Nghi phạm rửa tiền Trung Quốc chi 31 triệu USD thoát án ở New Zealand
Triều Tiên 'rải thảm' mìn tại biên giới, ngăn lính đào tẩu
Trung Quốc cảnh báo tên lửa Ấn Độ đe dọa Vân Nam, Tây Tạng
Triều Tiên yêu cầu con cái các nhà ngoại giao trở về nước
Tin thế giới đọc nhanh 23-08-2016
- Cập nhật : 23/08/2016
"Philippines sẽ ở lại Liên Hợp Quốc dù bất mãn"
Thông điệp được Ngoại trưởng Yasay đưa ra 1 ngày sau khi Tổng thống Duterte dọa rút Philippines khỏi Liên Hợp Quốc và lập một tổ chức mới với Trung Quốc cùng các nước châu Phi.
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay Jr khẳng định: Philippines sẽ vẫn ở lại Liên Hợp Quốc dù nước này rất bất bình.
"Chắc chắn chúng tôi sẽ không rời khỏi Liên Hợp Quốc", ông Yasay nhấn mạnh trong buổi họp báo ngày 22/8.
Trước đó 1 ngày, Tổng thống Rodrigo Duterte đã dọa sẽ rút Philippines khỏi Liên Hợp Quốc sau khi cơ quan này phê phán cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của ông.
"Có thể chúng tôi sẽ phải cân nhắc đến khả năng tách khỏi Liên Hợp Quốc. Nếu các ông thiếu tôn trọng tới mức ấy, thì chết tiệt, chúng tôi sẽ rút", ông Duterte tuyên bố với giọng điệu khiếm nhã.
Thậm chí, Tổng thống Philippines còn nói, có thể ông sẽ thành lập một cơ quan quốc tế đối đầu:"Tôi sẽ mời tất cả các nước. Tôi sẽ mời Trung Quốc và các quốc gia châu Phi".
Tổng thống Philippines đã nhiều lần ăn nói bạo miệng, không kiêng dè, với thói quen đệm những câu chửi thề. Đó là chuyện không mấy xa lạ, nhưng lần này tuyên bố của ông Duterte lại khiến nhiều quan chức Philippines phải "nhíu mày".
Theo Inquirer, hai quan chức cấp cao của Philippines đã tỏ ra lo ngại về lời đe dọa của Tổng thống và cho rằng, ông Duterte nên dùng lối nói thể hiện quan điểm của người dân Philippines, những người mà ông đứng ra làm đại diện.
Một quan chức khẳng định, Manila là một nhân tố chủ chốt trong Liên Hợp Quốc và có tham gia vào công ước về nhân quyền của cơ quan quốc tế này.
"Bản thân Tổng thống là một luật sư. Chắc hẳn ông ta phải hiểu biết về thủ tục pháp lý. Vì thế Tổng thống nên cư xử như một chính khách chứ không phải một gã côn đồ", quan chức này nói.
Theo số liệu của cảnh sát Philippines, hơn 1.500 người đã bị giết chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng ông Duterte lên nắm quyền. Trước tình trạng này, Liên Hợp Quốc và các tổ chức nhân quyền đã lên tiếng chỉ trích chiến dịch trấn áp của Duterte.(Trí Thức Trẻ)
10 ngày đối đầu căng thẳng giữa Nga và Ukraine
Đài truyền hình RT (Nga) đưa tin ngày 19-8 (giờ địa phương), tại cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia được tổ chức ở Sevastopol (Crimea), Tổng thống Putin đã tuyên bố như trên. Ông lưu ý: “Không phải tình cờ chúng ta họp hôm nay ở Crimea”. Ông khẳng định Hội đồng An ninh quốc gia sẽ tiến hành các biện pháp bổ sung để bảo vệ Crimea tốt hơn.
Ông đánh giá âm mưu tấn công khủng bố của Ukraine cho thấy Ukraine đã thiếu ý thức tôn trọng thỏa thuận Minsk (thỏa thuận về tái lập hòa bình ở miền đông Ukraine). Ông nhấn mạnh: “Rõ ràng chính quyền Kiev không tìm cách giải quyết vấn đề bằng thương lượng và quay sang khủng bố… Tôi hy vọng đây không phải là lựa chọn quyết định của Kiev và lương tri sẽ thắng”.
Diễn biến đối đầu căng thẳng giữa Nga và Ukraine trong 10 ngày qua như sau:
• Ngày 10-8: Nga thông báo đã bắt giữ bọn phá hoại-khủng bố xâm nhập vào Crimea trong đêm 6-8 rạng sáng 7-8 và đêm 7-8 rạng sáng 8-8. Tổng cục An ninh liên bang Nga khẳng định các cơ quan tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine đã vạch kế hoạch khủng bố nhằm mục tiêu đặt bom phá hoại các cấu trúc then chốt của cơ sở hạ tầng và tiếp vận của Crimea. Trong đó có kế hoạch gài chất nổ trên đường khi đoàn xe ngoại giao chạy ngang qua.
Tổng cục An ninh liên bang Nga cho biết để yểm trợ cho các toán xâm nhập, quân đội Ukraine đã nổ súng ồ ạt và điều xe bọc thép đến gần biên giới(ảnh). Ukraine bác bỏ mọi cáo buộc của Nga. Mỹ tuyên bố Nga không có bằng chứng. Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu tuyên bố không phát hiện có giao tranh như Nga nói nhưng lực lượng biên phòng có dấu hiệu báo động.
