tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 15-08-2016

  • Cập nhật : 15/08/2016

Biển Đông - chìa khóa có thể giúp bà Clinton thêm cơ hội vào Nhà Trắng

Những cam kết an ninh ở Biển Đông có thể sẽ là một yếu tố quan trọng giúp bà Hillary Clinton thu hút cử tri gốc Việt và Philippines trong chiến dịch tranh cử.

ung vien tong thong my dang dan chu hillary clinton. anh: reuters

Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Hillary Clinton. Ảnh: Reuters

Khi cuộc cạnh tranh lôi kéo cử tri giữa hai ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ diễn ra ngày càng quyết liệt, cộng đồng người gốc Việt và gốc Philippines đông đảo ở Mỹ có thể mang lại lợi thế đáng kể cho bà Clinton, người được đánh giá là có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, theo Inquirer.

Trong một bài viết bày tỏ sự ủng hộ chính sách "xoay trục sang châu Á" của Tổng thống Barack Obama trên Foreign Policy năm 2011, cựu ngoại trưởng Mỹ Clinton đã khẳng định rằng tương lai chính trị Mỹ sẽ được quyết định ở châu Á, chứ không phải ở Afghanistan hay Iraq.

Bất chấp tình hình hỗn loạn ở Trung Đông đang làm chệch hướng chính sách xoay trục của ông Obama, giới phân tích cho rằng nếu đắc cử tổng thống, bà Clinton sẽ tiếp tục củng cố chiến lược này để duy trì vị thế của Mỹ trong khu vực và đảm bảo rằng Washington vẫn đứng ở "trung tâm của mọi hoạt động".

Quan điểm này của bà Clinton chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của nhiều người Mỹ, đặc biệt là cộng đồng gốc Việt và Philippines, những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông.

Sự liên kết của hai cộng đồng cử tri

Theo bình luận viên Andrew Lam, sợi dây kết nối cơ bản giữa các cử tri người Mỹ gốc Việt và gốc Philippines chính là việc các hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông có thể đe dọa tới sự toàn vẹn lãnh thổ của quê hương. Mối lo ngại này đủ trở thành động lực thúc đẩy họ đi bỏ phiếu tại các bang mà hai cộng đồng này đang có số lượng ngày càng tăng, và là nơi kết quả bỏ phiếu thường có sự chênh lệch rất ít.

Ví dụ như Florida, một bang đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của Tổng thống George W. Bush vào năm 2000 với mức chênh lệch chỉ là 536 phiếu bầu. Hiện có khoảng 200.000 người Mỹ gốc Việt và Philippines đang sinh sống ở bang này.

Tại bang Nevada, nơi các cử tri còn đang do dự, số lượng người Mỹ gốc Philippines ước tính khoảng 120.000 người. Trong khi đó, tổng số người Mỹ gốc Việt và Philippines tại bang Georgia có khoảng 80.000 người.

Những gì từng diễn ra ở bang Florida năm 2000 cho thấy chỉ một vài trăm phiếu cử tri cũng có thể làm thay đổi cục diện cuộc bầu cử tổng thống, ông Lam nhận định.

bien-dong-chia-khoa-co-the-giup-ba-clinton-them-co-hoi-vao-nha-trang-1

Các chiến đấu cơ đỗ trên tàu sân bay USS George Washington khi một tàu Mỹ khác đi qua ở Biển Đông. Ảnh: Reuters

Trước thực tế này, giới phân tích cho rằng cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong thời gian tới sẽ nỗ lực vận động, thu hút các cử tri gốc Philippines và Việt Nam tại Mỹ. Theo một cuộc thăm dò được tổ chức phi chính trị APIA Vote tiến hành hồi tháng 5, cộng đồng người Mỹ gốc Á thường ít được quan tâm hơn so với các cộng đồng nhập cư khác.

Lợi thế

Theo khảo sát của APIA Vote, tỷ lệ các cử tri Mỹ gốc Á ủng hộ bà Clinton là 62%, và tỷ lệ phản đối ông Trump là 61%.

Nhiều người lo ngại rằng với tư tưởng thực dụng, nếu đắc cử, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump rất có thể sẽ thỏa hiệp với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông để đổi lại các lợi ích về thương mại với nền kinh tế thứ hai thế giới này.

Hôm 11/8, ông Trump còn tuyên bố Philippines là một "quốc gia khủng bố", có thể đe dọa đến an ninh của Mỹ. Bình luận của tỷ phú đã thổi bùng tâm lý giận dữ trong cộng đồng người Philippines tại Mỹ cũng như tại quê nhà, nơi một nghị sĩ còn đề xuất "cấm cửa vĩnh viễn" ông Trump tới quốc gia này.

Andrew Lam cho rằng, với tỷ lệ ủng hộ như trên, cộng với lập trường cứng rắn trong vấn đề Biển Đông, bà Clinton có thể thu được lợi thế đáng kể trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Để hiện thực hóa lợi thế đó trong chiến dịch tranh cử, bà Clinton cần nhắc nhở những người Mỹ gốc Việt và Philippines về các thành tích bà đã đạt được ở châu Á, về những cam kết của bà đối với chính sách xoay trục của Mỹ tới châu lục này, cũng như quan điểm cứng rắn với tham vọng chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Bà cần thuyết phục cộng đồng cử tri này rằng nếu Donald Trump đắc cử, ông sẽ không thể lãnh đạo nước Mỹ với những chính sách lạc lõng và thiếu an toàn, rằng ứng viên đảng Cộng hòa sẽ khiến Mỹ và các đồng minh trở nên mất đoàn kết, tạo cơ hội cho Trung Quốc trỗi dậy ở châu Á - Thái Bình Dương.

"Chính trị là công việc nội bộ quốc gia. Tuy nhiên, với xu hướng dịch chuyển về nhân khẩu hiện nay, công việc nội bộ này cũng bị ảnh hưởng bởi các chính sách đối ngoại. Đối với bà Clinton, việc đảm bảo an ninh cho Biển Đông có thể sẽ là chìa khóa giúp bà mở rộng thêm cánh cửa bước vào Nhà Trắng", bình luận viên Lam khẳng định.(Vnexpress)


Thái Lan siết chặt quy định về SIM điện thoại di động nhằm ngăn chặn khủng bố

Du khách nước ngoài tới Thái Lan sử dụng điện thoại di động phải dùng thẻ SIM đúng quy định để nhà chức trách có thể dò tìm.

Trong nỗ lực nhằm ngăn chặn các hành động khủng bố, Ủy ban Viễn thông và Truyền thanh Quốc gia (NBTC) Thái Lan vừa công bố biện pháp trên.
Thái Lan siết chặt quy định về SIM điện thoại di động nhằm ngăn chặn khủng bố. Ảnh: aroundthemoat.com
Tổng Thư ký Văn phòng NBTC Takorn Tantasith nêu rõ: "Quy định mới này không chỉ áp dụng với khách du lịch. Tất cả các công dân nước ngoài đều phải sử dụng các thẻ SIM được các nhà điều hành mạng điện thoại chấp thuận".
 
Những người dùng điện thoại để tiếp cận các dịch vụ Wifi cũng phải đăng ký, nếu không đăng ký sẽ không sử dụng được dịch vụ thoại và không truy cập được internet, ngoại trừ các cuộc gọi khẩn cấp tới cảnh sát và bệnh viện.
 
Theo quan chức trên, biện pháp mới này được NBTC đề xuất lần đầu tiên hồi tháng 1/2015 và đã được Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha phê chuẩn. Ông Takorn cho biết NBTC đã học hỏi các nước châu Âu, Australia, Nhật Bản, Malaysia và Singapore, những quốc gia đã áp dụng các biện pháp tương tự trong vài năm gần đây nhằm bảo đảm các lợi ích và an ninh quốc gia.
 
Năm ngoái, tất cả người dùng điện thoại di động tại Thái Lan phải đăng ký với các nhà cung cấp mạng mà họ đang sử dụng những thông tin chi tiết về cá nhân như họ tên đầy đủ, số căn cước, số điện thoại...
Theo thông tin từ một cơ quan tình báo nước ngoài, hồi cuối năm 2015, nhà chức trách Thái Lan đã được cảnh báo về khả năng nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào quốc gia này.

Thùng thuốc súng chiến tranh Nga - Ukraine sắp phát nổ?

Tình hình an ninh xung quanh khu vực biên giới Nga-Ukraine đang vô cùng căng thẳng.

Trong vòng một tuần qua, mối quan hệ Nga-Ukraine đã liên tục có các diễn biến leo thang căng thẳng. Giới quan sát quốc tế đã bắt đầu thì thầm với nhau những lo ngại về một cuộc chiến tranh sắp nổ ra giữa Ukraine và Nga.

Súng ống dày đặc biên giới

Khu vực biên giới hai nước đang như một thùng thuốc súng với nguy cơ phát nổ bất kỳ lúc nào. Ngày 12-8 vừa qua, Nga thông báo đã cho triển khai một đơn vị tên lửa phòng không S-400 tối tân đến Ukraine, theo RIA Novosti. Trước đó, Tổng thống Nga Putin ngày 11-8 đã triệu tập đột xuất Hội đồng An ninh Quốc gia và các lãnh đạo hải quân Nga, tuyên bố sẽ sớm tổ chức tập trận trên biển Đen. Các lãnh đạo quân đội và cơ quan tình báo nước này cũng được lệnh rà soát “các kịch bản chống khủng bố biên giới đất liền, trên biển và trên không giữa Crimea và Ukraine”, hãng Reuters cho biết. Bộ Quốc phòng Nga cũng xác nhận Hạm đội Biển Đen tại Ukraine sẽ sớm tập trận chống các lực lượng phá hoại tấn công bất ngờ từ dưới nước.

Trong khi đó, phát ngôn viên lực lượng biên phòng Ukraine khẳng định Nga đang tăng cường số quân tại phía bắc Crimea. “Các đơn vị tăng viện được trang bị các thiết bị quân sự hiện đại và cả hỏa lực tấn công trên không” - ông Oleh Slobodyan cho biết. Tờ Ukraine Today ghi nhận xe tăng Nga đang được di chuyển rầm rộ đến hai thị trấn Armyansk và Dzhankoy, cách biên giới Ukraine chỉ 40 km. Đáp lại các động thái quân sự của Nga, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã lên tiếng kêu gọi quân đội nước này đặt trong tình trạng “cảnh giác chiến đấu cao độ”. Ông cũng ra lệnh điều động thêm quân đội dọc biên giới Ukraine.

Mối quan hệ giữa hai nước leo thang căng thẳng sau hàng loạt đợt nã pháo và giao tranh gay gắt ở miền Đông Ukraine vào tháng 7 qua. Tổng thống Poroshenko cho biết các đợt đụng độ với lực lượng miền Đông đã khiến ít nhất 42 binh sĩ Kiev thiệt mạng cùng hơn 180 người bị thương. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố nhiều khả năng lực lượng miền Đông sẽ mở một đợt tấn công mới trong tuần sau. Thiếu tá Andriy Lysenko cho biết các thiết bị quân sự hạng nặng đang được triển khai trên toàn ranh giới khu vực phi quân sự.

nga trien khai he thong ten lua s-400 den ban dao crimea. anh: ap. 

Nga triển khai hệ thống tên lửa S-400 đến bán đảo Crimea. Ảnh: AP. 

cac don vi quan su mien dong ukraine co the mo dot tan cong quy mo lon trong tuan sau. anh: reuters

Các đơn vị quân sự miền Đông Ukraine có thể mở đợt tấn công quy mô lớn trong tuần sau. Ảnh: REUTERS

