Nợ xấu ngân hàng (NH) đã giảm mạnh, đến nay chỉ còn dưới 3%. Thế nhưng nhiều NH vẫn đang phải “cày” cật lực, “thắt lưng buộc bụng” để có lợi nhuận xử lý nợ xấu.
Hố đen tín dụng mới của châu Âu
- Cập nhật : 13/07/2016
(Tai chinh)
Đặc biệt, hố đen tín dụng mới của hệ thống châu Âu, các ngân hàng tại Ý đang trong tình trạng đáng báo động khi tổng giá trị các khoản vay mất khả năng chi trả lên đến 360 triệu euro.
Việc hỗ trợ tín dụng, tái cơ cấu vốn cho các ngân hàng đang ốm yếu đang là vấn đề được quan tâm trong giới tài chính nhiều ngày qua.
“Châu Âu đang rất cần một gói cứu trợ 166 tỷ USD để giúp các ngân hàng đang gặp khó khăn tránh khỏi nguy cơ phá sản mà đặc biệt xuất phát từ Ý. Đây thực sự là giai đoạn đầy thử thách và chúng ta phải bắt đầu giải quyết những vấn đề đó một cách nhanh chóng, nếu không sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng”, David Folkerts – Landau, kinh tế trưởng tại Deutsche Bank AG cho biết.
Đặc biệt, hố đen tín dụng mới của hệ thống châu Âu, các ngân hàng tại Ý đang trong tình trạng đáng báo động khi tổng giá trị các khoản vay mất khả năng chi trả lên đến 360 triệu euro.
Trong một động thái nổ lực cải thiện, chính phủ Ý đã thăm dò ý kiến các chuyên gia kinh tế để tìm cách chống lưng cho các ngân hàng trong bối cảnh nợ xấu gia tăng và giá cổ phiếu lao dốc sau khi nước Anh chọn rời EU.
Lorenzo Bini Smaghi, một cựu thành viên của ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và hiện là giám đốc tại một trong những ngân hàng lâu đời nhất của Pháp Societe Generale S.A nhận định cơn khủng hoảng của các ngân hàng Ý có thể lan sang phần còn lại của châu Âu. Các quy tắc hạn chế sự viện trợ từ chính phủ với người cho vay nên được xem xét kỹ để tránh những biến động lớn.
“Tôi không mong đợi một cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo như trong năm 2008”, Folkerts-Landau cho biết.
Chỉ số Bloomberg Europe 500 Banks and Financial Services đã giảm tổng cộng 33% kể từ đầu năm đến nay, mức thấp nhất trong vòng 7 năm.
“Ủy ban châu Âu có thể sẽ cho phép chính phủ hỗ trợ các ngân hàng trong nước bằng cách mua lại nợ xấu, tương tự như kế hoạch Giải trừ tài sản xấu (TARP) mà Mỹ đã thực hiện trong cuộc khủng hoảng 2008.”, Philipp Hildebrand, phó Chủ tịch của Deutsche Bank cho biết.