tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Xác suất xảy ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên là bao nhiêu?

  • Cập nhật : 22/05/2017

Các chuyên gia Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga đều cho rằng vẫn có nhiều khả năng tránh được thảm họa hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

xac suat xay ra chien tranh tren ban dao trieu tien la bao nhieu?

Xác suất xảy ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên là bao nhiêu?

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên leo thang đến mức nhiều chính trị gia và chuyên gia đã bắt đầu bàn luận nghiêm túc về khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân. Lập luận của họ dựa trên các sự kiện nghiêm trọng xảy ra gần đây: vụ thử tên lửa, cuộc diễu hành quân sự ở Bình Nhưỡng, tuyên bố của CHDCND Triều Tiên về việc đã sẵn sàng cho chiến tranh, các buổi nói chuyện tại Washington bàn về tấn công phủ đầu Triều Tiên, sự xuất hiện của các tàu khu trục Mỹ tại khu vực lân cận của bán đảo và nhiều tin tức đáng lo ngại khác. Đặc biệt theo tờ Izvestia (tin tức) của Nga, các nhà khoa học chính trị Mỹ, Trung Quốc và cả Nga đã tính đến khả năng xung đột quân sự trong khu vực này.

Cuộc không kích của Mỹ vào căn cứ quân sự Syria dường như đã làm tăng nặng tình hình xung quanh Triều Tiên. Tổng thống Donald Trump đã chứng tỏ xu hướng nghiêng về hành động kịch liệt và đưa ra đảm bảo: ông đã quá mệt mỏi vì phải làm ra vẻ lên gân về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, và tấn công phủ đầu Triều Tiên mới là một kịch bản thực sự. Thành viên của Viện Hoàng gia Quan hệ Quốc tế (Chatham House) James Sherr giải thích với Izvestia rằng, cuộc tấn công của Mỹ vào Syria không chỉ là một thông điệp cho Moscow và Damascus, mà còn là một tín hiệu gửi tới Bình Nhưỡng và Bắc Kinh.

Hầu hết các chuyên gia tin rằng sự leo thang trên bán đảo Triều Tiên đã đạt đến một mức độ chưa từng thấy kể từ khi kết thúc chiến tranh giữa Bình Nhưỡng và Seoul vào năm 1953. Nhưng trước khi đưa ra dự đoán nấc thang của cuộc xung đột mới, chúng ta cần phải hiểu được, trong số tất cả các chuỗi sự kiện thì cái gì mới được coi là một mối đe dọa thực sự, cái gì chỉ là hùng biện và cố gắng gây áp lực.

Nhà chính trị học người Mỹ, giám đốc Trung tâm Phân tích Chính trị-quân sự tại Viện Hudson Richard Vayts đã bày tỏ lạc quan rằng xác suất của một cuộc đối đầu quân sự mở trên bán đảo Triều Tiên là không cao. Thứ nhất, Mỹ thiếu một kế hoạch chi tiết và toàn diện để có thể giải quyết vấn đề bằng phương tiện quân sự, và thứ hai, Bình Nhưỡng đã tận dụng sự chậm trễ này để tăng cường khả năng hạt nhân và tên lửa của mình.

Ngay cả trong giới truyền thông Mỹ cũng rò rỉ thông tin rằng chính quyền Trump đã thừa nhận khả năng triển khai vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc và loại bỏ quyền lực của ông Kim Jong-un. Các thông tin kiểu này trên báo chí đã gây áp lực lên nhà lãnh đạo Tập Cận Bình lúc đó đang ở Washington. Mục tiêu của Mỹ là thông qua Bắc Kinh kiềm chế tên lửa và tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đang tìm cách tránh nguy cơ một cuộc xung có thể diễn ra trước cuộc bầu cử của tổng thống mới- chuyên gia cho biết. Theo ông, để giảm căng thẳng trong vấn đề Triều Tiên, Nga và Hoa Kỳ cần phải hợp tác chung. Ông Richard Vayts lưu ý: trong quan hệ hợp tác Nga-Mỹ có rất nhiều tiềm năng chưa được tận dụng.

Hiệu trưởng Đại học Mỹ tại Moscow, ông Eduard Lozansky phát biểu trên tờ "Izvestia" rằng ông nghi ngờ khả năng Mỹ tấn công vào Triều Tiên, bởi trong vấn đề này ông Trump cần phải có được sự đồng thuận của giới chính trị trong nước.

Chuyên gia nhấn mạnh: Trong kịch bản này, do phải tính đến phản ứng của Trung Quốc, nên có thể dự đoán rằng Quốc hội sẽ không chấp nhận một cuộc tấn công. Giải pháp hợp lý nhất cho vấn đề là chính là đưa ra phần kết cho hiệp ước hòa bình Triều Tiên giữa hai miền Nam-Bắc với sự giám sát của Mỹ, Trung Quốc và Nga, nhưng vì một số lý do nào đó lại không được Washington đề cập đến.

Trung Quốc tin rằng tình hình trên bán đảo Triều Tiên hiện đang rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng vẫn còn có thể để tránh được va chạm giữa các bên. Nhà nghiên cứu cao cấp, Trưởng ban vấn đề Nga của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển trực thuộc Hội đồng Nhà nước của CHDCND Trung Hoa, Giáo sư Sheng Shilyan cho rằng, trong lần này "nguy cơ xung đột sẽ lớn chưa từng có". Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa dám "ra đòn mạnh đối với CHDCND Triều Tiên".

Bắc Kinh đang cố gắng thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chính sách đối đầu và cung cấp viện trợ kinh tế cung cấp cho Triều Tiên, nhưng cuối cùng thì vấn đề nảy sinh là: có quá nhiều rắc rối, mà chẳng đem lại lợi ích nào. Trung Quốc không hài lòng với cả Triều Tiên và Mỹ. Bây giờ đối với Nga và Trung Quốc điều quan trọng nhất là thuyết phục Kim Jong-un trở lại đàm phán. Tất nhiên, chúng ta không xem nhẹ các hoạt động quân sự của Triều Tiên. Nhưng những gì chúng ta nghe thấy chưa chắc đã là sự thật, - ông Sheng Shilyan nhấn mạnh.

ten lua trieu tien

Tên lửa Triều tiên

Giám đốc Trung tâm Nga và Trung Á thuộc Đại học Phục Đán, Giáo sư Zhao Huasheng cũng tin rằng chỉ có Nga và Trung Quốc có thể "ngăn chặn chiến tranh" trong khu vực. Theo ông, Trung Quốc đang thận trọng theo dõi diễn biến, bởi biết rằng nếu không tránh được chiến tranh, tất cả các bên tham gia nói riêng và khu vực nói chung đều gánh chịu hậu quả.

Cuộc chiến có thể xảy ra, nhưng vẫn có thể tránh được nó. Quân đội hai phía trên bán đảo đều đặt trong tình trạng báo động. Ở đó cũng ghi nhận sự hiện diện quân sự và các xe đưa đón các tàu sân bay của Mỹ. Và xung đột nổi lên hoàn toàn là do các bên đã mất lòng tin chính trị rất lớn, - giáo sư Zhao Huasheng giải thích.

Giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ và Canada, ông Valery Garbuzov tin tưởng rằng sự đe dọa của Washington đối với Bình Nhưỡng – là một màn hù dọa bởi  không một Tổng thống Mỹ nào đưa ra quyết định tấn công vào CHDCND Triều Tiên.

Việc so sánh Triều Tiên với Syria cũng không chính xác. Damascus không thể đáp trả ngay, nhưng Bình Nhưỡng thì hoàn toàn có thể. Đặc biệt là chúng ta chưa biết gì nhiều về khả năng hạt nhân của Triều Tiên, bởi tất cả dữ liệu đều dựa trên ước tính từ một phía. Hoa Kỳ hiểu rằng một cuộc tấn công vào Triều Tiên sẽ có thể làm toàn bộ khu vực bùng nổ, kéo theo sự xuống dốc của tất cả các cường quốc – ông Valery Garbuzov nhận định.

Các chuyên gia đồng thuận rằng, xác suất chiến tranh hiện nay tại bán đảo Triều Tiên thực sự cao nhất trong vòng 60 năm trở lại đây. Các nhà chính trị và ngoại giao cần phải giải quyết được tình hình. Trong trường hợp này, các nhà phân tích chính trị tin rằng khó xảy ra khả năng Mỹ tấn công phủ đầu trước vào Triều, bởi vì Washington nhận thức được những nguy cơ gây ra một cuộc xung đột hạt nhân. Điều quan trọng nhất là Moscow, Bắc Kinh và Washington phải hiểu rằng vấn đề Triều Tiên nên được giải quyết bằng nỗ lực chung, và bỏ qua các khác biệt truyền thống.

 

Đức Dũng (lược dịch)
Theo Infonet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục