tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Triển vọng và nguy cơ của kinh tế châu Á trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

  • Cập nhật : 11/07/2018

Các chuyên gia kinh tế châu Á giữ nguyên dự báo về tăng trưởng kinh tế ổn định tại khu vực trong năm 2018, bất chấp những thay đổi trong môi trường kinh doanh như căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) và báo Nikkei đã tiến hành một khảo sát hàng quý giai đoạn 8 – 28/6, thu thập 40 bảng trả lời từ các chuyên gia kinh tế và chuyên gia phân tích từ 5 nước lớn nhất trong khối ASEAN (ASEAN5) – Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan – và Ấn Độ.

Kinh tế ASEAN5 và Ấn Độ đều được dự báo tăng trưởng ổn định. Năm 2018, ASEAN5 tăng trưởng 5%. Thái Lan được dự báo tăng trưởng 0,3%, do xuất khẩu và lượng cầu nội địa đều tăng mạnh. Xuất khẩu chất bán dẫn và các hàng hóa khác của Singapore, Malaysia và Thái Lan tăng dài hơn dự đoán và sẽ còn tăng mạnh trong nửa cuối năm 2018.

Philippines được dự báo duy trì tăng trưởng mạnh, đạt 6,8% năm 2018, nhờ các yếu tố nội địa - như chi tiêu hộ gia đình, chi tiêu chính phủ và đầu tư. Kinh tế Ấn Độ sẽ quay lại quỹ đạo tăng trưởng, đạt 7,4% năm tài chính 2018/2019 - tăng 0,7% từ mức 6,7% của 2017/2018.

Dự báo tăng trưởng kinh tế của ASEAN5, Ấn Độ và Trung Quốc

Tuy nhiên, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất và lạm phát có nhiều thay đổi đáng kể. Do lãi suất Mỹ tăng, áp lực trượt giá tiền tệ tăng mạnh trong 3 tháng qua. Tác động này rất đáng kể tại Indonesia, Ấn Độ và Philippines.

Đồng rupiah của Indonesia giảm 4% trong 3 tháng dù lãi suất đã tăng 3 lần trong tháng 5 và 6. Các nhà kinh tế tin đồng tiền này sẽ còn mất giá, và Indonesia có những đợt tăng lãi suất tiếp theo.

Đồng rupee Ấn Độ xuống mức thấp lịch sử hôm 28/6, do giá dầu và tỷ lệ lạm phát tăng cao.

Lạm phát năm 2018 của Philippines tăng thêm 0,3 điểm từ mức khảo sát hồi tháng 3, lên 4,5% - cao hơn mục tiêu 2 – 4% của ngân hàng trung ương. Lạm phát tăng do chính sách cải cách thuế hồi tháng 1 và còn tiếp tục tăng do sự bất ổn của giá dầu thế giới. Tất cả các nhà kinh tế tin rằng đồng peso sẽ trượt giá dần cuối năm 2018.

Rủi ro liên quan đến thị trường vẫn là mối lo ngại lớn. Đồng tiền mất giá là rủi ro lớn nhất của Indonesia và Ấn Độ, và là rủi ro lớn thứ hai tại Philippines. Chính sách tiền tệ của Mỹ là nguy cơ lớn thứ hai cho Indonesia, Singapore và Ấn Độ, và là nguy cơ lớn thứ ba của Philippines.

Các nhà kinh tế châu Á tin rằng chính sách bảo hộ thương mại có ảnh hưởng lớn nhất đến kinh tế châu Á. Chủ nghĩa bảo hộ được đánh giá là rủi ro “đáng báo động” tại Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Khảo sát này cũng yêu cầu các nhà kinh tế xác định những nhân tố ảnh hưởng, tích cực hoặc tiêu cực, đến toàn hộ nền kinh tế châu Á. Ảnh hưởng của căng thẳng thương mại Mỹ -Trung và các xung đột liên quan vượt xa mọi yếu tố tiêu cực khác.

“Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động đến chuỗi cung ứng hàng hóa bị áp thuế bởi Mỹ và Trung Quốc”, nhà kinh tế Manokaran Mottain từ Alliance Bank tại Malaysia, cảnh báo.

“Chiến tranh thương mại là rủi ro lớn đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu”, nhà kinh tế Amonthep Chawla từ CIMB Thai Bank, nhận định.


Tuyết Chu/ Nikkei/NDH.VN

Trở về

Bài cùng chuyên mục