tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 14-08-2015

  • Cập nhật : 14/08/2015

Khả năng hạt nhân của Triều Tiên đã đủ đe dọa Mỹ?

Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy Triều Tiên đang mở rộng việc khai thác và làm giàu uranium, từ đó có thể sẽ là “mối đe dọa” thực sự cho Mỹ, theo AP.

chuyen gia my noi ho co bang chung cho thay trieu tien dang mo rong kha nang hat nhan- anh: reuters

Chuyên gia Mỹ nói họ có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đang mở rộng khả năng hạt nhân- Ảnh: Reuters

Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy Triều Tiên đang mở rộng việc khai thác uranium phục vụ cho các chương trình vũ khí hạt nhân hoặc làm nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân, theo báo cáo của ông Jeffrey Lewis, chuyên gia về kiểm soát vũ khí tại Viện nghiên cứu Quốc tế Monterey (trụ sở tại California, Mỹ). Báo cáo được công bố hôm 12.8 trên 38 North,trang web chuyên về Triều Tiên.

Ông Lewis phân tích từ hình ảnh vệ tinh và nói rằng Triều Tiên đang hiện đại hóa các cơ sở khai thác uranium quan trọng ở phía nam huyện Pyongsan, tỉnh Hwanghae, gần biên giới với Hàn Quốc.

Mặc dù chưa rõ liệu Triều Tiên sẽ làm gì với lượng uranium trên, song ông Lewis cho rằng có thể Bình Nhưỡng sẽ làm giàu uranium nhằm mở rộng kho dự trữ vũ khí hạt nhân; cũng có thể Triều Tiên sẽ sử dụng uranium vào mục đích sản xuất nhiên liệu phục vụ cho các tổ máy hạt nhân ở trung tâm hạt nhân Yongbyon.

hinh anh ve tinh chup thang 1.2006 cho thay lo phan ung hat nhan yongbyon cua trieu tien hoat dong - anh: reuters

Hình ảnh vệ tinh chụp tháng 1.2006 cho thấy lò phản ứng hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên hoạt động - Ảnh: Reuters

Theo AP, Triều Tiên đã tiến hành 3 vụthử hạt nhânkể từ năm 2006, và việc dự trữ vũ khí hạt nhân của họ nhiều khả năng sẽ phát triển mạnh trong những năm tới, theo phân tích từ các chuyên gia.

“Việc mở rộng các mỏ uranium là bằng chứng cho tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, đặc biệt những kho dự trữ vũ khí ngày càng tăng sẽ là mối đe dọa rõ ràng cho Mỹ, khu vực Đông Bắc Á và cộng đồng quốc tế”, AP dẫn lời ông Joel Wit, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hiện là biên tập viên của trang38 North.

Triều Tiên đã trục xuất các nhà quan sát hạt nhân quốc tế từ năm 2009, nên thông tin về các hoạt động phát triển vũ khí hạt nhân tại đây thường ít lọt ra ngoài. Tuy nhiên theo những công bố của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) từ năm 1992, Triều Tiên có hai mỏ uranium và nhiều nhà máy, trong đó có Pyongsan, theo AP.

Ông Lewis cũng cho rằng cơ sở khai thác uranium Pyongsan đã hoạt động liên tục trong 10 năm qua.


Nga cấm nhập khẩu từ 4 nước vì dám 'ăn theo' EU

Các nước Albania, Montenegro, Iceland và Liechtenstein dù không thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhưng vẫn nằm trong danh mụccấm nhập khẩu của Moscow vì đã "nghe theo" EU trừng phạt Nga, AP dẫn lời Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev hôm 13.8.

thu tuong nga dmitri medvedev ky quyet dinh cam nhap khau thuc pham tu 4 nuoc chau au ben ngoai eu - anh: reuters

Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev ký quyết định cấm nhập khẩu thực phẩm từ 4 nước châu Âu bên ngoài EU - Ảnh: Reuters

Nga sẽ không nhập khẩu hầu hết các mặt hàng thực phẩm từ 4 nước Albania, Montenegro, Iceland và Liechtenstein sau khi Thủ tướng Medvedev ngày 13.8 ký lệnh mở rộng danh sách cấm nhập khẩu.

Ông Medvedev tuyên bố đây là động thái trả đũa cho việc 4 nước trên liên kết với lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Nga, và nói thêm sẽ cấm nhập khẩu một số mặt hàng thực phẩm nhất định từ Ukraine vào năm 2016, nếu một thỏa thuận kinh tế giữa Kiev và EU có hiệu lực, Reuters cho biết.

