Trung Quốc chi nhiều hơn cho hạ tầng so với Bắc Mỹ và Tây Âu gộp lại. Đó là kết quả của một nghiên cứu mới đây được công bố bởi công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company.
Việc Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều cho đường bộ, đường sắt, cảng (và mọi thứ khác để xã hội hoạt động đều đặn) có vai trò định hình nhiều cho kinh tế toàn cầu trong những thập niên tới.
“Đầu tư cho cơ sở hạ tầng thực tế đã giảm xuống ở một nửa các nước G20,” Jan Mischke, chuyên viên lâu năm của Viện Toàn cầu McKinsey và người tham gia soạn báo cáo này, nói. Nguyên nhân chính là do suy thoái toàn cầu năm 2009. Nhưng nó không ngăn được Trung Quốc.
Từ năm 1992 đến 2013, Trung Quốc chi 8,6% GDP để xây dựng đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển, và các dự án phát triển khác có vai trò thiết yếu để đảm bảo vận chuyển hàng hóa và di chuyển con người và duy trì nền kinh tế vững mạnh. Với Tây Âu con số này chỉ là 2,5%, và là 2,5% tính gộp Mỹ và Canada.
Trung Quốc ký nhiều thỏa thuận phát triển hạ tầng với các nước. Ảnh EPA
“Báo cáo này là lời cảnh tỉnh quan trọng về hiểm họa thiếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng,” Robert Puentes, một thành viên kỳ cựu đặc trách về chính sách thủ đô của Viện Brookings tại Washington, nói. “Sự tăng tiến mạnh của nền kinh tế Trung Quốc là bắt nguồn từ những việc đầu tư này cho cơ sở hạ tầng.”
Cơ sở hạ tầng của Châu Âu và Bắc Mỹ đang cũ đi nhanh chóng. Nó cần được thay thế, nâng cấp và an toàn hơn. Tăng đầu tư cũng có nghĩa là ổn định nhiều hơn về môi trường, thêm công ăn việc làm, và sự đổi mới mà nó thúc đẩy công nghệ mới phát triển.
Thí dụ năm ngoái một nghiên cứu của Bộ Vận Tải Mỹ cho hay có hơn 61.000 cầu “bị yếu về kết cấu”; năm 2014 Phó Tổng Thống Joe Biden đã mô tả sân bay LaGuardia của New York là sân bay của “thế giới thứ ba.” Năm 2013 chính phủ Anh thông báo một kế hoạch cơ sở hạ tầng 100 tỷ bảng Anh, và nói rằng Anh đã “hàng thế kỷ nay là tiên phong trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng,” nhưng trong những thập niên gần đây đã để “kỷ lục hãnh diện này tuột khỏi tay.”
Nghiên cứu mới đây khẳng định rằng, dựa trên xu thế đầu tư hiện tại, thế giới có những thiếu hụt chính yếu về cơ sở hạ tầng: Thế giới sẽ cần phải đầu tư 3,3 tỷ USD mỗi năm cho 15 năm tới để tiến kịp với dự báo tăng trưởng kinh tế.
Khi nói thế, tất nhiên rằng Trung Quốc cũng sẽ chi tiêu rất nhiều cho nhiều phương thức hơn để đưa người dân từ điểm A đến điểm B. Những thị trường đang nổi lên như Ấn Độ và Trung Quốc đang tìm cách xây dựng từ đầu, không chỉ cải thiện những cái đã có. Báo cáo thậm chí nói rằng 60% nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới sẽ ở các nền kinh tế đang nổi lên như Trung Quốc, Đông Âu, Châu Mỹ La Tinh và Trung Đông.
Nhưng Puentes lưu ý, khi nhìn vào các con số trong báo cáo, rằng các nước khác nhau chi tiêu những khoản tiền khác nhau vào những việc khác nhau. Thí dụ, ở Mỹ luật pháp yêu cầu phải chi tiêu một khoản bắt buộc cho một vài chương trình nhất định, như bảo hiểm xã hội (là một chương trình phúc lợi của liên bang).
“Nếu Mỹ không chi cho phúc lợi xã hội và quốc phòng thì tỷ lệ của cơ sở hạ tầng so với tổng số sẽ cao hơn,” Puentes nói.
Jan Mischke đồng ý như vậy. Trung Quốc sẽ cần phải đầu tư nhiều hơn hàng năm từ GDP, và Mỹ và Châu Âu sẽ phải đầu tư ít hơn vì đã có sẵn nhiều cơ sở hạ tầng. Vấn đề là gì? “Trung Quốc thực tế đã đầu tư nhiều hơn cần thiết, và Mỹ, rất ít hơn cần thiết,” Mischke giải thích. “Mặc dù đầu tư vượt mức, nhưng nhu cầu của Trung Quốc cho tương lai vẫn rất lớn. Cơ hội then chốt đối với Trung Quốc là triển khai vốn cho những lĩnh vực ra nhiều sản phẩm hơn như nghiên cứu và đổi mới, và nâng cao hiệu xuất và hiệu quả của việc chi tiêu.”
Quang cảnh hội chợ tàu hỏa cao tốc tại Jakarta vào tháng 9/2015. Ảnh Reuters
Nhân đây phải nói rằng Trung Quốc là nơi sản xuất ra tàu điện từ đầu tiên, là một tàu siêu nhanh thay thế bánh xe bằng đệm từ và đạt tốc độ tối đa là 430 Km/giờ. Nó có từ năm 2004 và đại diện cho công nghệ tương lai mà phần lớn các nước khác chỉ giám mơ tưởng, ngay cả tại lúc này.
Trung Quốc đã triển khai kinh doanh cơ sở hạ tầng gây ấn tượng này. Năm ngoái, Trung Quốc ký hợp đồng 32 tỷ bảng với Brasil và 5,2 tỷ bảng với Anh để xây dựng cơ sở hạ tầng mới ở những nước này, như đường sắt và nhà máy điện.
Puentes nói điểm then chốt của việc xây dựng các chương trình cơ sở hạ tầng to lớn này là ở sự phối hợp đầu tư công và tư, phối hợp “quan hệ đối tác thực sự giữa cơ quan chính phủ, công ty tư nhân, cơ quan tài chính và công chúng. Đó là cách mà ngày nay nhiều nước đã phát triển thành công cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới,” ông nói.
Thí dụ, hệ thống tàu đường sắt của Nhật là một mẫu hình về sự cân bằng quan hệ công tư dẫn đến sự phát triển một khuôn khổ giao thông rộng khắp và đáng tin cậy. Mạng lưới đường sắt lan rộng khắp nơi là kết quả của sự kết hợp tiền đầu tư cá nhân với vốn nhà nước trong nhiều năm.
Trong khi đó tại thị trường đang nổi lên của Ấn Độ (xếp thứ nhì theo nghiên cứu của McKinsey, sử dụng 4,9% GDP cho cơ sở hạ tầng) thì các công ty tư nhân trong việc xây dựng đường là nhiều hơn bắt đầu từ giữa những năm 2000.
Tuy nhiên, trong tương lai. vấn đề sẽ tiến triển phức tạp hơn. Có rất nhiều công nghệ mới mà nó sẽ làm rối loạn cách thức mà chúng ta làm đường, gửi hàng, và đi lại. Thí dụ, xe tự lái và đưa hàng bằng máy bay tự lái, là những thực tế đang được nhanh chóng thực hiện, và sẽ làm cản trở cách chúng ta phân bổ tiền cho các dự án di chuyển.
Tuy nhiên, có một điều là chắc chắn. Với việc cơ sở hạ tầng đang cũ dần một cách nhanh chóng ở một số trong số những nước giàu nhất thế giới, kể cả Mỹ và Anh, thì việc hướng nhìn về phía Đông để tìm mẫu hình tốt có thể sẽ là cách quyết định chi tiêu thông minh nhất.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Auto
BRYAN LUFKIN
Theo Bizlive