Những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, có đơn hàng ổn định, báo cáo tài chính minh bạch... được nhà băng ưu ái cho vay tín chấp.
Thủ tướng mời gọi các DN hàng đầu Singapore đầu tư vào Việt Nam
- Cập nhật : 12/08/2015
(Viet Nam)
Các nhà đầu tư Singapore bày tỏ quan tâm đến các lĩnh bất động sản, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ Logistic, dịch vụ tài chính, năng lượng, phát triển hệ thống các khu công nghiệp, vận tải biển, xây dựng cơ sở hạ tầng
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có buổi gặp gỡ các doanh nghiệp hàng đầu Singapore nhân chuyến thăm chính thức nước này.
Đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Singapore, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư... Thủ tưởng khẳng định Singapore là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam.
Năm 2014, kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 10 tỷ USD. Đầu tư của Singapore với hơn 1.400 dự án đầu tư và tổng vốn đầu tư hơn 33 tỷ USD. Trong đó, các Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) là biểu tượng cho sự hợp tác về đầu tư của Singapore vào Việt Nam.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, tiềm năng hợp tác kinh tế giữa 2 nước còn rất lớn. Do đó, Việt Nam luôn chào đón và sẽ tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Singapore sang thúc đẩy các hoạt động hợp tác đầu tư, thương mại, làm ăn hiệu quả, lâu dài tại Việt Nam.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam có những thuận lợi như vị trí địa lý, dân số, sức mua, nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam là một nền kinh tế thị trường hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Hiện Việt Nam có hơn 18.500 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động đến từ 103 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư lên tới 260 tỷ USD. Tổng kim ngạch thương mại năm 2015 ước đạt 350 tỷ USD.
Việt Nam đã và đang tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương và sẽ cóquan hệ thương mại tự do với 55 quốc gia, đối tác, trong đó có 15 thành viên G-20
Đặc biệt, Việt Nam và Singapore cũng sẽ là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian tới.
“Tôi nhấn mạnh các điều nói trên để nói rằng Việt Nam là một thị trường hết sức rộng lớn và phong phú, có rất nhiều điều kiện thuận lợi, có tiềm năng và lợi thế rất lớn cho các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam đang tập trung mạnh cho tái cơ cấu kinh tế, trong đó tập trung mạnh vào tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tài chính; tái cơ cấu đầu tư công. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng tương thích với thông lệ của khu vực và quốc tế…
Tại Tạo đàm, các nhà đầu tư Singapore bày tỏ quan tâm về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như bất động sản, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ Logistic, dịch vụ tài chính, năng lượng, phát triển hệ thống các khu công nghiệp, vận tải biển, xây dựng cơ sở hạ tầng,…