Giáo sư về chính trị và quan hệ quốc tế của đại học Princeton, Aaron L. Friedberg đã phân tích cách Mỹ phải ứng phó với quyền lực đang trỗi dậy của Trung Quốc. Ông cho rằng chính sách trong nhiều thập kỷ của Mỹ đối với Trung Quốc đã thất bại và đây là thời điểm Mỹ phải có những bước đi phòng vệ trước khi có những hành động có yếu tố tấn công đối với Bắc Kinh, theo WOTR.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: 'Vũ khí' nào để Trung Quốc tấn công lại Mỹ?
- Cập nhật : 12/07/2018
Trung Quốc đang chịu tổn thất nhiều hơn trong cuộc chiến tranh thương mại. Trung Quốc bị động, họ thuần tuý trả đũa mặt hàng mang tính chất chính trị hơn chiến lược, giống như Trung Quốc cấm nhập chuối của Philippines…, TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc của VEPR cho biết.
Liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và lượng hóa những tác động tới kinh tế toàn câu ( trong đó có Việt Nam), TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VCES) của VEPR đã có những phân tích chi tiết tại cuộc toạ đàm công bố báo cáo Kinh tế vĩ mô quý II/2018 mới đây. BizLIVE xin giới thiệu tới độc giả góc nhìn riêng của vị chuyên gia này.
Câu chuyện đằng sau căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là gì?
Với tư cách người đứng đầu quốc gia, Tổng thống Trump đã bảo vệ lợi ích của nước Mỹ. Từ ngày ông Trump lên làm Tổng thống Mỹ với các chính sách của mình ông đã tạo ra nhiều xáo trộn không chỉ kinh tế mà cả chính trị, căn nguyên là để đòi lại lợi ích mà ông cho rằng đáng ra thuộc về Mỹ.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung theo quan điểm của tôi không phải câu chuyện thương mại, xuất nhập khẩu. Nhiều nhà kinh tế Việt Nam và nước ngoài không ưa chính sách này, suy tính của Tổng thống Trump và hệ thống của ông mang tính chiến lược nhiều hơn dân tuý, đã nói là làm và làm là làm triệt để.
Chỉ mất 3 tháng cho đến khi việc áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc có hiệu lực (6/7) và đưa ra trừng phạt thương mại mạch lạc cho thấy đây là chính sách được tính toán kỹ không phải nhằm vào việc đáp ứng nhu cầu dân tuý, tranh cử hay biểu hiện giữa nhiệm kỳ.
Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?
Có 4 tác động quan trọng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Thứ nhất, điểm căn bản ông Trump là đòi lợi ích nên Trung Quốc không phải là nước duy nhất mà cả EU. Điều này đồng nghĩa cách làm của Mỹ tạo ra sự khác biệt, xáo trộn về môi trường, khi Mỹ bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ thì các nước khác cũng làm như vậy, tạo ra làn sóng trả đũa thương mại cũng như đưa chủ nghĩa bảo hộ trở thành xu thế trong giai đoạn kế tiếp.
Thứ hai, rõ ràng khi các nước lớn chơi cuộc chơi bản lĩnh của mình các nước nhỏ sẽ rất bất lợi. Tổng thống Trump có vẻ không tin tưởng chính sách đa phương, cảm thấy điều này không phù hợp trong điều kiện hiện tại nên rút ra khỏi cơ chế đa phương càng nhiều càng tốt và đưa các mối quan hệ thành cơ chế song phương khiến các thể chế đa phương trở nên lung lay và đưa cuộc chơi trở lại cuộc chơi tay đôi.
Bối cảnh này các nước nhỏ sẽ rất bất lợi giữa một anh rất bé và một anh rất lớn thì phần thiệt sẽ thuộc về các nước có lợi thế đàm phán yếu hơn. Đây có thể là tác động tiêu cực thứ 2 mà các nước ở bên ngoài phải đối mặt.
Tác động thứ 3 liên quan đến căng thẳng thương mại sẽ làm suy giảm tăng trưởng thương mại toàn cầu. Người ta không biết chắc chiến tranh thương mại mở rộng đến đâu, quy mô thế nào nên nghĩ rằng kịch bản xấu nhất có thể tăng trưởng chỉ 3,1%. Như vậy sẽ tác động lớn đến kinh tế toàn cầu đặc biệt những nước có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Tác động thứ 4 ít người lường trước nhưng đã xảy ra đặc biệt với nước dựa vào lao động để xuất khẩu như Việt Nam vì chuỗi sản xuất toàn cầu thay đổi. Phân bố chuỗi sản xuất toàn cầu từ khu vực này sang khu vực khác của nhà máy là cần thời gian nhưng chỉ cần chính sách của một nước lớn thay đổi lập tức các tập đoàn sẽ phải thay đổi theo.
Tổng thống Trump đã ra sắc lệnh đối với các công ty lớn đặc biệt trong đó có Samsung rời nhà xưởng sang Mỹ mới được hưởng ưu đãi về thuế, như vậy bên cạnh nhà xưởng, chuỗi sản xuất thay đổi trong chốc lát đối với các doanh nghiệp lớn nhưng sẽ là lỗ hổng lớn đối với những quốc gia dựa vào thâm hụt lao động để tăng trưởng xuất khẩu như Việt Nam và rõ ràng các nước đang phát triển không thể dửng dưng đối với những lo lắng này.
Trong cuộc chiến này Mỹ và Trung Quốc bên nào tổn thất nhiều hơn?
Trung Quốc tổn thất nhiều hơn Mỹ. Ngày 6/7 đạo luật trừng phạt thương mại của Mỹ có hiệu lực, truyền thông chưa mô tả rõ 50 tỷ USD chịu thuế là tổng giá trị 25% từ 50 tỷ USD, như vậy hàm ý giá trị thực sự của lợi thế thương mại không lớn nhưng chính là Mỹ nhằm đánh tới hàng hoá công nghệ cao mà Trung Quốc chưa làm chủ được.
Thông qua các biện pháp căng thẳng thương mại ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc ở các mảng như bán dẫn, big data, công nghiệp 4.0… mà Mỹ lo lắng với việc xâm phạm sở hữu trí tuệ Trung Quốc có lợi thế nhanh trong 10 năm tới. Và Tổng thống Trump muốn ngăn Trung Quốc có được các lợi thế thông qua ăn cắp và rút ngắn khoảng cách với Mỹ trong vòng 5 hay 10 năm. Họ không muốn điều đó xảy ra chứ không phải chỉ là số tiền từ thặng dư thương mại.
Đáp trả Mỹ, Trung Quốc chọn ngành dễ tổn thất cho Mỹ, đánh vào đậu tương mà thị trường Trung Quốc chiếm vị thế áp đảo, đồng thời là mặt hàng ông Trump dành phiếu bầu lớn.
Nhưng, Trung Quốc bị động, họ thuần tuý trả đũa mặt hàng mang tính chất chính trị hơn chiến lược, giống như Trung Quốc cấm nhập chuối của Philippines, tác động gây răn đe có nhưng ngắn hạn khác hẳn nhóm hàng Mỹ chọn tấn công Trung Quốc, Mỹ đang ở thế chủ động hơn.
Trung Quốc có thể chọn ngành nào tấn công lại Mỹ?
Có điểm khá đặc biệt trong 2 năm qua đầu tư Trung Quốc vào Mỹ sụt giảm mạnh. Từ 2015 đầu tư Trung Quốc vào Mỹ vượt qua Mỹ vào Trung Quốc, năm 2016-2017 đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ tăng vọt tuy nhiên ngay sau đó sụt giảm không phanh.
Hoạt động tăng vọt đầu tư Trung Quốc ra nước ngoài nửa cuối 2015 liên quan lớn đến sự tháo chạy của nhà giàu liên quan đến cuộc chống tham nhũng. Thời điểm này Trung Quốc đã phải chi nhiều ngoại tệ.
Trung Quốc chịu giám sát của Uỷ ban quản lý vốn nước ngoài của Mỹ nhiều nhất, phản ánh việc Chính phủ Mỹ đưa Trung Quốc vào “danh sách đen” trong việc kiểm soát đầu tư liên quan đến công nghệ và ăn cắp kỹ thuật.
Các ngành chiến lược Trung Quốc có thể làm Mỹ tổn thương thật sự là sự ổn định hoặc tính tổn thương đối với ngành ICT. Trung Quốc dịch chuyển tấn công thuế đơn thuần sang cấm công ty buôn bán với Tập đoàn công nghệ Mỹ, nhóm tài phiệt liên quan đến Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng hơn nhiều so với nhóm nông dân. Tuy nhiên, tổn hại với Trung Quốc cũng có.
Tác động chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với Việt Nam là gì?
Ngắn hạn Việt Nam ít chịu tác động nhưng dài hạn có 3 tác động đặc biệt thuế chống lẩn tránh và sức ép dịch chuyển chuỗi giá trị sản xuất.
NGUYỄN THẢO (GHI)
Theo Bizlive.vn