tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Vì sao các nền kinh tế lớn không nên chặn dân nhập cư?

  • Cập nhật : 23/04/2017

Dù di cư không phải là vấn đề được giới chính trị phương Tây ưu ái trong thời gian gần đây, việc ngừng nhận dân nhập cư sẽ không giúp các nước thuộc khối những nền kinh tế lớn G7 hưởng lợi.
 

nguoi nhap cu la mot phan quan trong trong thi truong lao dong cac nuoc tien tien anh: reuters

Người nhập cư là một phần quan trọng trong thị trường lao động các nước tiên tiến ẢNH: REUTERS

Theo Bloomberg, ngừng nhận dân nhập cư sẽ làm hạ đáng kể số dân trong độ tuổi lao động của các nước G7, từ đó có thể làm chậm tăng trưởng.

Bảng phân tích của Liên Hiệp Quốc dựa trên số liệu của hãng xếp hạng Fitch Ratings cho thấy việc ngừng dân nhập cư sẽ hạ đáng kể số dân trong độ tuổi làm việc, khiến các nước có dân số già như Nhật Bản ngày càng phụ thuộc vào số lao động ít hơn. Hệ thống lương hưu và tài chính cũng chịu áp lực và nền kinh tế có thể tăng trưởng chậm lại.

Theo kịch bản cơ sở của Liên Hiệp Quốc, nếu mức nhập cư hiện thời được duy trì đến năm 2050 rồi giảm một nửa từ đó đến năm 2100, lực lượng lao động của Canada sẽ tăng 11%. Song ngừng dòng chảy nhập cư hoàn toàn sẽ khiến lực lượng lao động hạ 43% cùng kỳ. Nếu không có dân nhập cư, Mỹ sẽ giảm 16% số dân trong độ tuổi lao động đến hết thế kỷ này. Lực lượng lao động của Anh - nước đặt lao động ngoại làm trọng tâm trong các mối lo ngại trong cuộc bỏ phiếu chọn rời Liên minh châu Âu (EU) hồi năm ngoái, sẽ giảm 20%.

luc luong lao dong cac nuoc thuoc khoi g7 dang giam dananh: bloomberg

Lực lượng lao động các nước thuộc khối G7 đang giảm dầnẢNH: BLOOMBERG

Dù ít chính trị gia đề xuất chặn hoàn toàn dân nhập cư, Thủ tướng Anh Theresa May có thể đặt mục tiêu giảm dân nhập cư thường niên xuống còn 1/3 so với mức hiện thời. Tổng thống Mỹ Donald Trump thì hứa cải tổ lại hệ thống nhập cư Mỹ, thực hiện nhiều biện pháp để kiềm chế một số loại thị thực lao động và tìm cách trục xuất dân nhập cư không có giấy tờ. Ở Canada, nhiều hạn chế do cựu Thủ tướng Stephen Harper đặt ra về việc buộc các nhà tuyển dụng thuê thêm người Canada đã và đang gây nhiều khó khăn trong một số ngành công nghiệp.

Vì sự chênh lệch trong tỷ lệ sinh, đến giai đoạn năm 2015 - 2020, Ấn Độ sẽ chiếm gần 30% mức tăng dân số trong độ tuổi lao động toàn cầu. Việc hạn chế sự di dân giữa các quốc gia có quá ít việc làm để đáp ứng tỷ lệ sinh cao và các nước đang đối mặt tình hình số lao động lao dốc sẽ dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng, chuyên gia McCormack thuộc hãng Fitch Ratings cảnh báo. Một số nền kinh tế tiên tiến, trong đó có Mỹ và Anh, sẽ tiếp tục phụ thuộc vào người nhập cư trong nhiều năm tới để tránh tình hình suy giảm số dân trong nhóm tuổi lao động và tăng trưởng kinh tế.

Thu Thảo
Theo Thanh Niên

Trở về

Bài cùng chuyên mục