• Ngày 11-8: Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko chỉ thị cho quân đội báo động gần khu vực ly khai ở miền đông và gần Crimea. Các đơn vị gần biên giới được tăng cường. Trong khi đó, Nga họp Hội đồng An ninh quốc gia nhằm xác định các biện pháp bảo vệ biên giới trên bộ, lãnh hải và không phận của Crimea. Có dấu hiệu Nga chuyển quân ở biên giới với Ukraine.
• Ngày 12-8: Quân đội Nga thông báo một trung đoàn đã được cấp một hệ thống phòng không và đánh chặn tên lửa thế hệ mới S-400. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Nga sẵn sàng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine.
• Ngày 18-8: Xung đột bùng nổ ở miền đông Ukraine chưa từng thấy kể từ một năm nay. Ba binh sĩ Ukraine thiệt mạng. Ukraine đã đặt quân đội trong tình trạng báo động đỏ dọc biên giới với Crimea. Tổng thống Ukraine tuyên bố lo ngại Nga mở cuộc xấm lấn quy mô lớn và khẳng định “quân đội Ukraine sẵn sàng giáng trả nếu quân đội Nga xâm nhập”.
• Ngày 19-8: Tổng thống Nga Putin bất ngờ đến Crimea và tổ chức họp Hội đồng An ninh quốc gia tại đây. Trong khi đó, bộ binh và hải quân Nga tổ chức tập trận với gần 2.500 binh sĩ, 350 xe bọc thép, một tàu ngầm, một tàu đổ bộ, nhiều tàu phá mìn và nhiều tên lửa hành trình.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đánh giá Moscow đã không làm tròn các cam kết trong khuôn khổ thỏa thuận Minks, do đó không có cơ sở để Liên minh châu Âu dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Nga.(PLO)
Chính phủ Philippines và phiến quân đối lập tuyên bố ngừng bắn
Chính phủ Philippines và phiến quân cánh tả đối lập đều đồng ý ngừng bắn từ hôm nay 21-8 trước thềm cuộc đàm phán hòa bình trong tuần sau tại Na Uy.
AFP cho biết cả hai phía đều tuyên bố rằng một khoảng lặng trong cuộc chiến sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho cuộc đàm phán trong tuần sau nhằm đạt được một giải pháp chính trị sau 30 năm đàm phán thất bại.
Đảng Cộng sản Philippines đã đơn phương tuyên bố 7 ngày ngừng bắn sau khi tổng thống Rodrigo Duterte quyết định thả các tù nhân chính trị, những người được cho là cần thiết để tham gia các cuộc đàm phán hòa bình sắp tới.
Trong số những nhân vật được phóng thích có thủ lĩnh cấp cao của lực lượng phiến quân, Benito Tiamzon và vợ là Wilma.
"Lệnh ngừng bắn sẽ kéo dài miễn là vẫn cần thiết để mang lại hòa bình cho mảnh đất này và cũng để tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán hòa bình" - cố vấn hòa bình của ông Duterte là Jesus Dureza nói với các phóng viên.
Không lâu sau đó phiến quân Philippines cũng tuyên bố lệnh ngừng bắn tương tự.
Chính phủ Philippines cho biết cuộc nổi dậy kéo dài 47 năm này đã khiến 30.000 người mất mạng và làm bần cùng hóa một vùng rộng lớn của quốc gia Đông Nam Á này.
Chính quyền Manila cho biết lệnh ngừng bắn của họ chỉ kéo dài đến ngày 27-8 nhưng phiến quân tuyên bố rằng họ sẵn lòng thảo luận về một lệnh ngừng bắn lâu dài với Manila.
Tuy nhiên nhóm phiến quân yêu cầu chính phủ phải thả "tất cả tù nhân chính trị", khoảng 550 người, nếu muốn tiến hành đàm phán về lệnh ngừng bắn song phương.(TT)
Phương Tây bị bất ngờ trước chính sách Trung Đông của Nga
Máy bay chiến đấu Typhoon của Anh (phía dưới) bay gần máy bay IL76 Candid của Nga tại vùng trời ngoài khơi bờ biển Baltic ngày 12/5. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Theo Sputnik, nhà báo Đức Thomas Avenarius của tờ Süddeutsche Zeitung vừa có bài viết đánh giá hoạt động của Moskva ở Trung Đông là một ví dụ về việc Nga đã buộc phương Tây phải ngạc nhiên như thế nào.
Theo tác giả, phương Tây không thể ngăn chặn chính sách Trung Đông của Moskva.
Nhà báo này nêu rõ: "Với sự táo bạo không thay đổi, người đứng đầu Điện Kremlin khiến đối thủ của mình không thể ngờ trước và không ai có thể kịp can thiệp."
Nga đã chiếm được khoảng trống được tạo ra do việc Mỹ rút khỏi Trung Đông, bước ngoặt ở đây là cuộc xung đột ở Syria.
Việc sử dụng không quân mang lại cho Moskva một lợi thế đáng kể trong việc ổn định vị trí của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và Nga một lần nữa trở thành "nhân tố có ảnh hưởng ở Trung Đông."
Nhà báo Đức nhấn mạnh Nga có thể trở thành "đối tác không chính thức của trục Shiite" ở Trung Đông gồm Iran, Iraq, Syria và Hezbollah ở Liban. (TTXVN)