Mỹ và EU đã trừng phạt kinh tế Nga từ sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea cũng như những cáo buộc về việc Moscow gửi quân đến gây bất ổn tại miền đông Ukraine.

Nga cũng đãtrả đũabằng cách cấm nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm từ EU. Hồi tháng 6 qua, Điện Kremlin cũng gia hạn lệnh cấm này tới tháng 1.2016.


Fidel Castro nói Mỹ cần bồi thường cho Cuba

Cựu chủ tịch Fidel Castro nhấn mạnh Mỹ nợ Cuba "nhiều triệu USD" do Washington áp đặt lệnh cấm vận thương mại với Havana trong hơn nửa thế kỷ.
cuu chu tich cuba fidel castro. anh: reuters.

Cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro. Ảnh: Reuters.

Mỹ áp đặt lệnh cấm vận thương mại với Cuba từ đầu những năm 1960, sau khi ông Fidel Castro lên nắm quyền. Lệnh này vẫn còn hiệu lực dù hai nước đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

"Cuba xứng đáng nhận tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại, tổng cộng nhiều triệu USD, bởi quốc gia của chúng tôi đã nêu rõ những lập luận và số liệu không thể chối cãi trong tất cả các bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc",AFP dẫn thông tin cựu chủ tịch Fidel viết trong bài luận đăng tải trên truyền thông địa phương hôm qua. nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 89.

Ông không nói cụ thể về số tiền Washington nợ Havana. Trong khi đó, người dân Mỹ cũng đòi được bồi thường đối với những tài sản của Mỹ, như bất động sát, bị sung công khi ông Fidel lên nắm quyền.

Cựu chủ tịch Cuba không nhắc đến chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến quốc đảo hôm nay để tái mở cửa đại sứ quán ở thủ đô Havana.

Tống thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro, em trai ông Fidel, thông báo về kế hoạch tiến tới bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao vào tháng 12/2014. Hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ vào ngày 20/7.

Tống thống Obama muốn quốc hội dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba nhưng giới chức Mỹ nói điều đó cần thời gian và nó không phải một phần tự động trong quá trình bình thường hóa quan hệ. Nhiều chính trị gia đảng Cộng hòa phản đối ý tưởng này, nhấn mạnh Cuba phải cải thiện vấn đề nhân quyền và có cải cách dân chủ.

Fidel trao lại quyền lực cho em trai Raul vào năm 2006 vì lý do sức khỏe. Ông thường đóng góp các bài luận cho tờ báo Granma của đảng cầm quyền cùng nhiều hãng truyền thông khác. Bài viết đăng hôm qua là tác phẩm đầu tiên của ông kể từ ngày 8/5.


Israel phát triển hệ thống phòng thủ bằng laser

Sau những thành công của hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt, Israel đang phát triển một hệ thống phòng thủ mới bằng laser để chống đạn pháo. Hệ thống mới này tương tự một dự án cũng đang được thực hiện tại Mỹ.

mo hinh he thong phong thu laser do tap doan rafael che tao (anh: world tribune)

Mô hình hệ thống phòng thủ laser do tập đoàn Rafael chế tạo (Ảnh: World Tribune)

Hệ thống phòng thủ bằng laser do Tập đoàn quốc phòng Rafael của Israel phát triển và  được biết đến với tên gọi “Rầm sắt”.

Hệ thống này được phát triển dựa nguyên lý khắc phục những nhược điểm hiện tại của Vòm sắt. Theo đó, việc sử dụng công nghệ bằng laser sẽ giúp Israel tiết kiệm đáng kể chi phí cũng như hiệu quả khi phải ngăn chặn cùng lúc hàng trăm hoặc hàng nghìn quả đạn pháo được bắn ra trong một cuộc chiến tranh.

Theo kế hoạch, “Rầm sắt” sẽ được đưa vào hoạt động trong 5 năm tới.

Chính phủ Israel cho biết giải pháp phòng thủ bằng laser sẽ giúp nước này giảm thiểu gánh nặng về kinh tế và hậu cần trong trường hợp xảy ra các cuộc chiến tranh thông thường. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống phòng thủ này là không hoạt động hiệu quả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và có thể gây hư hại cho các phương tiện cơ giới ở gần.

Hiện tập đoàn Boeing của Mỹ cũng đang phát triển một hệ thống tương tự và dự kiến sẽ hoàn thiện vào nửa cuối năm 2017.

Boeing cho biết đang cân nhắc hợp tác với Rafael để phát triển hệ thống phòng thủ laser và tiến tới sẽ kết hợp hệ thống này với hệ thống Vòm sắt.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục