Philippines tăng cường lực lượng bảo vệ bờ biển
Nga dự kiến xuất khẩu 15 tỉ USD vũ khí năm 2016
Lạm phát Ukraine lên 44% trong năm nay
Mỹ truy bắt ít nhất 20 người Nga trên thế giới
Nga lần đầu ra luật hạn chế miễn trừ pháp lý với các nước
Tin thế giới đọc nhanh trưa 30-12-2015
- Cập nhật : 30/12/2015
110 nhà báo bị sát hại trên thế giới năm 2015
Ngày 29-12, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) thông báo tổng cộng 110 nhà báo bị sát hại trên thế giới trong năm 2015, chủ yếu ở các nước không xảy ra chiến tranh loạn lạc.
Các nhà báo Pháp tưởng niệm những đồng nghiệp thiệt mạng tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo sau vụ thảm sát hồi tháng 1 - Ảnh: AP
Theo AFP, RSF cho biết 67 nhà báo chuyên nghiệp bị sát hại khi tác nghiệp, 43 chết trong những tình huống không rõ ràng và có nhiều nghi vấn. Ngoài ra còn có 27 “nhà báo - công dân” không chuyên và bảy nhân viên truyền thông thiệt mạng.
Năm 2014, 2/3 số nhà báo thiệt mạng bị giết ở các vùng chiến sự. Tuy nhiên, năm 2015 có 2/3 số nhà báo trên bị sát hại ở các nước không có chiến tranh.
Hai vùng chiến sự Iraq và Syria vẫn là nơi nguy hiểm nhất đối với báo chí khi có lần lần 11 và 10 nhà báo chết. Thị trấn Aleppo ở Syria bị coi là “bãi mìn” đối với các phóng viên.
Đứng thứ nhất là Pháp, nơi 8 nhà báo bị khủng bố sát hại ở tòa soạn tạp chíCharlie Hebdo hồi tháng 1. RSF tiết lộ hiện tại các nhà báo của tạp chíCharlie Hebdo phải làm việc trong sự bảo vệ an ninh cẩn mật, nhiều người thường xuyên đổi chỗ ở.
Đứng sau Pháp là Ấn Độ với 5 nhà báo bị giết khi tác nghiệp. Một số viết bài tố cáo tội phạm có tổ chức, một số đưa thông tin về hành vi mờ ám của các chính trị gia trong ngành khai thác mỏ. Và còn thêm nhà báo nữa nữa chết vì lý do không rõ ràng.
“Ấn Độ là quốc gia châu Á chết chóc nhất đối với giới truyền thông, trước cả Pakistan và Afghanistan” - RSF nhấn mạnh và kêu gọi chính phủ Ấn Độ có kế hoạch bảo vệ các nhà báo.
Ở Bangladesh, có bốn blogger bị cực đoan địa phương giết.
Ngoài ra, trong năm 2015 còn có 54 nhà báo bị bắt làm con tin, trong đó 26 ở Syria. RSF kêu gọi Liên Hiệp Quốc lập một cơ chế đặc biệt để thực thi luật pháp quốc tế bảo vệ các nhà báo.
Nga chuẩn bị trừng phạt thêm Thổ Nhĩ Kỳ
"Sẽ có thêm những biện pháp nữa, sẽ được công bố sau đó. Thủ tướng đã thông báo chúng tại cuộc họp chính phủ", Phó thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich nói với kênh truyền hình Rossiya-24.
Tổng thống Putin hôm 28/11 ký sắc lệnh về các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Ankara, vì vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga. Sắc lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/1/2016, bao gồm lệnh cấm chủ lao động Nga thuê công dân Thổ Nhĩ Kỳ, cấm nhập khẩu một số loại thực phẩm từ Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như cấm các chuyến bay thuê từ cả hai hướng.
Ông Dvorkovich nhấn mạnh rằng, mặc dù vậy, Nga không dự tính chấm dứt hoàn toàn hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ.
Quan hệ giữa Moscow với Ankara xấu đi sau khi máy bay Nga Su-24 bị tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi gần biên giới Syria hôm 24/11. Tổng thống Putin đã mô tả vụ việc như một "cú đâm từ sau lưng" và gọi Thổ Nhĩ Kỳ là "đồng lõa với khủng bố".
Iran đe dọa phản ứng với luật hạn chế thị thực của Mỹ
Bộ Ngoại giao Iran ngày 28-12 cảnh báo nước này sẽ có biện pháp đối phó để phản ứng với bất kỳ vi phạm trong thỏa thuận hạt nhân năm nay sau khi Tehran cho rằng quy định mới về thị thực của Mỹ là trái với thỏa thuận lịch sử này.
