin kinh te)
Tiêu thụ nước ngọt đang ở mức cao kỷ lục lịch sử, làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh gút.
Để tìm hiểu sự khác nhau về sức khỏe ở giữa các khu vực, các tuổi tác, một nhóm nghiên cứu thuộc trường Chính sách và Nghiên cứu Dinh dưỡng Friendman thộc Đại học Tufts đã tiến hành một nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới về xu hướng tiêu thụ đồ uống ở 187 quốc gia. Kết quả nghiên cứu của họ, được công bố trên tạp chí PLOS ONE, đã xếp thứ tự các quốc gia và nhóm tuổi sử dụng nhiều nhất và ít nhất các loại nước ngọt, nước trái cây và sữa.
Trang Medicaldaily dẫn lời giáo sư Gitanjali Singh thuộc Friedman School, cho biết: “Phân tích của chúng tôi cho thấy sự phổ biến rất rộng rãi các loại nước ngọt trên toàn cầu, ở khắp mọi tuổi tác, mọi giới tính”. “Chúng ta biết rõ rằng các đồ uống đều có ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng những đánh giá chi tiết và toàn diện về ảnh hưởng của các nước ngọt, nước trái cây và sữa trên quy mô toàn cầu, khu vực và quốc gia, ở các lứa tuổi và giới tính, thì chưa hề có trước khi có nghiên cứu này”.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ cuộc khảo sát chế độ ăn uống qua 195 cuộc điều tra, bao gồm cả số liệu thống kê về thực phẩm ở mỗi nước, tất cả chiếm hơn 1/2 dân số toàn cầu, giai đoạn 1990 đến 2010. Họ cũng phân loại soda, nước trái cây, nước uống tăng lực và khi chơi thể thao, nước ngọt và không đường. Kết quả cho thấy thói quen tiêu dùng ở mỗi nơi trên thế giới rất khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và vị trí địa lý.
Nhìn chung, trên toàn thế giới, người trẻ tuổi tiêu thụ nhiều nước ngọt hơn người lớn tuổi, nhưng lại tiêu thụ ít sữa hơn. Trong khi đó, phụ nữ ở độ tuổi trên 60 tiêu thụ ít nước ngọt nhất, nhưng lại sử dụng nhiều sữa nhất. Phụ nữ tuổi từ 20-29 tiêu thụ nhiều nhất loại đồ uống 100% nước trái cây và nước ép rau quả, không có đường.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, nhìn chung các nền kinh tế phát triển hơn thì tiêu thụ nhiều nước trái cây và sữa hơn các nước chưa phát triển.
Hoa Kỳ, nơi nổi tiếng thế giới là có tỷ lệ béo phì cao, với hơn 1/3 người trưởng thành bị béo phì, lại không phải là quốc gia tiêu thụ nhiều nước ngọt nhất. Mỹ chỉ xếp thứ 26 trong số 187 quốc gia được điều tra, với mức tiêu thụ trung bình 1 chai mỗi ngày. Mỹ cũng được xếp ở vị trí thứ 21 trong số những nước tiêu thụ nhiều nước trái cây không đường nhất.
Mexico và khu vực Caribê có tỷ tỷ lệ sử dụng nước ngọt cao nhất thế giới. Điều này có liên quan mật thiết đến việc tỷ lệ người chết do các nguyên nhân liên quan đến nước ngọt ở Mexico cao nhất thế giới.
Người Australia sử dụng nhiều nước ép trái cây nhất, và người châu Âu uống nhiều sữa nhất.
Người trưởng thành ở châu Á tiêu thụ ít nước ngọt nhất, chỉ bằng hơn ¼ mức tiêu thụ trung bình mỗi ngày của người Mỹ, song lại được đánh giá là thị trường rất tiềm năng.
Theo Euromonitor, khối lượng đồ uống tiêu thụ trên toàn cầu năm 2014 tăng 3,3%, chủ yếu nhờ tăng trưởng ở các khu vực châu Á – Thái Bình dương, Trung Đông và châu Phi. Ngay cả ở các nước Hồi giáo, nơi người tiêu dùng ít hoặc không uống rượu, soft drink (đồ uống có gas và mùi vị) (bao gồm nước ngọt) vẫn có nhu cầu cao. BMI Research dự báo doanh thu soft drink ở thị trường Indonesia sẽ tăng trung bình 8,2% mỗi năm từ 2014 đến 2018. Đây là lý do khiến các công ty nước giải khát lớn rót những khoản đầu tư khổng lồ vào các cở sở kinh doanh.
Năm 2013, Coca-Cola và Pepsico đã cam kết đầu tư tổng cộng 10,5 tỷ USD vào Ấn Độ, nơi thị trường soft drink dự báo sẽ đạt 4,1 tỷ USD vào năm 2020. Với dân số 1,2 tỷ người, nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á này vẫn là một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất bởi tỷ lệ tiêu thụ đồ uống có gas trung bình người còn thấp. Người Ấn tiêu thụ trung bình 12 chai Coke mỗi năm, so với mức trung bình toàn cầu là 92 chai.
Tại Thái Lan, hãng đồ uống khổng lồ Fraser and Neave (F&N) mới đây đã tung ra chiến dịch quản cáo 400 triệu baht (11,8 triệu USD) cho năm nay để quảng cáo cho sản phẩm đồ uống có gas 100Plus của họ, với nỗ lực gia tăng thị phần ở thị trường soft drink khổng lồ trị giá 47 tỷ baht (1,4 tỷ USD) này.
Các nhà nghiên cứu cho biết Đông Nam Á đang nổi lên thành thị trường soft drink có hạng trên toàn cầu. “Châu Á – TBD chiếm gần 1/3 khối lượng soft drink trên toàn cầu, và tiêu thụ ở các nước ASEAN dự kiến sẽ tăng 15,4 tỷ lít vào năm 2019 so với năm 2014, là thị trường cực kỳ hấp dẫn trong bối cảnh ngành soft drink toàn cầu tăng trưởng chậm lại”.
Việt Nam cũng là một thị trường rất hấp dẫn bởi mức tiêu thụ bình quân người vẫn còn thấp. Theo một báo cáo từ Công ty chứng khoán Ngân hàng Vietinbank nhận định, ngành soft drink tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm tới, bởi mức tiêu thụ soft drink bình quân theo đầu người vẫn còn ở mức thấp (23 lít/người/năm, tương đương khoảng 50 chai), chỉ bằng hơn một nửa mức trung bình của thế giới.
Tổ chức nghiên cứu BMI dự báo, lượng tiêu thụ soft drink sẽ tăng lên 2,7 tỷ lít vào năm 2017, tương ứng với tốc độ tăng trung bình 7%/năm. Đồng thời, doanh thu của ngành này cũng được dự báo đạt mức tăng trung bình 14,2%/năm, hướng tới mốc 137.000 tỷ vào năm 2017.
Kết quả nghiên cứu mới của Đại học Tufts sẽ xác định được thói quen tiêu dùng đồ uống của mỗi quốc gia, mỗi lứa tuổi, mỗi giới tính, sẽ là cơ sở để phát triển các chính sách dinh dưỡng nhằm mục tiêu cho mỗi đối tượng cụ thể.