'Hàng ngũ lãnh đạo Triều Tiên rạn nứt nghiêm trọng'
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Vịnh Bắc Bộ
Doanh nghiệp Trung Quốc đổ tiền tài trợ đảng cầm quyền Australia
Iraq treo cổ 36 kẻ 'máu lạnh' thảm sát cả trại lính
Tin thế giới đọc nhanh sáng 22-08-2016
- Cập nhật : 22/08/2016
Một tuần, 3 tướng Trung Quốc tự tử
Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) ngày 19-8, Thiếu tướng Chen Jie, 54 tuổi, đã uống thuốc ngủ tự tử.
Nguồn tin cho biết tướng Chen đã lấy một lượng lớn thuốc ngủ từ một ký túc xá của một trung đoàn cấp dưới ở Thẩm Quyến, Quảng Đông hôm 5-8.
“Ông Chen là một ngôi sao đang lên. Ông ấy chết chỉ một ngày trước khi được thăng chức” -nguồn tin giấu tên nói. Người này nói thêm không có bằng chứng cho thấy vụ tự tử liên quan tới các cuộc trấn áp tham nhũng trong quân đội.
Ông Chen là quan chức thứ ba tự tử trong vòng một tuần đầu tháng 8-2016. Các vụ tự tử trên diễn ra sau khi Trung Quốc mở cuộc điều tra tham nhũng đối với tướng Tian Xiusi, cựu chính ủy không quân Trung Quốc và cũng là ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trước đó, hôm 10-8, chủ nhiệm văn phòng chính trị của một đơn vị thuộc nhà hát quân đội miền Nam Trung Quốc được cho là đã nhảy cầu tự tử. Danh tính của người này chưa được tiết lộ. Hai ngày sau, Li Fuwen, chỉ huy cơ quan hậu cần thuộc quân chủng hải quân Trung Quốc cũng nhảy lầu tự tử tại Bắc Kinh.
Trung Quốc cảnh báo Nhật về tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông
Trung Quốc được cho là đã cảnh báo Nhật Bản không nên tham gia chiến dịch tự do đi lại của Mỹ ở Biển Đông và còn ám chỉ đến hành động quân sự.
Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa cuối tháng 6 cảnh báo một quan chức Nhật Bản cấp cao rằng Tokyo sẽ "vượt giới hạn đỏ" nếu để các tàu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) tham gia chiến dịch tự do đi lại nhằm loại bỏ Bắc Kinh ở Biển Đông, Japan Times dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết ngày 20/8.
Ông Trình nói Trung Quốc "không nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền và không sợ những hành động khiêu khích quân sự".
Quan chức Nhật Bản cho biết Tokyo không có kế hoạch tham gia chiến dịch tự do đi lại của Mỹ nhưng chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc xây phi pháp các tiền đồn ở Biển Đông phục vụ mục đích quân sự.
Lời cảnh báo từ ông Trình nhằm ngăn Tokyo can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông. Nó được đưa ra không lâu trước khi Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, ngày 12/7 bác bỏ "đường lưỡi bò" phi lý mà Trung Quốc tự vẽ ra để đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông.
Trung Quốc dự kiến còn tiếp tục cảnh báo Nhật Bản. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có khả năng sẽ gặp người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida trong loạt cuộc gặp cấp bộ trưởng ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tổ chức ở Tokyo cuối tháng 8.
Mỹ hồi tháng 10/2015 bắt đầu điều tàu chiến tuần tra sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp trên Biển Đông để bảo vệ tự do đi lại. Nhật Bản không có kế hoạch tham gia chiến dịch này nhưng để ngỏ khả năng điều tàu SDF theo bảo vệ tàu Mỹ.
Giới chức Nhật Bản cho biết họ có thể điều tàu SDF miễn là các nhiệm vụ có đóng góp cho quốc phòng quốc gia và không vi phạm những hạn chế được quy định trong hiến pháp.(Vnexpress)
Anh phá được âm mưu khủng bố vào phút 89
Một báo cáo dài 192 trang của cơ quan an ninh Anh GCHQ chuyên về hoạt động nghe lén vừa công bố cho thấy họ đã phá được một vụ khủng bố kinh khủng "ngay sát giờ".
Báo cáo vừa công bố cho thấy âm mưu khủng bố này là rất thật và được phá vào phút chót. Âm mưu khủng bố này bị phá chỉ vài ngày sau vụ khủng bố đẫm máu tại thủ đô Paris ngày 13-11-2015.
