Có nhiều lý do giải thích tại sao mức độ nổi tiếng của các quốc gia lại khác nhau, nhưng phần lớn các nước ít được biết đến có một số điểm chung: không có cá nhân kiệt xuất, không có nhiều đại sứ quán ở các nước và không có những thương hiệu lớn gần gũi với người tiêu dùng toàn cầu.
Trung Quốc lại cho Nga bánh vẽ?
- Cập nhật : 08/09/2017
Nga và Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác thúc đẩy xuất khẩu than Nga sang Trung Quốc.
Sputnik ngày 7/9 thông tin, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Đông -2017 (WEF) ở Vladivostok, RZD Logistics và công ty Trung Quốc Huafeng (tỉnh Cát Lâm) đã ký thỏa thuận hợp tác về hệ thống vận tải và hậu cần để xuất khẩu sản phẩm than Nga sang Trung Quốc.
Thỏa thuận này được ký bởi Phó Tổng Giám đốc thứ nhất của RZD Logistics - ông Eduard Alyrzaev và Chủ tịch Tập đoàn năng lượng Huafeng ông Vương Hồng Châu.
Đoàn tàu đông lạnh được RZD Logistics xây dựng ở đường biên giới, đưa hàng nông sản Trung Quốc vào Nga.
Trả lời tờ báo Nga, ông Vương Hồng Châu cho hay, than của Nga sẽ được vận chuyển bằng cả đường sắt và đường biển.
"Với thoả thuận này, chúng tôi sẽ vận chuyển than Nga bằng đường sắt tới cảng Hồn Xuân của Trung Quốc, sau đó bằng đường biển chuyển xuống phía Nam đất nước.
Cách thứ hai là bằng đường sắt tới Hồng Kông, rồi từ đó cũng đưa về phía nam Trung Quốc" - ông Vương nói.
Theo đại diện phía Trung Quốc, lượng than dự tính vận chuyển bằng đường này là khoảng 5 - 8 triệu tấn song đây vẫn chưa phải là con số cuối cùng.
"Môi trường đầu tư của vùng Viễn Đông Nga là đầy triển vọng. Là một doanh nhân, tôi hiện đang mua than của Nga và vận chuyển tới Trung Quốc. Công ty chúng tôi cũng đầu tư vào các mỏ ở Nga, chúng tôi cũng tham gia khai thác than ở đây" - ông Vương chia sẻ.
RZD Logistics là nhà khai thác vận tải đa phương thức lớn nhất tại các nước vùng Baltic.
Công ty này cho biết sẽ cung cấp dịch vụ vận chuyển và logistics phức tạp trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư "Xây dựng khai thác mỏ than và nhà máy chế biến khai thác mỏ nhằm mục đích phát triển mỏ than Adamsovskoe ở Primorsky krai.
Hai bên cũng đã thống nhất về hợp tác trong một số lĩnh vực: phát triển kế hoạch hậu cần vận chuyển tối ưu cho vận chuyển sản phẩm than sang Trung Quốc thông qua các cửa khẩu và cảng ở Viễn Đông, tổ chức cung cấp khai thác than và thiết bị khai thác than tập trung, cũng như xuất khẩu lâm sản sau khi chặt hạ sang Trung Quốc.
Trung Quốc lại cho Nga ăn bánh vẽ?
Thỏa thuận mới của công ty Nga và Trung Quốc về quy hoạch thiết lập hệ thống vận tải nhằm tăng khả năng xuất khẩu than của Nga tưởng rằng sẽ là thỏa thuận hoàn hảo cho phát triển kinh tế vùng Viễn Đông song thực tế lại đặt ra một dấu hỏi lớn.
Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với một thách thức cực lớn là hệ quả của việc phát triển quá mạnh mẽ nhiệt điện than, đó là ô nhiễm không khí.
Trung Quốc tiêu thụ khoảng 1/4 năng lượng thô của toàn thế giới và hơn một nửa số than đá của họ để phát triển kinh tế.
Điều này cũng biến họ trở thành quốc gia phát thải khí nhà kính CO2 lớn nhất trên thế giới. Mức tăng trưởng nóng của kinh tế (GDP 9-10% trong suốt 3 thập kỷ từ những năm 1980), cùng với việc hứng chịu ô nhiễm không khí nặng nề, Trung Quốc bắt đầu phải giảm thiểu tới mức tối đa số lượng các nhà máy nhiệt điện.
Đầu năm 2017, Ủy ban Quốc gia về năng lượng của Trung Quốc vừa quyết định ngưng 85 dự án điện than khắp 13 tỉnh trên cả nước. Đó là chưa tính đến 18 nhà máy đã được quyết định ngừng xây dựng vào cuối năm ngoái. Tổng công suất của 103 nhà máy này là 103.120 GWh.
Điều này được đánh giá là thể hiện mục tiêu làm công nghiệp sạch của Trung Quốc bắt đầu với các kế hoạch đầu tư và điện gió, điện mặt trời và năng lượng hạt nhân.
Do vậy, trước xu hướng phát triển các dự án năng lượng xanh đang thay đổi từng ngày từng giờ ở Bắc Kinh, việc Trung Quốc nhập khẩu than đá từ Nga biến thỏa thuận này thành một điều khó hiểu.
Hoặc Bắc Kinh sẽ không thực hiện được các mục tiêu về năng lượng sạch của mình, hoặc Trung Quốc đang biến Nga thành người thường xuyên nhận được những chiếc bánh vẽ!
Trong tương lai, sẽ là rất ít khả năng để Trung Quốc coi nhập khẩu than từ Nga là một thị trường chiến lược, đặc biệt với hệ thống vận tải phức tạp, có thể cõng nhiều chi phí được đề xuất như trên.
Điều này cũng có nghĩa, Nga đang ở thế bán than cho Trung Quốc với giá cực bèo bọt để tạo cơ sở thúc đẩy kinh tế Viễn Đông. Việc xây dựng hệ thống vận tải như vậy, liệu có mang lại lợi ích cho người Nga?
“Các công ty Trung Quốc sẵn sàng xây dựng đường ở Nga, người Trung Quốc có thể thi công đường nhựa ở Nga, nhưng sau khi hoàn thành những con đường này phải đem lại lợi nhuận cho người Trung Quốc"- Phó Tổng thư ký Hiệp hội phát triển các doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài He Chzhenvey từng chia sẻ.
Trung Quốc nhập than của Nga, hoặc chỉ muốn hưởng lợi dần từ Nga hoặc không cố gắng để đạt mục tiêu công nghiệp xanh
Trong khi hưởng không ít "bánh vẽ" từ Trung Quốc trong hàng loạt dự án làm ăn, nhất là dự án đường ống dẫn khí qua Siberia đến Trung Quốc được dự kiến đi vào hoạt động từ cuối năm 2018.
Dự án có khoản tín dụng 55 tỷ USD được hỗ trợ từ Bắc Kinh. Trung Quốc sẽ chuyển trước khoản 25 tỉ USD nhưng Công ty dầu khí Nga Gazprom đã chờ và mất hy vọng vào khả năng Bắc Kinh gửi khoản tín dụng này.
Cơ quan Thống kê Trung Quốc cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc đạt tới 1.220 tỷ USD, nhưng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Nga trong cùng kỳ chỉ đạt 24,73 tỷ USD.
Đông Phong
Theo Baodatviet.vn