Nếu nhắc đến bình quân thu nhập của cán bộ lãnh đạo công nhân viên ngân hàng nào cao nhất thị trường năm qua thì ắt hẳn là Vietcombank song nếu tách riêng thù lao của lãnh đạo thì đây không phải là ngân hàng đứng ở vị trí số 1.
Phó Thống đốc NHNN: Trên 90% nợ xấu đã được xử lý
- Cập nhật : 09/10/2015
(Tai chinh)
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, số lượng TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đã giảm 17 tổ chức thông qua sáp nhập, hợp nhất, giải thể, rút giấy phép.
Thông tin này được Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh đưa ra tại Hội thảo “Ba năm nhìn lại tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng” do Báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức chiều nay (ngày 5/10/2015).
Theo Phó thống đốc, sau hơn 3 năm triển khai Đề án 254 trong điều kiện nhiều yếu tố không thuận lợi, Đề án 254 đã được triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, đạt được nhiều kết quả quan trọng theo đúng mục tiêu, định hướng, lộ trình đề ra, như nhiều chuyên gia nhận xét là điểm sáng trong tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế.
“Về cơ bản, NHNN đã kiểm soát được và từng bước xử lý các TCTDyếu kém, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh ngân hàng; các NHTM Nhà nước duy trì vị trí chủ đạo, đóng vai trò trụ cột trong việc giữ vững sự ổn định hệ thống các TCTD, luôn đi tiên phong, dẫn dắt thị trường và trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời, là lực lượng chủ yếu, tích cực tham gia cơ cấu lại các TCTD yếu kém theo chỉ định của NHNN”.
Cũng theo Phó thống đốc, vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các TCTD đã được xử lý một bước quan trọng; sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD diễn ra mạnh mẽ nhằm vừa xử lý những TCTD yếu kém vừa tăng quy mô, năng lực cạnh tranh của các TCTD.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, số lượng TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đã giảm 17 tổ chức thông qua sáp nhập, hợp nhất, giải thể, rút giấy phép.
Trên 90% nợ xấu đã được xử lý
Về giải quyết nợ xấu, Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết, từ năm 2012 đến hết tháng 8/2015, hệ thống các TCTD đã xử lý được 424,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu (tương đương 91,2% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012).
Trong đó xử lý nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) chiếm 41,3%, còn lại do các tổ chức tín dụng tự xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau như đôn đốc khách hàng trả nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, phát mại tài sản đảm bảo, chuyển nợ thành vốn góp.
Tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh về mức 3,21% tháng 8/2015, dự kiến tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm 2015 sẽ ở mức dưới 3% theo đúng mục tiêu đã đề ra.
Bên cạnh đó, các chuẩn mực mới về phân loại nợ đã được triển khai theo đúng lộ trình, làm cho nợ xấu trở nên minh bạch hơn và được phản ánh đầy đủ hơn.
Phó Thống đốc kết luận, những kết quả đạt được trong thời gian qua về cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của TCTD góp phần ổn định hệ thống tài chính, kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ và ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá và giảm lãi suất.