Luật gia David Anderson - chuyên gia độc lập về luật chống khủng bố, người đã chấp bút báo cáo trên - cho biết âm mưu khủng bố nhắm vào một địa điểm ở Anh, nhưng không nêu cụ thể, mà chỉ nói rằng tình báo Anh chỉ phá được nó “vài giờ trước khi bọn khủng bố dự tính ra tay”.
Theo báo The Independent của Anh, tình báo Anh đã hoàn thành được chiến tích nhờ có được giấy phép của bên tòa cho phép nghe lén điện thoại của những kẻ tình nghi khủng bố.
Tổng cộng tình báo Anh đã theo dõi hơn 1.600 đầu mối qua thư điện tử, đường dây điện thoại và những đường liên lạc khác. Các thông tin này sau đó được phân tích tập trung để lần đến những chứng cứ cụ thể.
Báo cáo của cơ quan tình báo Anh cho biết các thông tin thu thập được từ việc nghe lén đã được sử dụng chủ yếu cho hoạt động ngăn chặn của đặc nhiệm Anh bên Afghanistan.
Bản báo cáo mới đã được chuyển cho tân thủ tướng Anh Theresa May. Trên báo Daily Mirror, bà May nhấn mạnh: “Báo cáo của ông David Anderson cho thấy các biện pháp phối hợp trong dự luật về các thẩm quyền điều tra cho thấy chúng quan trọng thế nào cho các cơ quan an ninh và tình báo Anh trong cuộc chiến chống khủng bố”.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng việc công bố thông tin vào thời điểm này cũng nhằm hỗ trợ cho quyết định của bà thủ tướng Anh trong việc thông qua dự luật cải cách công tác chống khủng bố theo đó cho phép nghe lén, theo dõi thông tin cá nhân ở cấp độ nhiều hơn và dễ dàng hơn.(TT)
Sông Mekong khóc ròng vì người Trung Quốc
Những đường ống cắm sâu xuống đáy sông, những máy bơm hút, những gàu xúc đang hối hả làm việc để chuyển cát lên xe tải đang đợi sẵn. Trên bờ, những công nhân đang chọn nhặt những hòn cuội to bằng nắm tay rồi bỏ vào các bao tải để xe chở đi.
Theo ông Pascal Peduzzi, thuộc Chương trình bảo vệ môi trường của Liên Hiệp Quốc, “lâu nay chúng ta luôn nghĩ rằng cát là nguồn tài nguyên vô tận… Và trong bốn năm trở lại đây, Trung Quốc đã tiêu thụ một khối lượng cát bằng tổng khối lượng mà Hoa Kỳ đã tiêu thụ trong vòng 100 năm”.
Và cũng gần những công trường khai thác nói trên, nơi lòng sông Mekong khá cạn và nông dân đến đó để lưới cá, nước chỉ sâu quá gối. Một nông dân giấu tên nói: “Sông ở đây giờ thay đổi nhiều lắm rồi. Bờ sông lún sụt hết. Trước đây đâu có vậy. Chúng tôi phải ra xa hơn mới có cá”. Mà cá nhỏ xíu…
Hạn mặn gay gắt đang diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long cũng xuất phát từ việc sử dụng nguồn nước sông Mekong không hợp lý. Ảnh: GIA TUỆ
Chị Deaun Saengarun, 36 tuổi, có hai con, làm nghề trồng rau trên những khoảnh đất dọc bờ sông, đang làm việc cho công trường khai thác cát và đá cuội để kiếm được mỗi ngày khoảng chục euro, cho biết: “Giờ thì chuyện đi lấy nước tưới rau là cả vấn đề”.
Anh Air Phangnalay, 44 tuổi, làm việc trên công trường, giải thích: “Lúc này chúng tôi đang có nhiều khách hàng đến từ Trung Quốc. Họ xây nhiều khu nhà lớn ở Vientiane nên họ đang cần nhiều cát sỏi lắm”.
Theo những nghiên cứu mới đây, sông Mekong tạo ra khoảng 20 triệu tấn trầm tích mỗi năm nhưng hiện nay mỗi năm con người lấy đi của dòng sông 50 triệu tấn! Dòng sông cần có lượng phù sa đủ để chuyển xuống vùng hạ lưu nông nghiệp để ngăn nước biển xâm nhập, chống nhiễm mặn. Thêm vào đó, việc xây dựng nhiều đập nước trên dòng sông đã chặn dòng chảy tự nhiên khiến tình hình thêm tồi tệ.
Chuyên gia Pascal Peduzzi giải thích thêm rằng ngay cả khi con người ngưng việc khai thác như hiện nay thì cũng phải mất vài chục năm nữa sông Mekong mới có thể “bình phục”.(PLO)