Hải Nam - hòn đảo được mệnh danh "Hawaii của Trung Quốc", đang đứng trước cơ hội thứ hai trở thành "bãi thử" cho công cuộc tự do hóa kinh tế "tập 2" do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.
Nga quá phụ thuộc vào dầu, đồng Rúp phải trả giá
- Cập nhật : 20/06/2016
Ngày 17/6, cựu Bộ trưởng Kinh tế Nga cho rằng nền kinh tế nước này đang quá phụ thuộc vào dầu mỏ và đồng Rúp phải “giơ đầu chịu trận”, khiến đồng tiền này trở khó có thể trở thành loại tiền dự trữ của thế giới.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg đang diễn ra tại Nga, người bạn tâm giao của Tổng Thống Vladimir Putin và cũng từng có thời gian nắm chức Bộ trưởng Kinh tế Nga – ông Alexei Kudrin – nhận định rằng nền kinh tế Nga đang quá phụ thuộc vào dầu mỏ. Đồng Rúp không thể phát triển ổn định và các thị trường dễ bị ảnh hưởng bởi một khi giá dầu giảm, nền kinh tế Nga cũng sẽ đi xuống.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (EIA), Nga là một trong những nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới và nền kinh tế nước này phụ thuộc rất lớn vào việc xuất khẩu năng lượng, bao gồm cả khí gas tự nhiên.
Trách nhiệm toàn cầu của Mỹ
Vào giữa tháng 4/2014, đồng USD được đánh giá cao gấp 1,2 lần so với đồng Rúp bởi dầu mỏ vào thời điểm đó bắt đầu đợt sụt giảm mạnh kéo dài hơn một năm rưỡi. Sau đó, tỷ giá USD/RUB đã tăng gấp đôi và chỉ có dấu hiện hạ nhiệt khi giá dầu phục hồi đầu năm nay.
Hiện tỷ giá USD/RUB đang khoảng 65.000, cao hơn 30.000 so với cùng kỳ 2 năm trước.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 17/6, ông Kudrin cho rằng Nga cần đa dạng hóa nền kinh tế để bớt phụ thuộc vào dầu mỏ và trở nên đáng tin cậy hơn. Qua đó, đồng Rúp sẽ ổn định hơn và được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch quốc tế.
Theo vị cựu lãnh đạo này, đồng USD vẫn sẽ là loại tiền tệ được ưu tiên dự trữ trong ít nhất 10 năm nữa bởi dự trữ ngoại hối của các chính phủ cũng như các giao dịch thương mại quốc tế vẫn sử dụng đồng tiền này một cách phổ biến. Điều này có được là nhờ nền kinh tế Mỹ đang cho thấy sự ổn định trong khoảng 10-15 năm tới.
Ông Kudrin nhận định rằng vị thế của đồng USD buộc Mỹ phải có trách nhiệm đảm bảo cho sự ổn định tài chính toàn cầu.
Mang tính tượng trưng
Theo ông Kudrin, nếu Mỹ tiếp tục duy trì vị thế của mình, thâm hụt ngân sách nước này sẽ cần được cắt giảm. Điều này đang diễn ra mặc dù tốc độ có thể chưa đủ nhanh.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ được thêm vào rổ tiền tệ dự trữ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 10 tới. Hiện trong rổ tiền tệ này đã có đồng USD, đồng Euro, đồng Yên và đồng Bảng Anh.
Hỗi Viễn thông Tài chính liên Ngân hàng Thế giới (SWIFT) cho biết đồng Nhân dân tệ đang là đồng tiền đứng thứ 5 trên thế giới về mức độ được sử dụng cho các khoản thanh toán quốc tế. Hãng cung cấp dịch vụ tài chính này cho biết thêm rằng số lượng các tổ chức thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ đã tăng 18% trong vòng 2 năm qua.
Tuy nhiên, ông Kudrin cho rằng quyết định của IMF chỉ mang tính chất tượng trưng bởi đồng Nhân dân tệ không thể chuyển đổi hoàn toàn và càng không thể trở thành một loại tiền dự trữ. Mặc dù IMF đã thêm nó vào rổ tiền tệ nhưng đây chỉ là một hành động mang tính tượng trưng.
Thạch Thảo
(Theo Người Đồng Hành)