Những ngày qua tâm điểm của thị trường tài chính thế giới chính là cuộc họp sẽ diễn ra trong hai ngày 16 - 17/9 của Ủy ban thị trường mở (FOMC), cơ quan trực thuộc Cục dự trữ liên bang Mỹ. Hãy cùng tìm hiểu tại sao quyết định của Fed lại tác động đến thị trường tài chính mạnh mẽ đến như vậy.
Sau CNY, đồng KRW của Hàn Quốc sẽ vào giỏ SDR?
- Cập nhật : 04/12/2015
(Tai chinh)
Trong thông cáo mới nhất công bố hôm 1/12, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết sẽ "mở cửa" chào đón các đồng tiền mới gia nhập giỏ tiền tệ dự trữ quốc tế (SDR) nếu đáp ứng được các điều kiện của quỹ này.
Quyết định trên được đưa ra chỉ sau một ngày khi IMF chính thức đưa đồng Nhân dân tệ (CNY) vào giỏ SDR, ngang hàng với đồng USD, euro, bảng Anh, và đồng yen.
Bloomberg cho biết, theo đó, để đồng tiền đáp ứng được chuẩn mực “tự do sử dụng” – vốn là một trong hai điều kiện tiên quyết theo luật của IMF, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó phải thuộc một trong những nước lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, một đồng tiền được “tự do sử dụng” bao hàm cả việc “được sử dụng một cách rộng rãi” và “giao dịch phổ biến” trên thế giới dựa trên các chỉ số như cổ phiếu dự trữ chính thức, nợ ngân hàng quốc tế, chứng khoán nợ quốc tế và doanh thu ngoại tệ.
Căn cứ vào bảng xếp hạng xuất khẩu hiện nay, Bloomberg nhận định đồng won (KRW) của Hàn Quốc sẽ là loại tiền tệ tiếp theo được cân nhắc, theo sau đó là đồng SGD của Singapore và đồng CAD của Canada mặc dù hiện chưa có đồng tiền nào trong số này lọt vào top 6 trên bảng xếp hạng các chỉ tiêu tài chính của IMF.
Tuy nhiên, các quan chức của IMF cũng “trấn an” các quốc gia khi tiết lộ, dù được chấp thuận gia nhập vào rổ SDR nhưng trước đó, đồng CNY chưa hề lọt vào top 5 trong bảng xếp hạng của 4 chỉ tiêu trên. Theo một cuộc khảo sát 188 nước thành viên của IMF, đồng CNY chỉ xếp vị thứ 7 trong cổ phiếu dự trữ chính thức, đứng sau cả đồng AUD và CAD, và xếp thứ 9 trong điều khoản chứng khoán nợ quốc tế.
Đồng thời, mặc dù đồng CNY được dùng giao dịch rộng rãi ở châu Á, nhưng theo thông cáo trên, đồng tiền này chỉ chiếm một “tỷ lệ nhỏ nhưng tăng trưởng tốt” trong các hoạt động giao dịch ở châu Âu và chỉ một lượng “rất nhỏ” ở Bắc Mỹ. Ngay tại Hong Kong, đồng CNY cũng chỉ chiếm 12,1% trong khối lượng giao dịch ngoại hối nếu so sánh với con số 0,9% tại London.
Bên cạnh đó, các quan chức này nhận định, mức sử dụng đồng yen đã tăng lên đáng kể từ trong những năm gần đây, từ mức xuất phát điểm thấp cho đến ngưỡng có thể dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của các nước thành viên, vốn là một trong hai vai trò quan trọng của IMF kể từ khi hồi Chiến tranh Thế giới thứ 2 .
Thông cáo trên cũng cho biết IMF sẽ tiến hành xem xét lại cấu trúc của giỏ tiền tệ SDR vào tháng 9/2021 tới.