TS. Võ Trí Thành đặc biệt nhấn mạnh rất khó để giảm được lãi suất cho vay trong thời gian tới. Đồng thời ông cũng cho rằng NHNN hoàn toàn có thể giữ cam kết tỷ giá của mình cho đến đầu năm 2016 nhưng phải có điều kiện.
Vì sao châu Âu không thể ngó lơ Putin?
- Cập nhật : 08/10/2015
(The gioi)
Khi Moscow tiến hành các cuộc không kích tại Syria, châu Âu nhận ra rằng, Putin trở thành người không thể thiếu trong các nỗ lực giải quyết những bất ổn đang gây nguy hiểm cho an ninh châu lục này.
Sau hơn một năm tìm cách cô lập Tổng thống Nga Putin, các nhà lãnh đạo châu Âu giờ đây hiểu rằng, họ cần sự hợp tác của ông để giải quyết những cuộc khủng hoảng cấp bách nhất diễn ra ở lục địa này.
Từ xung đột tại Ukraina đến khủng hoảng người tị nạn đều có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn khi Moscow tiến hành các cuộc không kích tại Syria. Putin trở thành người không thể thiếu trong các nỗ lực giải quyết những bất ổn đang gây nguy hiểm cho an ninh châu Âu.
Khi lệnh ngừng bắn tại đông Ukraina bước sang tháng thứ hai, ông Putincùng các lãnh đạo Pháp, Đức và Ukraina tính tới cuộc gặp ở Paris để thúc đẩy một nền hòa bình lâu dài và chấm dứt các biện pháp cấm vận của châu Âu với Moscow.
Tuy nhiên, quyết định của ông Putin tiến hành không kích tại Syria đã phủ bóng nỗ lực hòa bình tại Ukraina, và cũng thể hiện những tính toán không thể đoán biết của lãnh đạo Nga với châu Âu.
Trong các cuộc không kích tuần này, quân đội Nga đã dội bom xuống những khu vực phía ngoài đồn lũy của IS. Điều này đã khiến làn sóng tị nạn tới châu Âu càng trở nên kinh hoàng hơn, và sự bất đồng chính trị trên lục địa già vì thế cũng trở nên sâu sắc hơn.
Cuộc xung đột càng leo thang, Maha Yahya, một chuyên gia về Syria tại Trung tâm Trung Đông Carnegie nói. Chúng ta sẽ chứng kiến càng nhiều người tị nạn rời khỏi Syria.
Đối mặt với khủng hoảng tị nạn, châu Âu từng hy vọng Putin sẽ sử dụng ảnh hưởng của Nga gây áp lực khiến Tổng thống Syrian Bashar al-Assad dừng dội bom xuống các khu dân cư nguyên nhân chủ yếu gây ra làn sóng tị nạn tìm cách thoát khỏi chiến tranh của người Syria.
Một số quốc gia châu Âu, gồm cả Italy và Hy Lạp đã nhấn mạnh rằng, Nga là nước không thể thiếu trong bất kỳ giải pháp chính trị nào với cuộc khủng hoảng Syria.
Không thể đạt được hòa bình nếu thiếu sự can dự của Nga, Thủ tướng Italy Matteo Renzi nói trong một cuộc phỏng vấn mới đây. Tuyên bố này tương tự như lời của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras dù ông Tsipras nhấn mạnh rằng: Điều đó không có nghĩa là chúng tôi nhất trí với mọi chiến lược, chính sách của người Nga.
Hòa đàm Ukraina, chặn dòng tị nạn Syria
Châu Âu phản ứng thận trọng trước các cuộc không kích mà Kremlin đang tiến hành. Hầu hết chính phủ ủng hộ Mỹ đều khẳng định rằng, Assad cuối cùng cần từ bỏ quyền lực, để tạo điều kiện cho hòa đàm tại Syria.
Trong khi đó, tuần này, Nga, Ukraina và quân nổi dậy ở các tỉnh miền đông nước này đã đạt được thỏa thuận rút vũ khỉ hạng nhẹ ra khỏi vùng xung đột. Hội nghị thượng đỉnh thứ sáu giữa Putin, và các nhà lãnh đạo châu Âu tập trung vào thách thức đối với thỏa thuận hòa bình đạt được tại Minsk hồi tháng 2. Đó là miền đông Ukraina đe dọa vẫn tổ chức bầu cử địa phương ngày 18/10 và đầu tháng 11 mà không cần Kiev chấp nhận.
Jean Asselborn, ngoại trưởng Luxembourg, gần đây giữ chức chủ tịch luận phiên EU nói rằng, nếu quân nổi dậy tự tổ chức bầu cử, thì sẽ là cú đánh lớn với tiến trình hòa đàm Minsk và có thể làm hồi sinh các cuộc thảo luận trong khối về một lệnh cấm vận chặt hơn với Nga.
Trong số các chọn lựa đưa ra để giải quyết tranh cãi về những cuộc bầu cử địa phương nói trên là thỏa thuận đảm bảo cho những người đã thay đổi chỗ ở, chạy tới Nga hay về phía tây Ukraina vẫn được bỏ phiếu.
Chọn lựa khác là đưa ra một danh sách duy nhất các ứng viên để cử tri bầu, danh sách này đại diện cho sự chia sẻ quyền lực giữa các chính khách được Kiev và Moscow ủng hộ.
Dù tan băng nhưng quan hệ giữa Ukraina và Nga vẫn âm ỉ căng thẳng. Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng LHQ hôm thứ ba, Tổng thống Ukraina Poroshenko cho rằng, sự ủng hộ của Kremlin với quân nổi dậy ở miền đông nước ông khiến cho Putin không thích hợp để khẳng định vai trò lãnh đạo trong liên minh toàn cầu chống lại IS.
Nhiều quan chức phương Tây cho rằng, châu Âu không mềm hóa lập trường về việc cấm vận Nga trừ khi điều kiện thỏa thuận Minsk được đáp ứng, kể cả nếu Putin giúp hòa đàm ở Syria để chặn đứng dòng người tị nạn.
Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkevics cảnh báo: Những gì tôi tin tưởng là chúng ta cần giải quyết mọi thách thức một cách công bằng, chứ không thể trên cái giá của những thứ khác.