tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Số liệu doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp của Mỹ mạnh trong tháng 6

  • Cập nhật : 18/07/2016
 Doanh số bán lẻ của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng 6 do người Mỹ mua ô tô và các loại hàng thóa khác, làm tăng cường quan điểm tăng trưởng kinh tế phục hồi trong quý 2.

Những dự đoán này tiếp tục được củng cố bởi các số liệu khác hôm thứ sáu 15/7 cho thấy rằng sản xuất công nghiệp tháng 6 đã ghi nhận tăng lớn nhất trong 11 tháng, thúc đẩy bởi việc lắp ráp ô tô tăng vọt. Với nhu cầu trong nước đang mạnh, lạm phát cũng tăng ổn định.
Số liệu lạc quan và sự tăng giá của cổ phiếu phố Wall có thể cho phép Cục dự trữ liên bang tăng lãi suất cuối năm nay, nhưng sẽ phụ thuộc nhiều vào đánh giá của các nhà hoạch định chính sách về tác động của cuộc bầu cử rời khỏi EU của Anh tới nền kinh tế Mỹ.
Harm Bandholz, nhà kinh tế trưởng của Mỹ tại UniCredit Research, New York “trong thời điểm bình thường, điều này sẽ đủ để Fed tiếp tục nâng lãi suất”. “Nhưng các quan chức Fed muốn đợi để thấy tác động của Brexit tới triển vọng kinh tế Mỹ thế nào trước khi kích hoạt tăng một lần nữa”.
Bộ Thương mại cho biết doanh số bán lẻ tăng 0,6% trong tháng trước sau khi tăng 0,2% trong tháng 5. Đây là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này tăng và doanh số tăng 2,7% so với một năm trước.
Không tính ô tô, xăng, nguyên vật liệu xây dựng và lĩnh vực dịch vụ, doanh số bán lẻ tăng 0,5% sau khi tăng tương tự trong tháng 5. Doanh số bán lẻ lõi tương ứng chặt chẽ với thành phần chi tiêu tiêu dùng trong báo cáo tổng sản phẩm quốc nội.
Giới kinh tế đã dự báo doanh số bán lẻ tổng thể tăng chỉ 0,1% và doanh số bán lẻ lõi tăng 0,3% trong tháng 6.
Doanh số bán lẻ lõi tăng tốt hơn dự kiến vào tháng trước cho thấy chi tiêu tiêu dùng tăng ít nhất là 4,5% trong quý 2 so với năm trước, sẽ là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2006.
Cục dự trữ liên bang Atlanta đã nâng 0,1% ước tính tăng trưởng GDP quý 2 thành 2,4%. Nền kinh tế này tăng với tốc độ 1,1% trong quý 1.
Trong một báo cáo riêng rẽ, Fed cho biết sản lượng công nghiệp tăng 0,6% trong tháng trước, đảo ngược mức giảm 0,3% trong tháng 5. Sản lượng nhà máy tăng 0,4% trong bối cảnh sản xuất tăng, gồm cả việc lắp ráp ô tô tăng vọt 5,9%.
Thời tiết ấm thúc đẩy sản lượng của các đơn vị, cũng thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng trong quý 2.
Sản lượng khai khoáng tăng tháng thứ hai liên tiếp do sản lượng than tăng và tăng cường khoan dầu và các dịch vụ bù cho sự sụt giảm trong khai thác dầu, khí và khai thác khoáng sản phi kim loại.

Lạm phát ngày càng tăng
Các báo cáo hôm thứ sáu giúp bù cho các kết quả tài chính đáng thất vọng từ các ngân hàng lớn của Mỹ, kéo cổ phiếu phố Wall lên mức cao mới. Đồng đô la tăng so với rổ tiền tệ chính, trong khi giá trái phiếu chính phủ Mỹ giảm.
Nhu cầu trong nước mạnh dần dần dịch chuyển thành giá tiêu dùng tăng. Trong một báo cáo thứ 3, Bộ Lao động cho biết chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 0,2% trong tháng trước sau khi tăng tương tự trong tháng 5. Cái được gọi là CPI lõi, bỏ chi phí lương thực và năng lượng, cũng tăng 0,2% trong tháng 6, tăng với biên độ tương tự nhu ba tháng liên tục.
Chỉ số CPI lõi so với năm trước tăng 2,3% từ mức 2,2% trong tháng 5. Mức tăng này cao hơn tốc độ trung bình hàng năm 1,9% trong 10 năm qua.
Cục dự trữ liên bang có mục tiêu lạm phát 2% và theo hướng lạm phát hiện nay 1,6%.
Những lo ngại về lạm pháp tiếp tục thấp đã làm ngân hàng trung ương Mỹ giữ lãi suất không đổi trong tháng trước. Fed đã nâng lãi suất qua đêm vào tháng 12 năm ngoái, lần tăng đầu tiên trong gần một thập kỷ.
Một báo cáo thứ 4 cho biết tâm lý tiêu dùng giảm trong đầu tháng 6 do các hộ gia đình thu nhập cao lo lắng về tác động của Brexits tới giá chứng khoán. Tuy nhiên giá cổ phiếu kể từ đó phục hồi và đang giao dịch ở mức cao.
Điều này cùng với việc lương ngày càng tăng và tiếp kiệm nhiều hơn giúp hỗ trợ người tiêu dùng chi tiêu trong năm nay. Doanh số bán lẻ trong tháng 6 phấn chấn bởi việc mua nguyên vật liệu xây dựng và thiết bị làm vườn, tăng vọt 3,9%, tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2010.
Doanh số bán lẻ trực tuyến tăng 1,1%, trong khi doanh thu hàng hóa thể thao và các cửa hàng sở thích tăng 0,8%. Doanh số bán ô tô và hàng nội thất cũng tăng nhưng người Mỹ cắt giảm nhu cầu và chi tiêu cho nhà hàng và quán bar.

 
Nguồn: VITIC/Reuters/Vinanet
Trở về

Bài cùng chuyên mục