Khi nền kinh tế Nhật Bản chìm sâu vào suy thoái trong những năm 1990, phần còn lại của thế giới đã thành công trong việc duy trì ổn định. Hiện tại, trong bối cảnh Trung Quốc chịu đựng suy thoái kéo dài, một nhóm các nhà kinh tế cho rằng lịch sử sẽ lặp lại, tức là kinh tế thế giới vẫn sẽ vận hành tốt nếu cỗ máy Trung Quốc trục trặc.
Cuộc chiến gia cầm
- Cập nhật : 14/11/2015
(Kinh doanh)
Hết kiên nhẫn với những lời hứa hẹn và cam kết của Nam Phi, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa ra tối hậu thư: Hoặc dỡ bỏ những rào cản đối với gia cầm nhập khẩu từ Washington trước ngày 5-1-2016 hoặc chờ lãnh hậu quả.
Nam Phi cấm nhập khẩu gia cầm Mỹ từ tháng 12-2014 sau một đợt bùng phát cúm gia cầm bên cạnh việc đánh thuế mạnh một số sản phẩm gà của nước này 15 năm qua.
Theo ông Obama, Mỹ buộc phải có động thái cứng rắn do Nam Phi tiếp tục cấm cửa những sản phẩm nêu trên bằng các lý do sức khỏe mà Washington cho là không còn chính đáng. Pretoria cho đến giờ vẫn biện bạch rằng không phải họ muốn trì hoãn mà là do các chuyên gia vẫn đang xem xét liệu gia cầm nhập khẩu từ Washington có an toàn hay không.
Tuy nhiên, theo tờ Independent (Anh), đảng cầm quyền ở Nam Phi có thể đang chơi trò “đợi chờ” vì cảm thấy mình đang bị Mỹ bắt nạt hoặc muốn có được thỏa hiệp có lợi vào giờ chót.
Nếu không chịu nhượng bộ, hoạt động xuất khẩu nông sản từ Nam Phi sang Mỹ - ước tính đạt 250 triệu USD/năm - sẽ phải lãnh đủ, trong lúc hàng chục ngàn việc làm bị đe dọa. Cụ thể, ông Obama cảnh báo sẽ cắt ngay mọi ưu đãi mà nông sản Nam Phi được hưởng khi xuất sang thị trường Mỹ theo Đạo luật tăng trưởng và cơ hội ở châu Phi (AGOA).
Việc loại bỏ rào cản đối với thương mại và đầu tư của Washington là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để một quốc gia châu Phi được ưu đãi thuế khi tiếp cận thị trường Mỹ thông qua AGOA.
Một mặt, Nam Phi không dám xem thường cảnh báo của Mỹ và đang ráo riết tìm giải pháp. Mặt khác, Bộ trưởng Thương mại Nam Phi Rob Davies vẫn tin rằng tối hậu thư nêu trên chỉ là một thủ thuật nhằm đẩy nhanh quá trình đàm phán.
Đài BBC cũng không tin Nam Phi sẽ bị “đá” khỏi AGOA, ngay cả khi không đạt được thỏa thuận trước hạn chót mà Mỹ đưa ra.