Âm mưu “khủng bố” khó hiểu

Trước các diễn biến căng thẳng trên, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên tiếng kêu gọi các bên cần nỗ lực kiềm chế, tránh leo thang vũ trang. Tình hình xấu đi nhanh chóng kể từ sau khi phía Nga tuyên bố ngăn chặn thành công một chiến dịch tấn công phá hoại tại Crimea. Các lãnh đạo tại Kremlin cáo buộc cơ quan an ninh Ukraine đứng sau “âm mưu khủng bố” này. Trước đó, hôm 10-8, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) ra thông báo chính thức về việc hai quân nhân Nga đã thiệt mạng trong quá trình ngăn chặn các vụ khủng bố ở Crimea, nhắm vào hàng loạt cơ sở tại bán đảo này. FSB cũng cáo buộc các đợt xâm nhập bắt nguồn từ lãnh thổ Ukraine và các phần tử phá hoại nhận được sự hỗ trợ bởi xe bọc thép Ukraine.

Với những động thái quân sự hàng loạt kể từ ngày 10-8 đến nay, có thể thấy điện Kremlin đang tỏ thái độ vô cùng giận dữ. Tổng thống Nga Putin cho rằng Kiev đang “chơi trò chơi nguy hiểm”. Ông Putin cho rằng: “Tôi muốn nói với các đối tác Mỹ và châu Âu rằng rõ ràng toàn bộ giới lãnh đạo Kiev hiện nay không muốn tìm kiếm một giải pháp thông qua đàm phán. Thay vào đó, họ đã lựa chọn hành động khủng bố”. Trong khi đó, Thủ tướng Dmitry Medvedev cảnh báo “nếu không còn cách nào khác để thay đổi tình hình, tổng thống có thể sẽ chấp nhận” cắt đứt mối quan hệ giữa hai nước. Ông Putin cũng cảnh báo các lãnh đạo phương Tây rằng đàm phán hòa bình Ukraine sẽ không còn ý nghĩa nếu Kiev tiếp tục có những hành động khủng bố tương tự.

Phía Kiev đã lập tức bác bỏ các cáo buộc này, tố ngược lại Nga đang cố gắng tạo cớ mở đường cho một đợt “xâm lược” khác. Liên minh châu Âu (EU) cũng cho rằng vẫn chưa có cơ quan điều tra độc lập nào xác nhận chính quyền Kiev đứng sau vụ tấn công khiến hai nhân viên an ninh Nga thiệt mạng. Tờ Time nhận định khó có thể tưởng tượng được Kiev tiến hành khủng bố với hy vọng giành lại Crimea. Một hành động như thế sẽ quá mức “ngu ngốc, thiếu tỉnh táo và tự chuốc lấy thất bại”.

Bước kế tiếp là chiến tranh?

Tờ Wall Street Journal cho rằng Nga đang cố tạo ra một cái cớ để rút khỏi thỏa thuận hòa bình mà các bên đã đồng ý hồi tháng 1-2015 tại Minsk. Hai chuyên gia của Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) - Franklin Holcomb và Kathleen Weinberger cho rằng “các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine đang được đẩy nhanh, khả năng chiến tranh toàn diện đang tăng cao nhanh chóng”. Hai chuyên gia trên khẳng định với những chuyển biến hiện nay, nhiều khả năng xung đột sẽ nổ ra giữa quân đội Nga và Ukraine không chỉ tại Donbass mà cả các vùng lãnh thổ khác tại Ukraine.

Trong khi đó, GS Mark Galeotti (ĐH New York) chia sẻ với New York Timesrằng một cuộc xung đột quân sự toàn diện sẽ khó xảy ra. Ông cho rằng Tổng thống Nga Putin chỉ đang muốn đẩy cao căng thẳng để cải thiện vị thế mặc cả trên bàn đàm phán. Một số chuyên gia khác cho rằng khủng hoảng an ninh sẽ tái diễn tại Ukraine nhưng Nga sẽ chỉ cần những cuộc xung đột quy mô nhỏ. Ông Carl Hvenmark Nilsson thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng: “Khuôn mẫu chiến lược của Nga là chủ động đưa ra điều kiện ngừng bắn, sau đó chủ động phá vỡ các cam kết đó để đạt các lợi ích chính trị, quân sự và lãnh thổ. Chiến thuật này vừa làm suy yếu các quy tắc quốc tế về cam kết ngừng bắn, vừa khiến cộng đồng quốc tế mệt mỏi trước tiến trình đàm phán dai dẳng. Qua đó Kremlin có điều kiện kiểm soát tình hình”.(PLO)


Trung Quốc sẽ "động thủ" ở Scarborough sau hội nghị thượng đỉnh G20

Nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ bắt đầu “cải tạo và bồi đắp” bãi cạn Scarborough sau hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới ở Hàng Châu, trước cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11-2016.

cac hanh vi cai tao bat hop phap cua trung quoc o da vanh khan thuoc quan dao truong sa cua viet nam da bi khong quan my chup duoc hoi thang 5-2015 - anh: reuters

Các hành vi cải tạo bất hợp pháp của Trung Quốc ở đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Không quân Mỹ chụp được hồi tháng 5-2015 - Ảnh: Reuters

Tờ South China Morning Post của Hong Kong ngày 13-8 dẫn một nguồn tin thân cận giấu tên tiết lộ thông tin trên.

“Do hội nghị hượng đỉnh G20 sắp được tổ chức tại Hàng Châu, Chiết Giang vào tháng tới, cộng với việc hòa bình khu vực sẽ là chủ đề thảo luận chính của lãnh đạo các nước lớn, Trung Quốc sẽ kiềm chế không tiến hành việc cải tạo”.

Bắc Kinh cũng sẽ tránh bất kỳ hành động khiêu khích nào kể từ thời gian này đến sau hội nghị thượng đỉnh G20, nhất là trong bối cảnh đã có các dấu hiệu mới từ Philippines cho thấy Manila sẵn sàng tìm kiếm phương thức mới giải quyết tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông.

Tuy nhiên, nguồn tin này cảnh báo Trung Quốc có thể sẽ lật lọng và cải tạo bãi cạn Scarborough trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11.

“Tổng thống Mỹ Barach Obama sẽ cần phải tập trung vào các vấn đề trong nước giai đoạn trước bầu cử và trao lại các di sản trong nhiệm kỳ trước khi rời Nhà Trắng. Điều này có thể khiến ông ấy trở nên bận rộn và không có đủ thời giờ quan tâm đến các vấn đề an ninh khu vực khác”.

Bãi cạn Scarborough nằm cách Manila 230km về phía tây, vốn là ngư trường truyền thống của ngư dân Philippines. Năm 2012, Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát khu vực này và thường xuyên ngăn cản tàu thuyền Philippines vào bãi cạn.

Việc Trung Quốc có tiến hành bồi đắp bãi cạn Scarborough và biến nó thành đảo nhân tạo một cách bất hợp pháp như các thực thể khác ở quần đảo Trường Sa vốn đã nằm trong những kịch bản dự đoán của giới chuyên gia.

Sau phán quyền của Tòa Trọng tài thường trực quốc tế về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc ngày 12-7, giới quan sát càng đổ dồn sự chú ý hơn nữa về các phản ứng của Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm cả bãi cạn Scarborough.

Trang tin Free Beacon của Mỹ dẫn nguồn tin từ các quan chức quốc phòng nước này cho hay, trong một vài tuần gần đây, số lượng các tàu hải cảnh, hải giám của Trung Quốc tại Scarborough đã tăng đột biến. Hàng chục tàu công vụ Trung Quốc xuất hiện tại bãi cạn so với chỉ có vài ba tàu trước ngày 12-7.

Cũng theo trang tin này, Bắc Kinh dường như đang có ý định xua thêm hàng trăm tàu cá tới khu vực bãi cạn Scarborough, tương tự điều nước này đã làm trước đó với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Người phát ngôn không quân Trung Quốc hồi tuần trước đã ngang nhiên thừa nhận rằng Bắc Kinh vừa triển khai máy bay ném bom H-6K và tiêm kích Su-30 tuần tra không phận Biển Đông, bao gồm cả bãi cạn Scarborough.

Trong khi đó, các báo cáo của truyền thông Philippines cho biết ngư dân nước này vẫn bị Trung Quốc quấy rối và ngăn cản vào bãi cạn đánh bắt, trú ẩn.(TT)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục