Các nghị sĩ của Philippines trước đây đã từng xua đuổi quân đội Mỹ khỏi nước này, nơi đã từng là tiền đồn lớn nhất của Mỹ. Nhưng khi Trung Quốc đang ngày càng trở nên mạnh bạo hơn trên biển, họ lại bàn về việc kêu gọi Mỹ trở lại.

Trong bài phát biểu vừa kết thúc tại Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình cho biết kinh tế nước này vẫn biến động "trong giới hạn hợp lý" và thị trường chứng khoán đang hồi phục sau khi lao dốc.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc thừa nhận nền kinh tế lớn nhì thế giới đang chịu sức ép vài tháng gần đây. Tuy nhiên, tình trạng này là do môi trường kinh tế toàn cầu "phức tạp" và "bất ổn", CNN trích lời ông Tập cho biết.
Những điều trên đã được ông Tập nêu ra trong bài phát biểu trước các lãnh đạo doanh nghiệp tại Seattle (Mỹ) trong chuyến thăm Mỹ tuần này. Ông cũng bảo vệ các phản ứng của Chính phủ với sự lao dốc mới đây của thị trường chứng khoán nước này, cho rằng nhưng hành động trên là cần thiết để "ngăn chặn sự hoảng loạn quy mô lớn".Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Tập Cận Bình tới Mỹ. Các vấn đề sẽ được hai bên thảo luận là phản ứng của Trung Quốc trước biến động trên thị trường chứng khoán, Biển Đông, an ninh mạng, thương mại giữa hai nước và chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc.
Quan chức Trung Quốc khi tới thăm Mỹ thường ghé qua Seattle. Ông Tập cũng có lịch trình khá bận rộn, với việc tới thăm nhà máy của Boeing tại đây và hội nghị bàn tròn với CEO các tập đoàn lớn nhất Mỹ. Lãnh đạo Amazon, Pepsi, Microsoft, Disney hay Dupont đều dự kiến tham dự.
Trong bài phát biểu hôm qua, ông Tập cũng cam kết hợp tác về an ninh mạng và khẳng định Trung Quốc không bao giờ lấy cắp bí mật doanh nghiệp. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Mỹ - Trung và cho biết đối đầu sẽ không mang lại lợi ích cho cả hai bên.
"Nếu Trung Quốc và Mỹ hợp tác tốt, cả hai có thể trở thành nền tảng vững chắc cho sự ổn định toàn cầu, và thúc đẩy hòa bình thế giới. Còn nếu tham gia vào xung đột hay đối đầu, đây sẽ là thảm họa cho cả hai nước", ông nói.
Penny Pritzker – Bộ trưởng Thương mại Mỹ cũng phát biểu trước ông Tập tối qua. Ông đã hé lộ phần nào thông điệp Chính phủ Mỹ muốn gửi đến Bắc Kinh trong tuần này. "Chúng tôi và các công ty vẫn còn lo ngại về nền tảng pháp lý, độ minh bạch của chính sách, sự thiếu nhất quán trong bảo hộ sở hữu trí tuệ, chính sách phân biệt đối xử với doanh nghiệp công nghệ, và tổng quát hơn là sự thiếu sân chơi công bằng trong nhiều lĩnh vực", ông nói. Pritzker kỳ vọng sẽ có các cuộc nói chuyện "mang tính xây dựng" về các vấn đề này trong những ngày tới.
Hà Thu
Theo Vnexpress
Các nghị sĩ của Philippines trước đây đã từng xua đuổi quân đội Mỹ khỏi nước này, nơi đã từng là tiền đồn lớn nhất của Mỹ. Nhưng khi Trung Quốc đang ngày càng trở nên mạnh bạo hơn trên biển, họ lại bàn về việc kêu gọi Mỹ trở lại.
Ấn - Mỹ thắt chặt thêm quan hệ hợp tác chiến lược
Trung Quốc khó chịu với phát biểu về Biển Đông của tân thủ tướng Úc
Hàn Quốc điều UAV giám sát hoạt động quân sự của Triều Tiên
Trung Quốc thường mất hợp đồng bán vũ khí vì phương Tây
Năm cảnh sát Trung Quốc bị đâm chết ở Tân Cương
Thời gian gần đây, Mỹ liên tiếp điều máy bay chiến đấu tới châu Âu với lý do “tăng cường sức mạnh chiến đấu cho không quân và hỗ trợ các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong khu vực”.
Nếu Mỹ đưa bom nguyên tử tới Đức, Nga đưa tên lửa sát châu Âu
Triều Tiên điều thêm tàu tuần tra tới biên giới với Hàn Quốc
Máy bay chiến đấu Trung Quốc chặn đầu máy bay Mỹ
Malaysia bắt 8 nghi can đánh bom Bangkok
Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh IS và chuyên gia thuốc nổ al-Qaeda
Ngày 22-9, một nhóm ngư dân Philippines gồm 16 người đến từ tỉnh Pangasinan yêu cầu Liên Hiệp Quốc (LHQ) bảo vệ quyền lợi của họ tại ngư trường truyền thống nằm trong bãi cạn Scarborough ở biển Đông.
“Hành trang” Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang tới Mỹ là hàng loạt lời cam kết đầy hứa hẹn, nhưng giới quan sát đánh giá đây sẽ là chuyến đi đầy căng thẳng.
Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga ngày 22-9 công bố 5 loại vũ khí hùng mạnh mà Nga đang đưa vào sử dụng hoặc trong quá trình sản xuất hàng loạt.
Tập đoàn tội phạm lớn nhất nước Nhật Yamaguchi-gumi bị chia rẽ thành hai nhóm, dẫn tới nguy cơ nội chiến băng đảng đẫm máu, dính líu đến 20 tổ chức mafia nội địa còn lại.
Seattle xưa nay luôn là lựa chọn số một “đầu xuôi, đuôi lọt” của các lãnh đạo Trung Quốc khi đến Mỹ. Lần này, ông Tập Cận Bình cũng chọn Seattle nhưng ông sẽ phải nếm chút ê ẩm.
Các cơ quan chính quyền Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng những bước đi cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trước thềm chuyến thăm của ông Tập Cận Bình.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự