tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 16-08-2016

  • Cập nhật : 16/08/2016

Căng thẳng địa chính trị khiến Trung-Ấn "khó gần nhau"

bo truong ngoai giao trung quoc vuong nghi cung voi cac quan chuc an do o goa, ngay 12/8. (nguon: afp)

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cùng với các quan chức Ấn Độ ở Goa, ngày 12/8. (Nguồn: AFP)

Tờ Thời báo Tài chính (Anh) ngày 14/8 đã đưa ra nhận định rằng tình trạng căng thẳng địa chính trị cùng với mạng lưới những mối liên kết chiến lược ràng buộc, đan xen khiến Trung Quốc và Ấn Độ khó có thể xích lại gần nhau hơn.

Theo báo trên, chuyến thăm Ấn Độ của ​Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đi vào thực chất nhằm tìm cách tháo gỡ những bất đồng hiện nay giữa hai nước. Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Shivshankar Menon cho rằng quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh đang rất căng thẳng, buộc hai bên phải nhanh chóng có biện pháp tái cân bằng. Tại New Delhi, ông Vương Nghị đã hội kiến Thủ tướng Narendra Modi và có cuộc hội đàm với người đồng cấp Sushma Swaraj. Hai bên nhất trí thúc đẩy cơ chế đối thoại cấp cao về những vấn đề gây tranh cãi, từ đó bình ổn mối quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực.

Mặc dù Ấn Độ và Trung Quốc chưa thể hàn gắn hoàn toàn và nhanh chóng những bất đồng đang tồn tại, song việc duy trì cơ chế trao đổi ở cấp cao cũng giúp cải thiện tình hình và hạ nhiệt bầu không khí căng thẳng. Cựu Ngoại trưởng Ấn Độ Shyam Saran nói với tờ Thời báo Tài chính rằng thách thức đặt ra cho cả Ấn Độ và Trung Quốc hiện nay là kiểm soát chặt chẽ mối quan hệ để tránh nguy cơ bùng phát xung đột.

Cho đến thời điểm gần đây, Ấn Độ vẫn chưa phải là trọng tâm nghiên cứu mà giới hoạch định chính sách tại Bắc Kinh để mắt tới nhiều. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cộng với những chuyển động chiến lược về hướng Mỹ và Nhật Bản buộc Trung Quốc phải đánh giá lại Ấn Độ. Có thể họ xác định Ấn Độ là "kẻ phá bĩnh," hoặc một đối thủ tiềm tàng trong tương lai.

Về phần mình, Ấn Độ không thể làm ngơ trước kế hoạch đầu tư 46 tỷ USD vào hệ thống cơ sở hạ tầng của Pakistan mà Trung Quốc đang triển khai trong khuôn khổ chiến lược "một vành đai, một con đường" đầy tham vọng. Theo ông Saran, không thể kỳ vọng vào việc giải quyết triệt để các vấn đề hiện nay giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Ông nhận định "hai nước sẽ cố gắng đảm bảo rằng mối quan hệ sẽ không rơi xuống từ vách đá cheo leo".(TTXVN)


Nhật Bản tính phát triển tên lửa mới đối phó Trung Quốc

Nhật Bản được cho là đang có kế hoạch chế tạo một loại tên lửa đất đối hải mới nhằm tăng cường phòng thủ ở các đảo phía nam xa xôi trước bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng.

mot tau hai canh trung quoc tien gan quan dao dieu ngu/senkaku tren bien hoa dong. anh: ap

Một tàu hải cảnh Trung Quốc tiến gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông. Ảnh: AP

Tokyo dự định triển khai vũ khí này tới các đảo như Miyako thuộc tỉnh Okinawa vào năm 2023, AFP dẫn thông tin từ báo Yomiuri Shimbun cho biết. Tên lửa có tầm bắn 300 km, bao phủ toàn bộ chuỗi đảo đang xảy ra tranh chấp.

"Vì Trung Quốc liên tục tái diễn các động thái khiêu khích quanh quần đảo Senkaku, Nhật Bản sẽ củng cố thế răn đe bằng cách cải thiện năng lực tấn công tầm xa", bài báo có đoạn. Tên lửa mới sẽ do Nhật Bản phát triển và sử dụng nhiên liệu rắn.

Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc ngày càng nóng lên vì những tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông. Tokyo tuần trước còn cáo buộc Bắc Kinh hôm 5/8 14 lần đưa tàu vào khu vực nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư làm leo thang căng thẳng giữa hai nước.

Giới chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản hiện chưa đưa ra bình luận về thông tin phát triển tên lửa mới này.


Nga tuyên bố việc lập căn cứ quân sự ở Syria là cần thiết

bo truong quoc phong nga sergei shoigu trong chuyen tham can cu khong quan nga o hmeymim, syria. (nguon: tass)

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trong chuyến thăm căn cứ không quân Nga ở Hmeymim, Syria. (Nguồn: TASS)

Truyền thông Nga và Reuters​ đưa tin ngày 14/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố rằng sự hiện diện của căn cứ quân sự Nga tại Syria là cần thiết nhằm bảo vệ các công dân Nga và các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) trong khu vực, cũng như để chống chủ nghĩa khủng bố.

Phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn với chương trình truyền hình Vesti, ông Shoigu cho biết: "Syria giống như một cục nam châm hút các nguồn cung cấp vũ khí từ tất cả các vùng lãnh thổ." Ông nhấn mạnh: "Tôi biết rõ điều tôi đang nói."

Trong khi đó, cùng ngày, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho hay giao tranh dữ dội đã diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau tại thành phố Aleppo của Syria khi lực lượng phiến quân đã tấn công hai thành trì của chính phủ ở phía Tây Bắc và phía Nam Aleppo.

Chiến sự ở Aleppo đang ngày càng leo thang trong thời gian gần đây, khi cả hai bên tham chiến đều tăng cường lực lượng nhằm giành thêm lợi thế tại địa bàn trọng yếu này.(Vietnamplus)


Nhóm khủng bố IS bắt đầu sử dụng vũ khí hóa học tại Iraq

anh minh hoa. (nguon: veteranstoday.com)

Ảnh minh họa. (Nguồn: veteranstoday.com)

Ngày 14/8, Phó Thị trưởng thành phố Mosul, thủ phủ tỉnh Nineveh, thuộc miền Bắc Iraq, ông Hossain Hajem cho biết các phần tử khủng bố thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã sử dụng các loại vũ khí hóa học bị cấm trong các cuộc tấn công gần đây của chúng nhằm vào dân thường tại một ngôi làng ở miền Bắc nước này.

Theo ông Hajem, ít nhất 17 dân thường, trong có phụ nữ và trẻ em đã gặp phải những vấn đề về đường hô hấp sau khi IS nã pháo vào làng Osija, ở vùng ngoại ô phía Nam Mosul. 

Theo điều tra ban đầu, đạn pháo có chứa khí Clo, một chất gây nghẹt thở đã bị cấm theo Công ước về Vũ khí Hóa học (CWC) năm 1997.

Quan chức trên cho biết thêm IS đã nã pháo vào một số ngôi làng khác trong 24 giờ qua, khiến ít nhất 3 người thiệt mạng và 4 người khác bị thương. Thành phố Mosul, nằm cách thủ đô Baghdad của Iraq khoảng 400km về phía Bắc, vốn là thành trì của các phần tử thánh chiến IS.(TTXVN)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục