tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Mối quan tâm của các quốc gia phát triển

  • Cập nhật : 09/03/2016

(Tin Kinh Te)

Giá dầu đã nhích lên đôi chút, nhưng các nhà sản xuất vẫn đang lao đao từ sự sụt giảm giá dầu thô năm ngoái.

Ông chủ của Pemex, công ty dầu khí quốc doanh Mexico cho biết trong tuần này, họ đang phải đối mặt với một “cuộc khủng hoảng thanh khoản”. Lại nữa, công ty dầu khí quốc doanh Malaysia đang sa thải công nhân. Còn gần đây, Petrobas, gã khổng lồ dầu mỏ đang gặp khó khăn của Brazil đã đảm bảo một khoản vay 10 tỷ USD từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc để trả khoản trái phiếu đáo hạn.

nhung rac roi cac cong ty dau mo gap phai dang lam tang them moi lo ngai ve ganh nang no nan cua cac dn tai nhieu thi truong moi noi

Những rắc rối các công ty dầu mỏ gặp phải đang làm tăng thêm mối lo ngại về gánh nặng nợ nần của các DN tại nhiều thị trường mới nổi

Những rắc rối các công ty dầu mỏ gặp phải đang làm tăng thêm mối lo ngại về gánh nặng nợ nần của các DN tại nhiều thị trường mới nổi. Trong đó, đặc biệt là việc tăng chi phí nợ USD khi đồng tiền này tăng giá tại thời điểm hiện tại. Trước đây, trong cuộc khủng hoảng, việc vay USD ngắn hạn được hoàn trả bằng các đồng nội tệ xuống giá. Nhưng ngày nay, điều đó đã hoàn toàn khác biệt.

Theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), khoản nợ DN của 12 thị trường mới nổi tăng từ khoảng 60% GDP năm 2008 lên hơn 100% trong năm 2015. Đến giữa năm ngoái, con số của các khoản vay USD cho các khách hàng phi ngân hàng tại các thị trường mới nổi bao gồm công ty và Chính phủ đạt tới 3,3 nghìn tỷ USD.

Thực tế cho đến gần đây, tín dụng USD cho khách hàng vay bên ngoài nước Mỹ đang ngày càng gia tăng so với khách hàng tại quốc gia này. Sự gia tăng nhanh nhất đến từ các trái phiếu DN được các công ty tại thị trường mới nổi phát hành.

Ông Jaime Caruana, người đứng đầu của BIS cho rằng, vấn đề nằm ở sự biến động giá của đồng USD, cùng sự dư thừa dầu đột ngột. Khi đồng USD suy yếu và thanh khoản toàn cầu tăng nhờ việc mua trái phiếu của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), các gói “nới lỏng định lượng”, các công ty bên ngoài nước Mỹ sẵn sàng vay bằng USD vì nó rẻ hơn so với vay bằng nội tệ.

Nhưng khi đồng USD bắt đầu tăng giá, thì diễn biến có thể đảo ngược. Sự mạnh lên của đồng USD gắn với sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Mỹ bắt đầu từ tháng 5/2013, khi Fed gợi ý về việc sẽ dần nới lỏng tiền tệ. Việc mua trái phiếu của Fed kết thúc vào tháng 10/2014, đã mở đường cho việc tăng lãi suất 14 tháng sau đó. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ tại Mỹ đã làm giảm đầu tư mạo hiểm bên ngoài lãnh thổ quốc gia này.

 Tác động của sự thay đổi nhỏ về giá trị của đồng USD lại là rất đáng kể, đặc biệt đối với đồng tiền của các thị trường mới nổi. Bất cứ nơi nào có nhiều khoản vay ngoại tệ, tỷ giá sẽ trở thành một bộ khuếch đại tài chính. Khi các công ty nhanh chóng giảm bớt nợ USD của họ, giá tài sản tại các thị trường mới nổi giảm. Các công ty cắt giảm đầu tư và sa thải nhân công. GPD bị mất đà. Điều này khiến đồng tiền của các thị trường mới nổi giảm giá.

Một số nhà phân tích nghĩ rằng vấn đề nợ USD đang bị thổi phồng, như tại nhiều quốc gia có khoản nợ USD cao như Chile và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ USD bình quân trong thị trường mới nổi chỉ ở mức 10%. Các công ty Trung Quốc chiếm hơn một nửa với 3,3 nghìn tỷ USD. Từ tháng 8/2015, khi những lo ngại đồng CNY mất giá gia tăng, những công ty này đã chuyển các khoản nợ USD sang CNY.

Trong mọi trường hợp, sự tăng giá của đồng USD đang bị đình trệ vì những lo ngại về nền kinh tế không vững chắc,  và cả nghi ngại việc Fed có thể tăng lãi suất một lần nữa.

Tuy nhiên, chu kỳ cho vay của đồng USD vẫn có những tác động mà có thể không được đánh giá đầy đủ. Một nghiên cứu mới đây của BIS chỉ ra rằng các công ty tại thị trường mới nổi có số dư tiền mặt mạnh có nhiều khả năng phát hành trái phiếu bằng USD. Điều này đi ngược lại với nguyên lý của tài chính DN.


Duyên Khánh
(Thời báo Ngân hàng)

Trở về

Bài cùng chuyên mục