Bầu trời Việt không còn là cuộc chơi của một cánh bay Vietnam Airlines. Cạnh tranh đã diễn ra trong nhiều phân khúc, đặc biệt với sự nổi lên của Vietjet Air.
Năm doanh nghiệp Việt Nam lọt danh sách Asia300 của Nikkei
- Cập nhật : 17/03/2016
Tạp chí Nikkei của Nhật Bản vừa công bố danh sách 300 công ty năng động nhất Châu Á (Asia300), trong đó 5 đại diện của Việt Nam vẫn là những gương mặt cũ đã góp mặt từ năm trước.
Asia300 quy tụ những công ty có quy mô lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất từ 11 quốc gia. Tạp chí Nikkei lựa chọn những doanh nghiệp này dựa trên quy mô vốn hóa, tiềm năng tăng trưởng và kể cả mức độ phát triển về mặt địa lý.
Năm doanh nghiệp của Việt Nam lọt vào danh sách Asia300 năm nay đều là các doanh nghiệp đang niêm yết, gồm Vietcombank, FPT, Petrovietnam GAS, Vinamilk và Vingroup.
Trong 5 doanh nghiệp năng động nhất Việt Nam, năm qua Tập đoàn Vingroup có nhiều dấu ấn nhất trên trường quốc tế. Ngoài Asia 300, năm 2015, Vingroup có tới 5 thương hiệu và công ty lọt vào Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2015 do hãng định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance bình chọn. Trong đó lĩnh vực cốt lõi là bất động sản của Vingroup liên tiếp khẳng định được vị thế số 1 với thương hiệu bất động sản Vinhomes được xếp hạng Top 3 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam và cũng là thương hiệu có giá trị lớn nhất về Bất động sản.
Năm 2015, Euromoney – tổ chức tài chính uy tín toàn cầu cũng đồng loạt vinh doanh Vingroup ở 3 hạng mục giải thưởng bất động sản danh giá: Chủ đầu tư tốt nhất Việt Nam, Chủ đầu tư dự án phức hợp tốt nhất Việt Nam và Chủ đầu tư dự án du lịch nghỉ dưỡng tốt nhất Việt Nam.
1. Vietcombank
Lĩnh vực: Tài chính
Vốn hóa: 4.984,58 triệu USD (ngày 14/3/2016)
Doanh thu (2015): 1.780,41 triệu USD
Lợi nhuận ròng (2015): 242,35 triệu USD
Biên lợi nhuận: 13,61%
ROE (cuối 2015): 11,89%
Tổng tài sản (cuối 2014): 29.971,54 triệu USD
2. FPT
Lĩnh vực: Dịch vụ công nghệ
Vốn hóa: 868,16 triệu USD (ngày 14/3/2016)
Doanh thu (2015): 1.731,3 triệu USD
Lợi nhuận ròng (2015): 79,4 triệu USD
Biên lợi nhuận: 4,58%
ROE (cuối 2015): 21,1%
Tổng tài sản (cuối 2015): 1.158,35 triệu USD
3. PV GAS
Lĩnh vực: Dầu khí
Vốn hóa: 4.136,5 triệu USD (ngày 14/3/2016)
Doanh thu (2015): 2.932,21 triệu USD
Lợi nhuận ròng (2015): 389,24 triệu USD
Biên lợi nhuận: 13,27%
ROE (cuối 2015): 22,15%
Tổng tài sản (cuối 2015): 2.522,76 triệu USD
4. Vinamilk
Lĩnh vực: Tiêu dùng (Sữa/thịt)
Vốn hóa: 7.267,04 triệu USD (ngày 14/3/2016)
Doanh thu (2015): 1.828,02 triệu USD
Lợi nhuận ròng (2015): 319,52 triệu USD
Biên lợi nhuận: 17,47%
ROE (cuối 2015): 34,7%
Tổng tài sản (cuối 2015): 1.222,06 triệu USD
5. Vingroup
Lĩnh vực: Bất động sản
Vốn hóa: 3.950,18 triệu USD (ngày 14/3/2016)
Doanh thu (2015): 1.633,37 triệu USD
Lợi nhuận ròng (2015): 52,89 triệu USD
Biên lợi nhuận: 3,23%
ROE (cuối 2015): 5,35%
Tổng tài sản (cuối 2015): 6.495,74 triệu USD
Với 5 doanh nghiệp trên, Việt Nam tỏ ra lép vế so với khu vực, kể cả so với ngay các nước tại khu vực Đông Nam Á.
Danh sách Asia300 có sự góp mặt nhiều nhất của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc với 83 doanh nghiệp (bằng với năm trước), Ấn Độ có 44 doanh nghiệp, Hàn Quốc có 42 doanh nghiệp, và Đài Loan có 40 doanh nghiệp.
Các nước tại khu vực Đông Nam Á mỗi quốc gia có mặt trong danh sách (trừ Việt Nam) đều đóng góp từ 20 doanh nghiệp trở lên, trong đó Singapore, Thái Lan và Indonesia đều có 25 doanh nghiệp, Malaysia có 22 doanh nghiệp, Philippin có 20 doanh nghiệp.
Trung Nghĩa
(Theo Người Đồng Hành)