Reuters cho biết Iran đã bắt đầu hạn chế chương trình hạt nhân của nước này theo các điều khoản trong thỏa thuận ngày 14-7 với 6 cường quốc thế giới, trong đó có Mỹ.
Khi các hạn chế về chương trình hạt nhân hoàn thành, quốc tế sẽ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đã áp đặt lên Iran.
Hồi đầu tháng này quốc hội Mỹ đã thông qua luật mới cấm công dân từ 38 quốc gia và những người mang 2 quốc tịch từ Iran, Iraq, Syria và Sudan được hưởng chương trình miễn thị thực.
"Bất kỳ bước đi ngoài lề thỏa thuận là không thể chấp nhận đối với Iran và Iran sẽ thực hiện những bước đi riêng để phản ứng nếu cần" - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hossein Jaberi Ansari tuyên bố.
Ông Ansari cho biết một ủy ban có nhiệm vụ giám sát thỏa thuận này sẽ chịu trách nhiệm về việc ra lệnh phản ứng của Iran trước bất kỳ sự vi phạm nào.
Cùng ngày, Mỹ cho biết một con tàu chở hơn 11.000 kg nguyên liệu uranium làm giàu thấp đã rời cảng Iran đến Nga như một bước đi nhằm tôn vinh thỏa thuận hạt nhân 14-7.
Một điều khoản quan trọng trong thỏa thuận giữa Iran và Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Đức là chính quyền Tehran phải giảm kho dự trữ uranium làm giàu thấp xuống dưới 300 kg.
"Việc chuyển tất cả các nguyên liệu làm giàu này ra khỏi Iran là một bước quan trọng hướng đến việc Iran chứng minh cam kết không trữ quá 300 kg uranium làm giàu thấp" - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết.Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế giám sát hạt nhân của LHQ cho biết Iran đã đưa ra một loạt các bước đi kiềm chế chương trình hạt nhân, mở đường dỡ bỏ các cấm vận của Mỹ, EU và LHQ.
Bí mật hạt nhân Trung Quốc vào tay Mỹ?
Nga sẽ xây căn cứ ở Mặt trăng để bay tới sao Hỏa
Người đứng đầu Cơ quan nghiên cứu vũ trụ thuộc nhà nước Nga Roskosmos, Igor Komarov cho RIA Novosti biết thông tin này ngày 28.12.
“Trên thực tế, sao Hỏa là một mục tiêu đầy tham vọng của cả Roskosmos lẫn NASA, nhưng tôi tin chắc rằng, kế hoạch trước mắt của chúng tôi cũng như Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) và NASA là chinh phục Mặt trăng. Dù có những khó khăn về tài chính, chúng tôi vẫn duy trì chương trình nghiên cứu Mặt trăng. Chúng tôi sẽ tiến hành 5 cuộc thám hiểm bằng các thiết bị thăm dò tự động, trước khi thực hiện chuyến bay có người lái tới Mặt trăng”, ông Komarov nói.
Theo ông, cả NASA lẫn ESA đều không thể đơn phương thực hiện một dự án lớn như vậy: “Cả Nga và Mỹ đều có đủ khả năng kỹ thuật, và tôi nghĩ rằng ESA cũng có, ở mức độ nào đó. Nhưng sự thật là một sứ mệnh có quy mô lớn như khám phá Mặt trăng và sao Hỏa thì chỉ có thể được thực hiện cùng nhau. Bây giờ không nên đặt vấn đề ai sẽ bay lên đó đầu tiên”.
Ông Komarov nói rằng Nga sẽ bảo đảm cung cấp chương trình vận tải có người lái lên trạm không gian quốc tế (ISS) ít nhất là cho đến hết năm 2018.
Theo ông, vấn đề làm thế nào để bảo vệ cơ thể con người từ bức xạ và đảm bảo hoạt động hiệu quả lâu dài của các phi hành gia trên sao Hỏa thì cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.
“Nói chung, vấn đề ở chỗ làm sao để đưa các tế bào sống đến sao Hỏa và đưa chúng trở về Trái đất an toàn. Hiện nay vẫn chưa có được một công nghệ hoàn toàn đáng tin cậy trong việc vận chuyển hàng hóa và con người qua khoảng cách lớn trong vũ trụ. Chúng ta nhất thiết không nên đặt ra mục tiêu phải đạt chiến thắng nhanh chóng, mà phải tiếp cận vấn đề một cách vô cùng thận trọng”, ông Komarov kết luận.