Sau khi sụt giảm mạnh trong phiên hôm qua sau khi ECB quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ, sáng nay (4/9 – giờ Việt Nam) đồng Euro phục hồi nhẹ trở lại so với hấu hết các đồng tiền chủ chốt, ngoại trừ yên Nhật. Hiện 1 Euro đổi được 1,1124 USD; 133,0000 JPY; 0,7300 GBP; 1,0823 CHF…
Thế khó của Fed
- Cập nhật : 03/09/2015
(Tin kinh te)
FED gần như sẽ thấy các thị trường ngày càng khó thỏa mãn hơn và lo lắng về những điều bất ổn đang tăng lên. Và rất có thể FED sẽ phải làm chậm lại việc “cai sữa” cho các thị trường tài chính.
Tuần trước, các TTCK toàn cầu đã trải qua những biến động rất lớn. Các chỉ số cơ bản của các thị trường chủ chốt liên tục phá đáy với những phiên có mức độ biến động rất lớn. Thị trường trái phiếu cũng biến động rất mạnh.
Những chuyển động lớn và khó đoán này của các thị trường đã bị khuếch đại lên do thanh khoản yếu, điều này chỉ ra rằng các thị trường đang thực hiện điều chỉnh mạnh mẽ để tìm ra mức giá trị thực giữa những lo lắng về sức khỏe kinh tế toàn cầu cũng như khả năng của các NHTW trong việc khôi phục sự ổn định của thị trường.
Để phản ứng với các bằng chứng đang ngày càng dày thêm về sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác, các thị trường vốn, tài chính toàn cầu đã và đang điều chỉnh với tâm lý rằng những nền kinh tế này không còn là động lực chính chèo lái nền kinh tế toàn cầu nữa mà lại trở thành hòn đá nặng níu kéo tăng trưởng toàn cầu chậm lại. Nhưng bức tranh tăng trưởng kinh tế không phải đều tệ ở mọi nơi, khi mà những dữ liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cho thấy rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang tiếp tục hồi phục, tăng khả năng chịu đựng và phản ứng linh hoạt với những ảnh hưởng xấu từ những bất ổn của môi trường bên ngoài.
Mặc dù các thị trường tài chính vẫn hoài nghi về tính hiệu quả dài hạn trong nhiều chính sách được thực hiện bởi các NHTW, họ vẫn chú ý tới từng động thái của các nhà làm chính sách, đặc biệt là những hành động nhằm cung cấp hỗ trợ ngắn hạn cho các thị trường tài chính. Họ sẽ đón nhận nó một cách tích cực nếu những biện pháp khiến họ cảm thấy yên ổn hơn.
Vì thế khi các thị trường tài chính rơi vào ngày thứ 2 đen tối tuần trước, các biện pháp kích thích tiếp tục được chính phủ Trung Quốc thực hiện: hạ lãi suất đi cùng với giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các NHTM và bơm trực tiếp 21,8 tỷ USD vào thị trường liên ngân hàng thông qua các nghiệp vụ trên thị trường mở.
Trong khi đó những lời nhận định của Bill Dudley - chủ tịch FED chi nhánh New York – về khả năng Fed chưa nâng lãi suất trong tháng 9 đã trấn an lại phần nào sự bất ổn trên thị trường ít nhất là vào thời điểm đó.
Những biến động mạnh như vậy có thể là một cơ hội kiếm tiền rất tốt đối với nhiều nhà giao dịch, đầu cơ ngắn hạn tần suất cao cũng như đem lại lượng lớn tiền hoa hồng cho các nhà đại lý môi giới hưởng. Tuy nhiên, đối với FED, các nhà làm chính sách sẽ phải thừa nhận đây là vấn đề có tính hai mặt. Họ phải cân nhắc giữa lợi và hại, giữa những thay đổi trong chính sách tiền tệ và nguy cơ mà sự thay đổi đem lại.
FED gần như sẽ thấy các thị trường ngày càng khó thỏa mãn hơn và lo lắng về những điều bất ổn đang tăng lên. Và rất có thể FED sẽ phải làm chậm lại việc “cai sữa” cho các thị trường tài chính.
Đồng thời, những nhà điều tiết chính sách tại FED cũng phải dè chừng sự biến động quá mức trên các thị trường tài chính, bởi vì những biến động này chắc chắn sẽ gây tổn hại lên các hoạt động kinh tế của Mỹ. Trong vài năm qua, các NHTW tại phần lớn các nền kinh tế phát triển đã hành động để kiềm chế các “biến động gây hại” như vậy, như là một cách để thúc đẩy niềm tin vào nền tài chính – nền kinh tế, qua đó thúc đẩy giá các loại tài sản với hy vọng khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn và các công ty đầu tư thêm nhiều dự án, thiết bị và nguồn lao động.
Ý tưởng của FED đó là sẽ dần dần làm tăng mức biến động trên thị trường tài chính một cách có trật tự và có đo lường khi họ tiến tới thắt chặt chính sách tiền tệ, qua đó đưa mức biến động của các thị trường tới mức “không quá nóng, không quá lạnh”, vừa có thể bảo vệ các thành tựu sau kích thích kinh tế, lại vừa có thể đảm bảo các thị trường tài chính không chịu cú sốc nặng nề đồng thời tránh các nguy cơ về một bong bóng tài sản mới nếu tiếp tục duy trì kích thích trong thời gian dài.
Nhưng những gì xảy ra trong tuần trước lại không phải là những gì xảy ra theo ý của họ. Các thị trường tài chính biến động một cách hoảng loạn theo một phản ứng dây truyền. Và đây chính là một thách thức lớn đối với Fed. Đây là NHTW có quyền lực lớn nhất thế giới. Mọi thay đổi trong chính sách tiền tệ của họ đều tác động lên toàn cầu khi mà đồng USD là đồng tiền dự trữ chính của thế giới đồng thời là đồng tiền thanh toán trong hơn 64% trong trao đổi thương mại toàn cầu. Fed rất khó đạt được một kết quả như họ mong muốn trong một môi trường chính sách, kinh tế, hệ thống tài chính toàn cầu có tính liên kết lớn như hiện nay.